Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu hà nội

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì những địa điểm công chứng mà người dân có thể tìm đến để công chứng sơ yếu lý lịch chính là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các văn phòng công chứng bất kỳ được cấp phép hay các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán của Việt Nam ở các nước đối với những người ở nước ngoài.

Trong trường hợp bạn muốn công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội thì bạn có thể lựa chọn một trong 2 địa điểm là Ủy ban nhân dân và phòng công chứng được cấp phép hoạt động tại khu vực Hà Nội.

1. Công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội tại UBND

Địa chỉ quen thuộc và uy tín nhất cho việc công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội mà bạn có thể tìm đến chính là UBND xã, phường, thị trấn. UBND mà bạn đến công chứng sơ yếu lý lịch nên là nơi mà bạn đăng ký hộ khẩu thường trú và sinh sống. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho việc chứng thực và xác nhận thông tin cá nhân của bạn. Cùng với đó là việc di chuyển cũng sẽ tiện hơn rất nhiều cho quá trình bạn đi công chứng và đi lấy lại sơ yếu lý lịch đã công chứng của bản thân.

Công chứng SYLL ở Hà Nội

Khi đi công chứng sơ yếu lý lịch tại UBND, bạn sẽ cần mang theo sổ hộ khẩu bản gốc hoặc bản sao đã được công chứng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và còn hạn để làm căn cứ xác minh. Trong trường hợp không mang theo thì việc công chứng sơ yếu lý lịch tại UBND sẽ không thể tiến hành được.

Chi phí cho việc công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội tại UBND sẽ dao động khoảng 10.000 đồng/dấu công chứng. Với 5 bản công chứng khác nhau thì bạn sẽ phải nộp phí là 50.000 đồng cho bộ phận tiếp nhận sơ yếu lý lịch và giấy tờ công chứng của bạn. Mức chi phí này được xem là khá rẻ và không quá đắt so với việc bạn công chứng tại các phòng công chứng tư nhân khác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể lấy được luôn sơ yếu lý lịch công chứng của mình. trong một vài trường hợp thì việc đợi 1 đến 2 hôm thì bạn mới nhận được sơ yếu lý lịch công chứng ở UBND là hoàn toàn có khả năng cao.

Công chứng tại UBND

Một điều lưu ý cho bạn khi đi công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội tại Ủy ban nhân dân đó là bạn cần dán ảnh đầy đủ vào sơ yếu lý lịch của mình. Bởi việc đóng dấu xác nhận sẽ được đóng thêm cả ở góc ảnh với sơ yếu lý lịch bên cạnh việc đóng dấu ở cuối sơ yếu lý lịch như thông thường.

2. Công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội tại phòng công chứng

Một địa chỉ khác mà bạn có thể đến công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội chính là các phòng công chứng thuộc địa bàn hà Nội và được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước.

Dưới đây sẽ là một vài văn phòng công chứng uy tín, tin cậy mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Văn phòng công chứng Hà Nội

Được biết đến là văn phòng công chứng đầu tiên được thành lập và hoạt động tại Hà Nội, Văn phòng công chứng Hà Nội đã xuất hiện từ năm 2008. Cho tới nay, với hơn 13 năm kinh nghiệm thì đây là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo để sử dụng dịch vụ công chứng sơ yếu lý lịch cũng như các loại giấy tờ khác.

Công chứng tại phòng công chứng tư nhân

Điểm mạnh của Văn phòng công chứng Hà Nội chính là sự chuyên nghiệp và sự am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật. Chính vì thế mà văn phòng này có các dịch vụ công chứng vô cùng nhanh chóng và tận tình, giúp mọi người có thể an tâm và tin tưởng khi đến đây.

Mức chi phí công chứng sơ yếu lý lịch tại đây được đánh giá là khá phù hợp với chất lượng và dịch vụ. Trung bình, với sơ yếu lý lịch công chứng thì bạn sẽ mất từ 50.000 đồng - 70.000 đồng. Với các loại giấy tờ khác cũng có mức phí khá cạnh tranh và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Thông tin chi tiết về Văn phòng công chứng Hà Nội

Địa chỉ: Biệt thự 238 Hoàng Ngân, KĐT Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội

Hotline: 0965.160.918/ 0965.160.857/ 0965.160.050/ 0966.186.983

VPCC Hà Nội

Một trong những văn phòng công chứng uy tín hiện nay chính là Văn phòng công chứng Đông Đô. Với việc hoạt động theo phương châm tuân thủ đúng quy định của pháp luật và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, các dịch vụ công chứng ở Đông Đô được đánh giá rất cao và đáng tin cậy.

Không chỉ có chất lượng dịch vụ tốt mà phong cách làm việc của Đông Đô cũng được đánh giá tốt. Đặc biệt là mức phí cho các dịch vụ vô cùng cạnh tranh và hợp lý trên thị trường. Điều này đã phản ánh chính xác thông qua sự đánh giá và phản hồi của khách hàng khi đến với văn phòng công chứng Đông Đô.

Thông tin chi tiết về Văn phòng công chứng Đông Đô

Địa chỉ: 101 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0974.294.361/ 0973.985.269

VPCC Đông Đô

Được xem là một trong những VPCC đầu tiên có tổ chức hoạt động dựa trên mô hình công ty hợp danh bởi sự kết hợp của các Tiến sĩ, thạc sĩ Luật và luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Chính vì thế mà Phan Xuân là một văn phòng công chứng cực kỳ chuyên nghiệp và đảm bảo về chất lượng dịch vụ. 

Các dịch vụ của Phan Xuân cũng rất đa dạng khi thực hiện việc công chứng nhiều loại giấy tờ khác nhau. Từ các giấy tờ cá nhân như sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân,.... đến các bản hợp đồng, di chúc hay văn bản thỏa thuận khác,... Chính sự đa dạng này đã giúp phan xuân là sự lựa chọn của rất nhiều người khi tìm đến một văn phòng công chứng hiện nay.

Chi phí cho dịch vụ của Phan Xuân cũng sẽ dựa trên từng lại giấy tờ khác nhau. trung bình sẽ dao động từ 50.000 đồng trở lên cho một lần công chứng với một loại giấy tờ. Mức giá này được đánh giá là phù hợp với mặt bằng chung giữa các văn phòng công chứng hiện nay.

VPCC Phan Xuân với chi phí hợp lý

Thông tin chi tiết về Văn phòng công chứng Phan Xuân

Địa chỉ: 196 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0945.259.996

Việc công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội thực tế rất đơn giản và không quá phức tạp hay khó khăn. Chỉ cần tìm hiểu thông tin chính xác và nắm bắt là bạn sẽ dễ dàng để công chứng được sơ yếu lý lịch của mình rồi.

Trên đây chính là một vài chia sẻ về địa chỉ cho việc công chứng sơ yếu lý lịch ở Hà Nội bạn có thể tham khảo. Mong rằng bài viết đã mang lại những gợi ý hữu ích cho bạn.

Hiện nay, thủ tục công chứng, tư pháp – hộ tịch là một trong các thủ tục hành chính được người dân sử dụng. Đây là lĩnh vực mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi tiến hành các công việc liên quan đến đất đai, chứng thực, chuyển nhượng, khiếu nại…đều phải đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xin xác nhận, hoặc yêu cầu được giải quyết. Và chứng thực sơ yếu lý lịch là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc hoặc các công việc khác có liên quan. Vậy, xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu? Nhờ người khác công chứng sơ yếu lý lịch được không?

Luật sư tư vấn luật về xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,

1. Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì xác nhận sơ yếu lý lịch là thủ tục chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân trong hồ sơ sơ yếu lý lịch.

Chứng thực chữ ký theo quy định được hiểu đây là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

  • Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

Thứ nhất, Phòng tư pháp

Theo đó, hiện nay theo quy định mới nhất thì thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực sẽ do Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Người có thẩm quyền thực hiện ký xác nhận là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân

Xem thêm: Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch? Xác nhận sơ yếu lý lịch cần mang theo gì?

Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực tại Ủy ban nhân dân được quy định như sau:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Chứng thực di chúc;
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di .

Người có thẩm quyền ký xác nhận trong văn bản chứng thực là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ ba, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện]

Các cơ quan trên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

Thứ tư, Công chứng viên

Theo quy định Công chứng viên có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

Và thực hiện trách nhiệm ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng [sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng].

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch là gì? Hướng dẫn cách viết và chứng thực sơ yếu lý lịch?

Lưu ý: Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định ở trên không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Như vậy, đối với việc xin xác nhận sơ yếu lý lịch được tiến hành theo các quy định trên. Cá nhân có thể đến một trong các cơ quan có thẩm quyền chứng thực để thực hiện chứng thực mà không cần phải chứng thực tại nơi cư trú. Đây chính là quy định rất hiệu quả đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhưng không có mặt tại nơi cư trú thì có thể ra bất kì cơ quan chứng thực nào tại nơi đang làm việc hoặc học tập để thực hiện việc chứng thực. Quy định này đã phần nào góp phần hạn chế được việc mất thời gian và thủ tục hành chính rườm rạ hiện nay.

2. Trình tự, thủ tục chứng thực chữ ký:

Thứ nhất, người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây khi có yêu cầu chứng thực:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Thứ hai, trách nhiệm của bộ phận tiếp nhận hồ sơ:

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ [02] hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 [hai] tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện theo quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Lưu ý: Đối với thủ tục chứng thực chữ ký quy định trên cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

Xem thêm: Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trên sơ yếu lý lịch?

  • Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
  • Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
  • Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

3. Các trường hợp không được chứng thực chữ ký:

  • Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
  • Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  • Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

4. Nhờ người khác công chứng sơ yếu lý lịch có được không?

Thủ tục chứng chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền được thực hiện khá nhanh, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để trực tiếp thực hiện việc công chứng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp không thể tự mình đi công chứng sơ yếu lý lịch thì cũng không thể nhờ hay là ủy quyền cho cá nhân khác đi làm thay mình được. Đây được xem như là một nghĩa vụ và cũng đồng thời là một quyền đối với mỗi cá nhân, không một ai có thể thay thế được.

Bản chất của việc chứng thực sơ yếu lý lịch là chứng thực chữ ký trong giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực cứ không phải chứng thực nội dung. Vì vậy, người yêu cầu phải trực tiếp thực hiện thủ tục để cơ qua có thẩm xác nhận chữ ký.

5. Mức xử phạt đối với hành vi chứng thực chữ ký sai với quy định:

Căn cứ theo điểm d, Khoản 29, Điều 1 của Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Điều 24 của Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;

b] Làm giả bản sao có chứng thực.

c] Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao có từ 02 [hai] trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao, giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 02 [hai] tờ trở lên;

d] Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực;

…”

Theo đó, hiện nay một số cơ quan nhà nước vẫn “cố tình” chấp thuận việc người thân đi chứng thực sơ yếu lý lịch thay cho nhau. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Video liên quan

Chủ Đề