Công cụ đánh giá môn Đạo đức

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn đạo đức

[phần 1]

Góc học tập

1. Yêu cầu khi đánh giá môn Đạo đức

Chương trình môn Đạo đức hiện hành ở Tiểu học nhằm :

Trang bị cho học sinh [HS] những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, với người khác, với công việc, với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.

Từng bước hình thành cho HS kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

Bước đầu hình thành ở các em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương , tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Do đặc thù của môn học, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Đạo đức của HS, ngoài những yêu cầu chung như các môn học khác, còn cần chú trọng một số yêu cầu sau:

a] Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS phải toàn diện về tất cả các mặt: kiến thức, thái độ, kỹ năng và hành vi ứng xử của các em trong cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, gia đình và cộng đồng, trong đó đặc biệt coi trọng việc đánh giá hành vi của HS.

b] Đánh giá kết quả học tập môn học Đạo đức của HS phải kết hợp giữa đánh giá của giáo viên chủ nhiệm [GVCN] với tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của tập thể HS [nhóm/lớp], đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường; trong đó đánh giá của GVCN là quan trọng nhất.

c] Để có thể đánh giá được hành vi ứng xử của HS, một mặt, GVCN cần kết hợp với cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác khai thác, tận dụng triệt để các tình huống ngẫu nhiên trong đời sống nhà trường và gia đình.

Mặt khác, phải chủ động tạo ra những cơ hội, tình huống có vấn đề trong và ngoài giờ học để HS thể hiện, bộc lộ những thái độ, hành vi ứng xử để có thể quan sát, ghi chép, làm cơ sở, chứng cứ cho việc đánh giá. Chẳng hạn như:

Để đánh giá kĩ năng hợp tác của HS, GV cần tổ chức cho HS làm việc nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, giải quyết các công việc chung; hay tổ chức cho HS chơi các trò chơi tập thể đòi hỏi có sự hợp tác giữa các thành viên, Từ đó, quan sát những biểu hiện thái độ, hành vi của HS trong quá trình làm việc nhóm để có chứng cứ đánh giá kĩ năng hợp tác của HS.

Để đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS, GVCN cần kết hợp với các GV khác, với cha mẹ HS để giao cho HS đảm nhận những nhiệm vụ học tập, những việc lớp, việc nhà phù hợp với khả năng. Và quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS để nhận xét về tính trách nhiệm của em.

II. Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên môn Đạo đức

1. Nhóm phương pháp quan sát

1.1. Quan sát quá trình: Quan sát thái độ và hành vi của HS trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn và nghỉ trưa, giờ đọc sách thư viện ở trường; trong việc tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người thân trong gia đình và những người xung quanh, có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật đã học.

1.2. Quan sát sản phẩm: Quan sát các sản phẩm học tập môn Đạo đức của HS như: phiếu học tập cá nhân, bài viết ngắn, kết quả thảo luận nhóm, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu thực tế, sơ đồ tư duy, báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, tiểu phẩm đóng vai

Các kĩ thuật:

Ghi chép ngắn

Là một kĩ thuật đánh giá thường xuyên, trong đó GV/cha mẹ HS/ ghi chép ngắn gọn những biểu hiện về thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của HS có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật đã học, thông qua việc quan sát HS trong và ngoài giờ học.

Ví dụ: Ngày ., trong giờ học Mĩ thuật, Kiên đã chủ động cho bạn mượn bút chì khi bút của bạn bị gẫy.

Ngày ., Minh nhất định xin với cô chuyển chỗ ngồi vì không muốn ngồi cạnh bạn Thanh.

Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật

GV cần có sổ để ghi chép những sự kiện, tình tiết đáng chú ý nhận thấy trong quá trình quan sát học sinh hàng ngày. Mỗi học sinh cần được dành cho một vài tờ trong sổ ghi chép. Cần ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên. Sau một vài sự kiện, giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải. Ví dụ:Lớp: 5A Tên học sinh: Ng. Văn Hùng


Thang đo/Phiếu đánh giá

Thang đo dạng số

Ví dụ về sử dụng thang đo dạng số khi tổ chức cho HS tự đánh giá lẫn nhau về mức độ tích cực khi tham gia việc lớp, việc trường [Bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường]:

Hướng dẫn HS: Hãy đánh giá mức độ hoàn thành của bạn đối với nhiệm vụ được nhóm, được lớp giao phó bằng cách khoanh tròn vào những con số tương ứng; Trong đó 1 là không hoàn thành; 2 là chỉ hoàn thành 1 phần; 3 là hoàn thành; 4 là hoàn thành tốt; 5 là hoàn thành rất tốt.

Bạn B đã hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ nào?

Không hoàn thành 1 2 3 4 5 Hoàn thành rất tốt

Thang đo dạng đồ thị:

Ví dụ về thang đo dạng đồ thị [Bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường]:

Hướng dẫn GV: Hãy chỉ ra tần suất và mức độ hoàn thành của HS đối với nhiệm vụ được giao bằng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi.

Thang đo dạng đồ thị có mô tả:

Ví dụ về thang đo dạng đồ thị có mô tả [Bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường]:

Hướng dẫn GV: Hãy chỉ ra mức độ tích cực của HS với công việc chung của lớp bằng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. Ở phần nhận xét, hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh [chị].

Bảng kiểm tra [Bảng kiếm]

Bảng kiểm tra [Bảng kiểm] thường được sử dụng khi quan sát các hành động, thái độ, việc làm của HS trong học tập, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật đã học. Bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có hoặc Không.

Ví dụ về Bảng kiểm để đánh giá hành vi giữ gìn vệ sinh trường lớp của HS [Bài Giữ gìn trường lớp sạch đẹp] :


Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí

Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí là một tập hợp các tiêu chí [được cụ thể hoá thành các chỉ báo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm được] thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ của người học.

Trong đánh giá thường xuyên môn Đạo đức, Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí có thể sử dụng cho đánh giá của GV, cho tự đánh giá của HS và đánh giá đồng đẳng của HS.

Các mức độ trong phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí: phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí gồm các mức độ của năng lực thực hiện và các thông tin mô tả ứng với mỗi mức độ.

Ví dụ về Phiếu đánh giá phẩm chất tự tin của HS

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn đạo đức [phần 2] Góc học tập tại đây.

Related

Tags:góc học tập · Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn đạo đức

Video liên quan

Chủ Đề