công dụng của sơn lót là gì?

Sơn lót là gì? Có nên dùng sơn lót không? là câu hỏi của rất nhiều gia chủ khi tiến hành sơn nhà. Giải đáp vấn đề này, Sơn bê tông Conpachia sẻ bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn định nghĩa của sơn lót và tác dụng của sơn lót để bạn có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này.

công dụng của sơn lót là gì?

Sơn lót là gì?

Sơn lót là màng sơn liên kết giữa vật chủ và lớp sơn phủ hoàn thiện đồng thời còn hỗ trợ việc sơn phủ bề mặt. Sơn lót đóng vai trò quan trọng khi sơn nhà, cho dù là sơn tường mới hay cũ sơn lót đều được sử dụng và không hề lãng phí.

Thành phần của sơn lót

Chất tạo màng (chất kết dính): Loại chất này có tác dụng làm tăng khả năng bám dính giữa lớp sơn lót với bề mặt tường.

Dung môi: Dung môi có thể là sơn gốc nước hoặc dầu hỏa, tuy nhiên sử dụng nhiều nhất và phô biến nhất là nước.

Chất phụ gia: Chiếm một lượng nhỏ trong thành phần sơn nước thế nhưng chất phụ gia lại chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu. Đó là bởi khả năng bảo quản sản phẩm cũng như quyết định đến chất lượng màng sơn và lớp sơn.

Tác dụng của sơn lót

Sở dĩ sơn lót có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sơn nhà là bởi sơn có những ưu điểm vượt trội như:

Tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ với tường: Với công dụng này lớp sơn phủ của bạn sẽ có độ bám dính chắc hơn và có tuổi thọ bền lâu với thời gian.

Có tính kháng kiềm cao: Tính kiềm chính là tính bazơ có trong vật liệu xây dựng mà điển hình là xi măng. Với tường nhà càng ẩm thì tính kiềm càng cao. Như vậy, nếu sơn lớp sơn phủ tính kiềm trong tường nhà sẽ khiến lớp sơn nước này loang nổ, ố vàng, nhanh xuống cấp và mất thẩm mỹ. Vậy nên việc sử dụng sơn lót sẽ giúp kháng kiềm, ngăn cản độ ẩm xâm nhập vào lớp sơn phủ từ đó làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Tăng độ bóng mịn và giúp lớp sơn phủ lên chuẩn màu, không bị loang màu: Lơp sơn lót có màu trắng nên hỗ trợ việc lên màu của sơn phủ rất tốt giúp màu lên chuẩn, không bị loang.

Khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mốc: Nấm mốc rất ưa thích môi trường sơn phủ, chính vì vậy việc không sử dụng lớp sơn lót ngăn cản điều này nấm mốc sẽ phát triển và gây mất thẩm mỹ cho bề mặt tường nhà.

-Tiết kiệm chi phí: do giảm thiểu sự thẩm thấu của sơn phủ

Các câu hỏi liên quan đến sơn lót

Sơn lót là gì? Có nên dùng sơn lót không?

Qua phần định nghĩa và công dụng của sơn lót được nói ở trên thì câu hỏi này được giải đáp như sau: Sơn lót là lớp sơn màng ở giữa vật chủ và lớp sơn hoàn thiện từ đó giúp bề mặt tường sau khi sơn được mịn, lên màu đẹp và bền với thời gian.

Với mỗi công trình có thể nên hay không nên dùng sơn lót. Tuy nhiên, việc thi công sơn lót sẽ luôn được ưu tiên và không thể thiếu giúp tường nhà sơn được hoàn hảo hơn.

Nên sơn mấy lớp sơn lót?

Theo như kinh nghiệm sơn nhà, một hệ thống sơn đẹp và hoàn tất bao gồm 3 lớp trong đó có 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.

Hoặc nếu quý gia chủ muốn tiết kiệm chi phí thì có thể dùng 2 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ đều được.

Có những loại sơn lót nào hiện nay?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sơn lót nổi tiếng. Là một người tiêu dùng thông mình bạn cần chọn cho mình các sản phẩm sơn chính hãng và uy tín. Bạn có thể tham khảo 5 hãng sơn lót được nhiều người sử dụng nhất hiện nay như:

Sơn lót Dulux

Sơn lót Jotun

Sơn lót thương hiệu Mykolor

Sơn lót Nippon

Sơn lót Joton

Quy trình sơn lót chuẩn bao gồm mấy bước?

Để hiểu rõ hơn về quy trình sơn lót và định hình lớp sơn lót, mời bạn tham khảo quy trình sơn nhà như sau:

Bước 1 : Chuẩn bị bề mặt thô

Chúng ta có thể sử dụng đá mài để mài sơ qua bề mặt cần bả,sơn.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt có thể dùng chổi,súng phun hơi hoặc rửa bằng nước sạch.

Bước 2: Xử lý chống thấm

Chúng xử lý chống thấm, chống ẩm tường, khắc phục các lỗi của tường.

Bước 3 : Trét bột bả hay gọi là bột trét tường

Kiểm tra độ ẩm của tường cần bả, thông thường thì độ ẩm cần thiết là từ 25-30%. Nếu tường quá khô thì chúng ta có thể lăn qua nước sạch trước khi trét bột

Trộn bột bả với nước, lưu ý là đổ từ từ bộ bả vào nước theo tỷ lệ quy định của từng hãng bột trét. Sau đó dùng máy hoặc tay trộn cho đều.

Trét bột bả lên tường, khi trét thì trét 1 lớp lên tường, chờ khô rồi chúng ta trét lớp thứ 2.

Tiếp theo, chúng ta xả nhám hoàn thiện bề mặt trét. Thông thường thì sau 12h thì bạn có thể dùng giấy nhám để xả nhám bề mặt của tường.

Bước 4 : Sơn lót

Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch,tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do nhà cung cấp quy định.

Dùng chổi,con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.

Bước 5 : Sơn phủ màu

Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép. Lưu ý là bạn cần pha theo đúng tỉ lệ để tránh ra màu khác nhau.

Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công,sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.

Đọc thêm:Hướng dẫn cách tính diện tích và chi phí khi sơn nhàđơn giản nhất

Trên đây là những giải đáp về sơn lót là gì? Có nên dùng sơn lót không?. Hy vọng rằng với những thông tin và gợi ý trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm sơn lót. Chúc các bạn chọn được sản phẩm ưng ý và có một công trình sơn nhà đẹp hoàn thiện.

Đọc thêm bài viết:Sơn Alkyd là gì?Cách pha màu sơn sơn Alkyd

Video liên quan