Công thức tính huyết áp tâm thu

Huyết áp và bệnh huyết áp là những cái tên phổ biến mà bất cứ ai cũng đã biết và nghe đến? Hay như chúng ta thường kháo nhau rằng "Tôi bị bệnh huyết áp cao" hay "Tôi chóng mặt và buồn nôn hình như tôi đang bị huyết áp thấp". NHƯNG vấn đề cơ bản huyết áp là gì? Hay cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử như thế nào? Vậy thì nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, thì nên đọc bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh huyết áp, cũng như cách nhận biết chỉ số huyết áp để hiểu được sức khỏe của mình đang ở giai đoạn nào, để từ đó mà có những phương pháp chăm sóc và điều hướng cách sinh hoạt, phòng ngừa cho bản thân. 

Biết bệnh huyết áp thông qua chỉ số tâm thu và huyết áp tâm trương?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch, nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của ngoại vi - Sức cản đó do nhiều yếu tố như động mạch. Ngoài ra, còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hóa của da, bền vững của thành mạch [tính đàn hồi]. Ví dụ: Khí hậu nóng lạnh ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra, khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại...

Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân [mmHg].

Bệnh huyết áp cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm 

Thế nào là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? 

Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất [hay chỉ số trên] là huyết áp 'tâm thu' – là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai [hay chỉ số dưới] là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng. 

Chỉ số trên là huyết áp tâm thu và chỉ số dưới là huyết áp tâm trương [minh họa trên máy đo Beurer BM40]

Đoán bệnh nhờ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? 

  • Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp [Huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg].
  • Huyết áp thấp: Hạ huyết áp [huyết áp thấp] được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

>> Xem thêm: Tụt huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp

Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
mmHg kPa mmHg kPa
Bình thường 90 - 119 12 - 15.9 60 - 79 8.0 - 10.5
Tiền tăng huyết áp 120 - 139 16.0 - 18.5 80 - 89 10.7 - 11.9
Giai đoạn 1 140 - 159 18.7 - 21.2 90 - 99 12.0 - 13.2
Giai đoạn 2 Trên 160 Trên 21.3 Trên 100 Trên 13.3
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Trên 140 Trên 18.7 Dưới 90 Dưới 12.0
Nguồn: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ [2003]

Bảng phân loại về chỉ số huyết áp đo được trong nhiều ngày để biết được mình đang cao huyết áp hay thấp huyết áp. 

Và để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày, do đó phải đo huyết áp sáng, trưa, tối trong ngày và theo dõi trong 2 - 3 ngày liên tục. Đặc biệt là những người có huyết áp không ổn định thì bạn cũng nên chủ động sắm cho mình một máy đo huyết áp cổ tay hoặc máy đo huyết áp bắp tay.

Chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử 

Sự chênh lệch của chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nói lên điều gì? 

Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?

Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 mmHg và huyết áp trương tâm >90 mmHg. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.

Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: nghĩa là huyết áp tâm thu [sys] = 135 mmHg, Huyết áp tâm trương [dia] = 85 mmHg, tức là nguy cơ huyết áp cao, khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị [lưu ý là nên đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì đi bệnh viện]. Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày [sáng, trưa, tối], theo dõi trong nhiều ngày.

Lưu ý: trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 [sai biệt là 60] tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 [sai biệt là 40].

Nên đo và theo dõi huyết áp thường xuyên trong nhiều ngày tại nhà để có biện pháp phòng chữa 

Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương? 

Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn ≤ 90 mmHg. Ví dụ: Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn ≤ 100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp. Bạn cần nhập cấp cứu ngay lập tức. Bên cạnh đó là biểu hiện khác bạn cần nắm được như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, hay buồn ngủ và lười lao động là những dấu hiệu phổ biến nhất.

Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

>>> Xem thêm:

Như vậy là META.vn vừa có những lời giải đáp về chỉ số huyết áp trong máy đo huyết áp [huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương], để từ đó bạn có thể hiểu được các chỉ số sức khỏe của mình đang cao hay thấp. Nếu có nhu cầu đặt mua máy đo huyết áp điện tử, Quý Khách hàng có thể truy cập website META.vn để đặt mua hàng online hoặc gọi điện tới hotline dưới đây để được tư vấn trực tiếp:

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Tìm hiểu thêm:

Xem thêm 41 bình luận

Tim có vai trò như một máy bơm, vừa hút vừa đẩy máu. Máu được tim co bóp và đẩy đi thông qua hệ thống các động mạch đến mọi nơi của cơ thể chúng ta. Quá trình này tạo nên một áp lực lên thành mạch máu gọi là huyết áp.

>>> 7 Sai Lầm Thường Mắc Phải Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp

>>> Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp [Phần 1]

Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương và những điều bạn chưa biết?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. Hiểu biết về 2 thành phần của chỉ số huyết áp này sẽ giúp mọi người hiểu được cơ bản tình trạng sức khỏe của mình và biết nên làm gì để duy trì được mức huyết áp tốt.

1. Huyết áp tâm thu là gì?

  • Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, là giới hạn cao nhất của áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Áp lực này thể hiện được khả năng bơm máu của cơ tim. Nó quyết định khả năng cung cấp máu đến các cơ quan. Như vậy, trong mỗi nhịp tim đập sẽ có một lượng máu được tống từ tim vào các động mạch đi khắp cơ thể, áp lực của lượng máu đó đặt trên thành động mạch gọi là huyết áp tâm thu. [2]
  • Huyết áp tâm thu tỉ lệ thuận với sức co bóp của tim và thể tích máu mỗi nhát bóp. Nếu tim co bóp càng mạnh hoặc lượng máu tống ra càng nhiều thì huyết áp tâm thu sẽ càng cao và ngược lại. [2]
  • Khi sử dụng huyết áp kế cầm tay để đo huyết áp, tiếng tim đập đầu tiên nghe được khi xả bao hơi đánh dấu huyết áp tâm thu. Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO], mức huyết áp tâm thu bình thường là khi dao động từ 90 mmHg đến 130 mmHg. [2]

2. Huyết áp tâm trương là gì?

  • Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, là giới hạn thấp nhất của áp lực máu lên thành động mạch trong kỳ tâm trương [khi tim thả lỏng, giãn ra].
  • Huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và là động lực giúp máu chảy liên tục trong lòng động mạch. [2]
  • Huyết áp tâm trương tỉ lệ thuận với tình trạng xơ vữa và tỉ lệ nghịch với độ đàn hồi của động mạch. Mức độ xơ vữa động mạch càng cao thì huyết áp tâm trương càng cao và ngược lại với độ đàn hồi. Người càng lớn tuổi, mạch máu xơ vữa, tính đàn hồi giảm nên huyết áp tâm trương tăng cao [2]
  • Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế cầm tay, tiếng tim đập cuối cùng nghe được khi xả bao hơi đánh dấu huyết áp tâm trương. Theo WHO, mức huyết áp tâm trương bình thường là khi dao động từ 60 mmHg đến 80 mmHg. [2]
  • Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thutâm trương giữ một hiệu số nhất định còn gọi là áp suất đẩy giúp tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay thấp hơn 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu. [2]
Xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp tâm trương

3. Cách đọc chỉ số huyết áp? Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Đơn vị đo huyết áp là mi-li-mét thủy ngân [mmHg]. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất [hay chỉ số trên] là huyết áp tâm thu, chỉ số thứ hai [hay chỉ số dưới] là huyết áp tâm trương. [1]

3.1 ĐO BẰNG HUYẾT ÁP KẾ CẦM TAY

  • Khi đo bằng máy đo huyết áp cầm tay, chúng ta nên xả khi xả túi hơi chậm và lắng nghe kĩ các tiếng tim. Tiếng tim đập đầu tiên và cuối cùng nghe được đại diện lần lượt cho huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. [1]
  • Để đo chính xác huyết áp bằng phương tiện này, người đo cần phải được huấn luyện thuần thục và chú tâm trong môi trương yên tĩnh [ tự đo cho mình là không chính xác]. Ngoài ra bạn phải đếm nhịp mạch trong một phút bằng đồng hồ. Tất cả các chỉ số này phải ghi lại và báo cho bác sĩ khi tái khám để có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn. [1]

3.2 ĐO BẰNG HUYẾT ÁP KẾ ĐIỆN TỬ

Đo ở cổ tay: Tư thế ngồi giống như đo huyết áp ở cánh tay, tay để chéo ngang ngực. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu [119], huyết áp tâm trương [64] và nhịp tim [78]. [1]

Đo ở cánh tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Người được đo đặt bàn tay ở tư thế ngửa. Băng quấn túi hơi nằm trên nếp khuỷu tay 2 -3cm, ngang với tim; quấn nhẹ nhàng tránh quá lỏng hoặc quá chật. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu [127], huyết áp tâm trương [82] và nhịp tim [89]. [1]

3.3 NHỮNG LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ

  • Tư thế : Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể. không hút thuốc hay uống cà phê trước khi đo. [1]
  • Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì có thể làm sai lệch kết quả.
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. [1]

4. Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp cao là trị số huyết áp cao hơn mức bình thường của cơ thể. Áp lực cao tác động lâu ngày lên thành mạch máu sẽ gây nên các biến chứng tim mạch.

Theo Chương trình Giáo dục Quốc gia tăng huyết áp và các hướng dẫn của Hoa Kỳ [JNC 7] :

  • Bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mm Hg và huyết áp tâm trương < 80 mm Hg.
  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 100 mm Hg. [1]

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng bạn đã từng nghe đến Tiền Tăng huyết áp? Liệu Tiền Tăng huyết áp có nguy hiểm như Tăng huyết áp? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu câu trả lời qua video ngắn sau:

Tiền tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Theo dõi huyết áp tại nhà là hoạt động quan trọng trong điều trị tăng huyết áp. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc nắm được kĩ năng đo và đọc số huyết áp đúng. Từ đó có thể kiểm soát huyết áp ổn định hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. Blood pressure readings explained
  2. Diastole vs. Systole: Know Your Blood Pressure Numbers

Video liên quan

Chủ Đề