Công ty con gián tiếp là gì

Hỏi đáp pháp luật
Hỏi đáp luật Doanh nghiệp

Công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào?

Mô hình công ty mẹ - công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm [công ty mẹ] và các công ty bị chi phối [công ty con]. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về hai chủ thể này.

1. Công ty mẹ trong nhóm công ty có thể chi phối công ty con về tài chính, bộ máy tài chính hoặc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b] Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c] Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Từ quy định trên, có thể thấy, mô hình công ty mẹ - công ty con được xây dựng trên cơ sở quyền chi phối của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ giữ quyền chi phối điều hành các hoạt động của công ty con. Công ty con tham gia vào nhóm độc lập về pháp lý nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính. Các công ty con buộc phải tuân theo những quy định cứng, thống nhất trong toàn bộ nhóm. Quan hệ chi phối được hình thành thông qua các hoạt động như:

- Chi phối về tài chính: Phần vốn góp của công ty mẹ chiếm tỉ lệ trong vốn điều lệ công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con [trên 50%]. Về bản chất, công ty mẹ chính là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty con, tuy nhiên cổ đông, thành viên này giữ quyền chi phối trong công ty con. Công ty mẹ có thể chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty con tùy thuộc vào phần vốn góp mà công ty mẹ nắm giữ.

- Chi phối về bộ máy quản lý: Công ty mẹ cử đa số người vào ban điều hành công ty con, chi phối hoặc quyết định phương thức kinh doanh công ty con. Việc cử người quản lý từ công ty mẹ vào ban điều hành của công ty con có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Chi phối về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con.

2. Quy định về sở hữu chéo

Chịu sự chi phối của công ty mẹ, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau [Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020].

Ví dụ 1: A là công ty mẹ của công ty B. Như vậy B sẽ không được tham gia góp vốn, mua cổ phần của công ty A.

Ví dụ 2: A là công ty mẹ của các công ty B, công ty C. Như vậy B và C sẽ không được đồng thời góp vốn mua cổ phần của nhau.

Quy định cấm sở hữu chéo này nhằm mục đích ngăn chặn các giao dịch bất hợp lý, phi thị trường giữa các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu lẫn nhau, các giao dịch này có thể dẫn tới các hành vi chuyển giá, trốn thuế; Cơ quan quản lý nhà nước không thể kiểm soát được nguồn vốn thực của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước, khoản 3 Điều 195 quy định:

Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.

Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên. Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 1 tháng 4 năm 2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 hướng dẫn thêm:

Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.

1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:

a] Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.

b] Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

c] Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, việc thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho công ty mẹ, giúp các công ty đa ngành nghề có thể chia nhỏ các ngành nghề ra để giúp cho việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau. Việc chuyên vào một lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho công ty con có thể phát triển mạnh mẽ và giúp cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Công ty con nhận được mức vốn đầu tư lớn từ công ty mẹ nên việc đầu tư về các thiết kế, máy móc dễ dàng hơn.

Xem thêm:Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp

Luật Hoàng Anh

Tổng đài tư vấn pháp luật

0908 308 123
Gửi câu hỏi Đặt lịch hẹn

CÔNG TY LUẬT HOÀNG ANH

Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Email:

Tin liên quan

Khi đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những lưu ý gì?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 23/07/2021

Bài viết này trình bày về quy định pháp luật đối với tên doanh nghiệp

Tài sản góp vốn gồm những loại nào?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 23/07/2021

Bài viết này trình bày về những loại tài sản góp vốn.

Điều lệ công ty là gì?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về điều lệ công ty.

Pháp luật quy định như thế nào về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về quy định pháp luật về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được giải thể trong các trường hợp và điều kiện nào?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp.

Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm những hình thức nào?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp là gì?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là gì?

Hỏi đáp luật Doanh nghiệp 24/07/2021

Bài viết này trình bày về tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Video liên quan

Chủ Đề