Công việc nặng nhọc, độc hại trong ngành may

Người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có các chế độ gì? Quy định về độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm công việc nặng nhọc như thế nào? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội của người lao động

Người lao động làm việc trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những người chịu thiệt thòi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Khi làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm sức khỏe của người lao động sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến việc không thể duy trì thể trạng sức khỏe trong một khoảng thời gian dài như những người lao động bình thường khác. Chính vì vậy, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản liên quan quy định về độ tuổi nghỉ hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội của nhưng người lao động này thấp hơn so với những lao động làm việc trong môi trường bình thường.

Nếu bạn là người lao động, bạn cần nắm bắt được danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các quy định của pháp luật về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của mình. Trường hợp bạn có vấn đề thắc mắc, chưa hiểu bạn có thể gửi câu hỏi của mình qua Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn, tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về pháp luật và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động

Câu hỏi: Tôi làm xưởng cũ được 9 năm 2 tháng, sổ BHXH ghi là công nhân may khánh hòa. nhưng BHXH nói là thiếu chữ Công nghiệp nên không tính độc hại [mà hồi giờ đâu có xí nghiệp may nào có máy may thường đâu].

Sau đó tôi chuyển công tác ở xưởng mới được 15 năm có 3 công việc khác nhau: 1. công nhân may khatoco; 2. kỹ thuật chuyền [6 năm] nhưng trực tiếp sản xuất dưới xưởng may giống như công nhân 3. KCS kiểm tra chất lượng cũng trực tiếp sản xuất dưới xưởng may giống công nhân

Vậy với 3 công việc trên có được tính độc hại không? Vì sao? Tại sao công nhân được tính độc hại còn công việc của tôi không cho là độc hại. Nếu ghi như vậy là ai sai, và sửa bằng cách nào để tôi đủ 15 năm công tác độc hại, để tôi về hưu[ phụ lục hợp đồng 1.1/6 có ghi công việc tôi độc hại? nếu có độc hại thì khi nào giám định được về hưu bao nhiêu? Nếu không có độc hại thì tuổi giám định là bao nhiêu về hưu? tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bác chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, đối với công việc ở xưởng cũ

Theo Quyết định số 1629/BLĐTBXH, ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định: đối với ngành dệt - may thì công việc may công nghiệp thuộc điều kiện lao động loại IV có đặc điểm về điều kiện lao động là tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mọi thần kinh tâm lý là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Vì trong sổ bảo hiểm của bác chỉ ghi công việc là công nhân may khánh hòa nên cơ quan bảo hiểm có thể căn cứ vào đó để xác định công việc của bác không thuộc nghề may công nghiệp, do đó sẽ không tính độc hại cho công việc của bác.

Thứ hai, đối với công việc ở xưởng mới

+ Đối với công việc là công nhân may khatoco: Vì bác không nói rõ công việc cụ thể như thế nào. Do đó, theo quy định tại Công văn số 131 BHXH/CĐCS Về công việc trong chức danh nghề "may công nghiệp", nếu công việc thuộc "may công nghiệp" của bác là một trong các công việc dưới đây thì sẽ được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

1. Công nhân đo đếm vải;

2. Công nhân trải vải;

3. Công nhân cắt phá, cắt gọt;

4. Công nhân đánh số;

5. Công nhân sơ chế MEX;

6. Công nhân ép MEX;

7. Công nhân đồng bộ bán thành phẩm [hoặc công nhân bóc bọn và phối kiện];

8. Công nhân vận hành máy may;

9. Công nhân so, sửa bán thành phẩm;

10. Công nhân kiểm tra chất lượng [hoặc kiểm hóa, thu hóa];

11. Công nhân bảo toàn, sửa chữa máy may;

12. Công nhân là, gấp, đóng gói;

13. Công nhân đóng hòm;

14. Công nhân vệ sinh công nghiệp nơi sản xuất;

15. Công nhân đổi bán thành phẩm;

16. Tổ trưởng, chuyền trưởng [trong quá trình sản xuất khi lao động trong tổ thiếu các đồng chí tổ trưởng, chuyền trưởng là lao động bổ sung].

+ Đối với công việc là kỹ thuật chuyền và KCS kiểm tra chất lượng: Theo quy định tại Công văn số 131 BHXH/CĐCS Về công việc trong chức danh nghề "may công nghiệp" nêu trên, các công việc này không thuộc danh mục các công việc thuộc "may công nghiệp" nên không phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công nhân may công nghiệp được tính độc hại vì công việc này đòi hỏi họ phải làm việc trong tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mọi thần kinh tâm lý còn đối với các công việc như kỹ thuật chuyền hay kiểm tra chất lượng thì công việc của bác là hướng dẫn cho các công nhân khác làm việc, kiểm tra chất lượng, đánh giá sản phẩm, không phải làm việc trong tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh tâm lý nên không được tính độc hại.

Về việc sửa lại tên nghề hoặc công việc bác làm để được tính 15 năm công tác độc hại: Trong phụ lục hợp đồng có ghi công việc của bác là độc hại nhưng vì ghi tên nghề hoặc công việc không đúng dẫn đến việc công việc của bác không được tính độc hại. Do đó, để được tính là  công việc độc hại thì công việc của bác phải được sửa lại:

+ Đối với công việc công nhân may khatoco: bác phải ghi công việc cụ thể là một trong các công việc quy định tại Công văn số 131 BHXH/CĐCS Về công việc trong chức danh nghề "may công nghiệp".

+ Đối với công việc là kỹ thuật chuyền và KCS kiểm tra chất lượng: bác phải sửa thành công nhân kiểm tra chất lượng.

Thứ ba, đối với việc nghỉ hưu

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b] Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;"

Vì thời gian bác làm việc ở cả hai xưởng là hơn 24 năm do đó bác đã có hơn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu tên công việc của bác được sửa lại đúng và là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tức là bác có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong hơn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì tuổi hưởng lương hưu của bác là từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi nếu bác là nam giới, từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi nếu bác là nữ giới.

Trong trường hợp công việc của bác không phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tuổi hưởng lương hưu của bác là đủ 60 tuồi nếu bác là nam giới, đủ 55 tuổi nếu bác là nữ giới.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về bảo hiểm xã hội đối với ngành nghề độc hại, nặng nhọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.


NGÀNH: DỆT MAY
Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành, cấp nguyên liệu cho máy tách hạt, máy bán công.

Tư thế lao động gò bó; chịu tác động của tiếng ồn và bụi bông vượt tiêu chuẩn cho phép.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

2

Đóng hạt thủ công.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

3

Vận hành máy ép đóng kiện bông.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

4

Bốc bông hồi lại trong dây chuyền sợi, dệt.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

5

Vận hành máy suốt, bốc suốt, bỏ suốt [tiếp suốt].

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

6

Vận hành máy cửi, mắc sợi.

Công việc đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

7

Xe sợi lên.

Chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

8

Tỉa, sửa thảm lên.

Công việc tỉ mỉ, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

9

Vận hnàh máy đảo sợi, xe con sợi.

Đứng và đi lại nhiều; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

10

Đổ sợi cho máy thô.

Phải đi lại suốt ca làm việc, công việc đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

11

Bốc sợi máy ống.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

12

Vận hành máy dệt khí, dệt nước.

Đứng và đi lại nhiều; tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông và nóng.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

13

Vận hành máy dệt kim tròn.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi bông và nóng.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

14

Nối gỡ, nối trục máy dệt.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

15

Vận hành máy mắc, máy hồ vải, sợi trong dây chuyền dệt.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

16

Xâu go trong dây chuyền dệt.

Công việc thủ công, đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông và nóng.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

17

Châm dầu máy dệt, máy se, máy hồ.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu, mỡ; chịu tác động của bụi bông, nóng, ồn.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

18

Nấu hồ trong dây chuyền dệt, nhuộm.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nóng, ồn, ẩm và hơi hoá chất.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

19

Vận hành máy phòng co vải [Sanfor] trong dây chuyền nhuộm.

Chịu tác động của nhiệt độ cao và hơi hoá chất.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

20

Vận hành máy làm bóng vải trong dây chuyền nhuộm.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ, hoá chất thuốc nhuộm.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

21

Làm trục hoa lưới trong công đoạn nhuộm.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hơi hoá chất và bụi.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

22

May khuyết, cúc [khuy nút] trong may công nghiệp.

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của nóng và bụi.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

23

Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi nóng, ẩm.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

24

Cắt vải trong công nghệ may.

Đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác, mệt mỏi thần kinh, chịu tác động của hơi nóng và bụi bông.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

25

Vận chuyển vải, sợi trong kho nguyên liệu, kho sản phẩm và giữa các công đoạn của dây chuyền sợi, dệt, nhuộm may.

Công việc thủ công nặng nhọc, đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

26

Kiểm gấp trong dây chuyền dệt may.

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, đứng suốt ca làm việc, chịu tác động của nóng, bụi và mùi hoá chất.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

27

Đóng kiện trong dây chuyền dệt may.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

28

Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sợi, dệtt, nhuộm, may. Vệ sinh nền xưởng nhuộm, in hoa.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của tiếng ồn, nóng, bụi bông, dầu mỡ, hoá chất tẩy rửa và chất thải công nghiệp.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

29

Mài, bảo dưỡng suốt da [cao su]; thay, tháo, dán dây da.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi cao su và dung môi, hoá chất độc.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

30

sửa chữa điện trong dây chuyền nhuộm.

Tư thế lao động gò bó, làm việc trong môi trường ẩm ướt, nóng, tiếp xúc với NH3, hoá chất tẩy, nhuộm.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

31

Sửa chữa, chế tạo lược máy dệt.

Chịu tác động của bụi rỉ, hơi nhựa đường nóng, keo và hoá chất.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003

32

Thí nghiệm, phân tích hoá chất, thuốc nhuộm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nhiệt độ, độ ẩm cao.

QĐ1152/

LĐTBXH


18/9/2003


NGÀNH: THƯƠNG MẠI
Điều kiện lao động loại V

1

Đo tính, bảo quản, giao nhận xăng, dầu trong hang hầm.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



2

Vận hành máy bơm xăng, dầu trong hang hầm.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của tiếng ồn cao và hơi xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



3

Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị và bể xăng dầu trong hang hầm.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn, xăng và dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



4

Tái sinh, pha chế dầu bằng phương pháp thủ công.

Công việc nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của xăng, dầu và các hoá chất độc.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



5

Sĩ quan, thuyền viên tàu chở xăng, dầu trên biển.

Chịu tác động của sóng nước, ồn, rung và xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



6

Giao, nhận xăng, dầu trên biển.

Chịu tác động của sóng gió, rung, ồn cao và hơi xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



7

Xúc rửa, hàn , tẩy rỉ, sơn các bể xăng, dầu loại lớn.

Làm việc trong thùng kín, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của xăng, dầu, nóng, ồn, bụi và hoá chất trong sơn.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



8

Vận hành máy bơm xăng, dầu có áp lực từ 50kg/cm2 trở lên.

Chịu tác động của ồn cao, rung và xăng, dầu nồng độ rất cao.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



9

Bơm, rót, đóng bình axít H2SO4, HCL.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hóa chất độc mạnh, nguy hiểm.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



10

Giám định dầu thô ngoài dàn khoan.

Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết khắc nghiệt, trèo cao, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000


Điều kiện lao động loại IV

1

Giao nhận, bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, nhựa đường, các sản phẩm hoá dầu tại cửa hàng, kho, trạm bến, bãi và trên sông

Công việc độc hại, tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



2

Sỹ quan, thuyền viên xà lan, tàu chở xăng, dầu trên sông.

Thường xuyên lưu động, chịu tác động của tiếng ồn và xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



3

Vận hành máy bơm xăng, dầu có áp lực dưới 50 kg/cm2.

Chịu tác động của tiếng ồn và hơi xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



4

Bảo vệ kho, đường ống xăng, dầu.

Đi lại nhiều, chịu tác động của hơi xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



5

Xúc rửa, hàn, nắn phuy xăng, dầu.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của trực tiếp của xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



6

Đo tính xăng, dầu trên các bể loại lớn.

Chịu tác động của hơi xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tư thế làm việc gò bó.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



7

Vệ sinh công nghiệp ở kho, bãi xăng, dầu.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động trực tiếp của xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



8

Pha chế xăng, dầu ở kho, bãi lớn.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



9

Sản xuất thùng phuy, bồn, bể chứa xăng, dầu các loại.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



10

Lái, phụ xe vận tải xăng, dầu, nhựa đường và các sản phẩm hoá dầu.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn, rung, xăng và dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



11

Lái xe nâng hàng trong kho xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

Chịu tác động của xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu trong suốt ca làm việc.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



12

Hoá nghiệm xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

Thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu và các hoá chất độc.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996




13

Duy tu, sửa chữa đường ống xăng, dầu

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996




14

Sửa chữa thiết bị ngành xăng dầu; sửa chữa ô tô, tàu, xà lan chở xăng, dầu và các sản phẩm dầu.

Tư thế làm việc gò bó, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, chịu tác động của tiếng ồn.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



15

Vận hành máy thông gió trong hang hầm.

Chịu tác động của tiếng ồn, hơi xăng dầu.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



16

Vận hành lò hơi chế dầu, lò bảo ôn nhựa đường.

Chịu tác động của nóng, ồn, hơi dầu và dung môi hữu cơ.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



17

Bán buôn, bán lẻ xi măng.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi xi măng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần..

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



18

Thủ kho, bảo quản hoá chất độc.

Làm việc trong kho kín, chịu tác động của nhiều loại hoá chất độc.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



19

Bán hàng, đóng gói lẻ hoá chất độc

Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của các hoá chất độc hại.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



20

Lái xe vận tải chuyên dùng chở hoá chất.

Chịu tác động của ồn, rung và hoá chất độc nguy hiểm.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



21

Hoá nghiệm kiểm tra chất lượng hoá chất,

Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



22

Giám định tàu thuỷ trước khi phá dỡ hoặc sửa chữa.

Làm việc dưới hầm sâu [sâu 20-30m] trong điều kiện môi trường độc hại, thiếu dưỡng khí và nguy hiểm.

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000

23

Giám định các công trình xây dựng thiết bị toàn bộ.

Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nắng, nóng, gió, bụi.

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000

24

Giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu ở các kho, bãi, hầm chứa hàng.

Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi bẩn lớn, nóng lạnh [kho lạnh].

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000

25

Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong phòng thí nghiệm.

Phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất dộc hại.

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000

26

Khử trùng, xông hơi, chiếu xạ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất để khử trùng như: phosphin [PH3], mêty bromide [CH3Br] CO2, DDVP. Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

QĐ1580/ 2000/

LĐTBXH


26/12/2000



NGÀNH: NGÂN HÀNG
Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất lô in tiền.

Chịu tác động của nhiệt độ cao và nhiều loại hoá chất độc bảng A, nguy hiểm.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



2

Sản xuất bản in tiền.

Chịu tác động của a xít cromic, a xít sunfuric vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



3

Vận hành máy in tiền, máy in sổ số cào.

Chịu tác động của tiếng ồn cao và nhiều loại hoá chất độc mạnh vượt tiêu chuẩn cho phép.

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



4

Xử lỷ nước thải nhà máy in tiền.

Chịu tác động của nhiều loại hoá chất độc mạnh như:axít sunfuric, axít cromic,feryxianua

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



5

Thủ kho và phụ kho tiền Ngân hàng Trung ương [kho có diện tích từ 2000m2 trở lên].

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc kém thông thoáng[02 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều] chịu tác động của hoá chất chống mối, mọt và CO2].

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996



6

Tiêu huỷ tiền rách nát.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi [tạp chất, nấm và vi khuẩn gây bệnh].

QĐ 915/ LĐTBXH

30/7/1996




Каталог: Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> S¸ch míi sè 01/2013
Attachments -> S¸ch míi sè 02/2013
Attachments -> Sách mới số 10/2015
Attachments -> S¸ch míi sè 04/2012
Attachments -> S¸ch míi sè 12/2010
Attachments -> Danh sách các doanh nghiệp Ma-rốc hoặc liên doanh với Ma-rốc nhập khẩu và kinh doanh cà phê A. Nhập khẩu và kinh doanh cà phê hoà tan
Attachments -> S¸ch míi sè 01/2011
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> S¸ch míi sè 05/2012


tải về 2.41 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề