Coô bé bị bệnh trở thành ca sĩ nổi tiếng là ai?

Ca sĩ Phi Nhung [1970 - 2021] - Ảnh: GIA TIẾN

Ca sĩ Phi Nhung sinh năm 1970, quê ở Gia Lai. Trải qua tuổi thơ sóng gió, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vậy mà những ca khúc viết về tình cảm gia đình, qua tiếng hát của Phi Nhung trở nên khắc khoải hơn.

Trong đó, Nhớ mẹ lý mồ côi - một bài hát được nhạc sĩ Trương Quang Tuấn viết với cảm xúc, câu chuyện trên chính cuộc đời Phi Nhung: "Phương xa cha nào có hay, mà chiều nay con giỗ mẹ nơi này...".

Mong bất hạnh đời mình không lặp lại với con trẻ

Phi Nhung từng tâm sự cô là kết quả một mối tình lầm lỡ, ông ngoại bắt mẹ cô phá thai nên bà trốn vào chùa sinh con, quyết giữ lại giọt máu của mình. Một tháng sau thì bà ngoại bế cháu về, mẹ cô đi bán dưa gang để lấy tiền mua sữa nuôi con.

Trong chương trình Ký ức vui vẻ, Phi Nhung kể lại vì là con lai nên cô không được theo mẹ từ nhỏ. Do sợ bị chê cười nên mẹ cô giấu chuyện từng sinh con, gửi cho nhà ngoại nuôi rồi đi lấy chồng.

Lên 8 tuổi, mẹ Phi Nhung đón cô về ở cùng nhưng 2 năm sau bà qua đời, cô trở thành trẻ mồ côi. Phi Nhung nói vẫn rất thần tượng mẹ và từ sâu trong tâm khảm, cô luôn thèm được gọi hai tiếng "má ơi".

Đó là lý do từ thuở niên thiếu, Phi Nhung vẫn luôn ấp ủ xây được một ngôi nhà cho trẻ mồ côi, gọi mình là "má" và khi ra đường, các con có thể nói với chúng bạn là "tao có má, tao có anh em".

Nhiều năm trở lại đây, Phi Nhung nhận nuôi nhiều trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Cho tới cuối đời, Phi Nhung vẫn muốn ở một mình để lo cho các con. Cô không muốn bất hạnh riêng của mình lặp lại với những đứa trẻ khó khăn đã nhận nuôi.

Bài hát 'Hai ơi đừng qua sông' Phi Nhung còn thu âm dang dở - Nguồn: Yên Lam

Con đường ca hát lắm khó khăn, thử thách

Phi Nhung tiết lộ rằng cô được các chú, dì trong gia đình khen có giọng ca hay từ thuở bé, khi hát ru cho các em ngủ. Ngay từ lúc đó, Phi Nhung đã dần nhen nhóm trong đầu suy nghĩ một ngày nào đó, mình sẽ là ca sĩ.

Năm 1989, Phi Nhung sang Mỹ, được một tổ chức từ thiện dạy tiếng Anh trong 6 tháng và đào tạo cấp chứng chỉ dọn dẹp vệ sinh để đi làm ở khách sạn, đêm về tranh thủ thời gian may vá thuê để kiếm thêm.

Những ngày đầu nơi đất khách, Phi Nhung làm đủ công việc khác nhau ở Tampa, Florida để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con gái Wendy, sinh năm 1992.

Một lần, Phi Nhung tình cờ gặp Trizzie Phương Trinh, khi đó đã là một ca sĩ có tiếng ở hải ngoại. Nhận ra giọng hát truyền cảm của Phi Nhung, Trizzie Phương Trinh chủ động đề nghị giúp đỡ, muốn đưa về nhà ở cùng tại California và rèn luyện giọng hát thêm.

Với suy nghĩ cuộc đời mình đã quá khổ rồi và muốn con gái sẽ có cuộc sống sung túc hơn, Phi Nhung chia tay cuộc sống đang dần ổn định ở Florida để "đặt cược tất cả cho hành trình mới". Ở California, ngoài học hát, buổi tối Phi Nhung làm ở nhà hàng, ban ngày đi bán CD để kiếm tiền nuôi con.

Hai năm sau, cô mới bắt đầu có thể đi hát với hai bài Nỗi buồn hoa phượng, Nối lại tình xưa nằm trong CD để ảnh bìa là những ca sĩ nổi tiếng hơn. Không lâu sau đó, Phi Nhung nhanh chóng nổi tiếng và giai đoạn 1994 - 1998, cô được mệnh danh là "Nữ hoàng băng đĩa".

Suốt hành trình đó, Phi Nhung không có bất kỳ chia sẻ nào về con gái Wendy vì cô mong muốn con có một tuổi thơ êm đẹp, tập trung học hành cho nên người. Năm 2017, khi Wendy tốt nghiệp cử nhân, cô lần đầu công khai danh tính con gái.

Ngoài Wendy, Phi Nhung có 23 người con nuôi, một số sống cùng nhà với cô, số còn lại sống ở chùa Phước Lạc, tỉnh Bình Phước.

Tháng 7-2021, đứng giữa hai lựa chọn về Mỹ đoàn tụ cùng con gái hoặc ở TP.HCM để tiếp tục hành trình thiện nguyện và chăm sóc cho các con nuôi trong mùa dịch nguy hiểm, Phi Nhung đã quyết định ở lại.

Cô nhiệt tình tham gia các hoạt động như đóng góp cho quỹ vắc xin, kêu gọi mua máy thở, gửi gạo tới người nghèo, tham gia bếp ăn tình thương cho người vô gia cư... từ giữa tháng 6 đến ngày 5-8.

Sau khi phát hiện nhiễm COVID-19, Phi Nhung nhập viện tại Bệnh viện Gia An 115 từ ngày 15-8, nhưng tình trạng chuyển nặng nên được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26-8.

Không may mắn, cô bị biến chứng nặng của COVID-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokine, suy đa cơ quan và phải chạy ECMO [tim phổi nhân tạo], lọc máu liên tục. Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11h57 trưa ngày 28-9, ở tuổi 51.

Phi Nhung và Hồ Văn Cường [con nuôi của cô]

Ca sĩ Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng trưa nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy

TIẾN VŨ

Sự hoành hành của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng  mới của vi-rút Corona gây ra [COVID-19] mang theo rất nhiều cung bậc cảm xúc như lo lắng, căng thẳng và bất an - và trẻ em ở mọi lứa tuổi đặc biệt cảm nhận rất rõ điều này. Dù trẻ em đối mặt với cảm xúc theo nhiều cách khác nhau, nếu trường học phải đóng cửa, các sự kiện bị tạm hoãn hoặc trẻ bị tách khỏi bạn bè, thì đây là lúc các con cần được yêu thương và hỗ trợ hơn bao giờ hết.

Chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Lisa Damour, một chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất, người viết chuyên mục báo hàng tháng của tờ Thời báo New York, đồng thời cũng là một bà mẹ hai con, về cách tạo không khí bình thường trong ngôi nhà khi “sự thay đổi mới” đang xảy ra ngoài kia.

1. Bình tĩnh và chủ động

“Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện bình tĩnh, chủ động với con về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng  mới của vi-rút Corona gây ra [COVID-19] và cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Hãy cho trẻ biết rằng, rất có thể một lúc nào đó, bạn hoặc con có thể có những triệu chứng của bệnh, chúng rất giống với triệu chứng của cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, nhưng trẻ không nên sợ hãi quá mức không cần thiết về điều này”, Tiến sĩ Damour đưa ra lời khuyên. “Bố mẹ nên động viên các con nói cho bố mẹ biết khi cảm thấy không khỏe, hoặc khi con cảm thấy lo lắng về vi-rút để cha mẹ có thể giúp đỡ”.

“Người lớn có thể đồng cảm với việc trẻ cảm thấy bất an và lo lắng về COVID-19. Hãy trấn an con bạn rằng các chứng bệnh gây ra bởi COVID-19 nhìn chung không quá nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên”, tiến sĩ nói. Một điều quan trọng cũng nên nhớ là, nhiều triệu chứng của COVID-19 có thể chữa trị. “Từ đó, cha mẹ hãy nhắc con rằng, có nhiều cách hiệu quả để giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, đồng thời kiểm soát tình hình tốt hơn, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, không chạm tay lên mặt và hạn chế ra ngoài”.

“Một điều nữa chúng ta có thể làm là giúp trẻ nghĩ đến mọi người xung quanh. Hãy nói với con: ‘Bố mẹ biết con đang rất lo lắng về việc sẽ bị nhiễm vi-rút corona, nhưng một phần lý do bố mẹ bảo con làm những điều này [rửa tay, ở trong nhà] là vì đó là một cách để bảo vệ cộng động và xã hội. Đây cũng là một cách quan tâm đến mọi người xung quanh”.

>> Trò chuyện đúng cách với trẻ nhỏ về dịch bệnh COVID-19

>> Tất cả những điều bạn cần biết về rửa tay​​​​​​​

2.  Sinh hoạt theo thời gian biểu

“Trẻ em cần sinh hoạt quy củ. Và bây giờ những gì cha mẹ cần làm là nhanh chóng đưa ra một thời gian biểu mới cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch này”, Tiến sĩ Damour nói. “Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên có một thời gian biểu sinh hoạt cụ thể cho một ngày - bao gồm giờ vui chơi để trẻ trò chuyện với bạn bè qua điện thoại, giờ vui chơi không tiếp xúc với đồ công nghệ và thời gian giúp cha mẹ làm việc nhà. Hãy suy nghĩ về những giá trị bạn trân trọng và xây dựng một thời gian biểu có thể thực hiện được những điều đó. Trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi có cảm giác chắc chắn, biết trước trong ngày sẽ có những hoạt động gì, biết khi nào học bài và khi nào được chơi”.

Tiến sĩ cũng khuyên nên cho trẻ tham gia vào việc xây dựng thời gian biểu hàng ngày. “Đối với trẻ từ 10-11 tuổi trở lên, tôi sẽ bảo trẻ tự thiết kế thời gian biểu của mình. Hãy gợi ý cho trẻ những gì nên đưa vào thời gian biểu, và cùng con xây dựng kế hoạch hàng ngày”. Còn đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, “tùy thuộc vào người trực tiếp chăm sóc [không phải bố mẹ nào cũng ở nhà để làm việc này], hãy thiết kế những việc cần làm trước khi được làm những thứ khác: việc bài vở ở trường và việc nhà. Với một số gia đình, bắt đầu một ngày như vậy rất hiệu quả cho trẻ. Nhưng một số gia đình khác có thể thấy ổn với việc bắt đầu một ngày muộn hơn một chút bằng việc ngủ thêm và thức dậy muộn một chút, rồi cả nhà cùng nhau ăn sáng”. Với những cha mẹ không thể trông con vào ban ngày, hãy cùng với người trông trẻ thiết kế một thời gian biểu hiệu quả nhất cho con.

“Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường.”

3. Để trẻ cảm nhận cảm xúc của chính mình

Khi trường học tạm đóng cửa vì vi-rút corona [COVID-19], các con cũng sẽ phải bỏ lỡ những cuộc vui chơi, buổi hòa nhạc, trận đấu thể thao và các hoạt động yêu thích, trẻ con sẽ thực sự buồn chán và thất vọng. Lời khuyên số một của Tiến sĩ Damour là hãy để cho các con cảm thấy buồn. “Đối với cuộc sống của những cô cậu thiếu niên, đây là những mất mát rất lớn. Các con sẽ thấy thất vọng nhiều hơn về điều này hơn là cha mẹ, vì là những người trưởng thành chúng ta có sự đánh giá dựa trên trải nghiệm trong cuộc đời. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường”. Khi con có cảm giác không chắc chắn, cha mẹ cần đồng cảm và giúp đỡ các con.

4. Kiểm tra những thông tin con nghe được

Hiện có rất nhiều thông tin sai lệch về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona [COVID-19]. “Hãy kiểm tra những thông tin trẻ nghe được hay những gì trẻ nghĩ có chính xác hay không. Chỉ nói cho con những thông tin chính xác là chưa đủ, vì nếu trẻ nghe được một thông tin sai lệch, và nếu bạn không tìm hiểu suy nghĩ của con và xử lý những thông tin sai lệch kịp thời, các con có thể sẽ kết hợp thông tin bạn mới cung cấp với những thông tin con đã biết. Hãy tìm hiểu xem trẻ đã biết những gì và bắt đầu từ đó để định hướng suy nghĩ cho trẻ đúng đắn hơn”.

Nếu con đặt câu hỏi mà bạn không trả lời được, thay vì đoán mò, hãy tận dụng cơ hội này để cùng con tìm câu trả lời. Hãy truy cập trang web của những tổ chức đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới để có nguồn thông tin chính xác. 

Vì dịch COVID-19, nhiều trẻ em có thể sẽ bị bắt nạt hay xâm hại ở trường hoặc trên mạng. Điều quan trọng con cần biết là bố mẹ sẽ luôn ở bên nếu con bị bắt nạt. Theo Tiến sĩ Damour: “Tìm kiếm sự hỗ trợ của người ngoài cuộc là cách tốt nhất để giải quyết mọi hình thức bắt nạt”. “Trẻ đang là mục tiêu bắt nạt không nên đối đầu với những kẻ bắt nạt, chúng ta nên khuyên trẻ tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người lớn”.

>> Bệnh viêm phổi cấp do COVID-19: Những điều cha mẹ nên biết

5.  Cho trẻ phân tán sự tập trung một cách tích cực

Khi phải xử lý những cảm xúc khó khăn, “hãy quan sát những tín hiệu từ con và cân nhắc kỹ lưỡng khi cân bằng giữa việc khuyến khích con nói về cảm xúc đó với việc phân tán sự tập trung của con một cách tích cực, và hãy để cho con phân tán sự tập trung của mình một cách tích cực khi con cần giải thoát khỏi cảm xúc buồn phiền”. Vài ngày một lần, cha mẹ hãy tổ chức một buổi tối với những trò chơi gia đình hoặc rủ con cùng nấu ăn. Tận dụng thời gian cho bữa tối là cách để Tiến sĩ Damour kết nối với con gái mình. “Tôi và các con cùng thỏa thuận tối nào cũng sẽ có đội phụ trách nấu cơm tối. Chúng tôi chia thành cặp và thay phiên nhau phụ trách bữa tối cho cả nhà”.

Đối với trẻ mới lớn và thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại, nên để cho con một số tự do nhất định, nhưng không phải là tự do hoàn toàn. Lời khuyên của Tiến sĩ Damour là hãy thẳng thắn với con rằng, bạn hiểu hiện giờ con đang có nhiều thời gian rảnh, nhưng việc truy cập mạng xã hội vô tội vạ không phải là một cách hay. “Hãy hỏi con: ‘Chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào nhỉ? Con hãy tự thiết kế một thời gian biểu mà con muốn rồi cho bố/mẹ xem, rồi bố/mẹ sẽ có ý kiến của mình.”


6. Theo dõi hành vi của chính bạn

Tiến sĩ Damour giải thích: “Tất nhiên bố mẹ cũng sẽ lo lắng và các con sẽ nhận những tín hiệu cảm xúc từ chúng ta. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên làm mọi cách để kiểm soát sự lo lắng của mình và đừng chia sẻ nỗi sợ hãi với con cái. Điều đó có thể là chúng ta phải kiềm chế cảm xúc, việc này đôi khi là khó khăn, đặc biệt khi những cảm xúc đó đang trào dâng”.

Con cái luôn dựa vào cha mẹ để có cảm giác an toàn và được bảo vệ.  “[Điều quan trọng] chúng ta cần nhớ rằng, các con là hành khách, còn chúng ta là người lái xe. Vì thế, ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy lo lắng, chúng ta không thể để điều đó ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của các con”.

Được phỏng vấn và viết bởi Mandy Rich, Chuyên viên Nội dung số, UNICEF

Video liên quan

Chủ Đề