Coơ chế giao lưu hàng hóa việt nam aesean năm 2024

Phát biểu khai mạc hội nghị, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Bình Phạm Quang Hải nêu rõ, hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa lần này là một trong những hoạt động cụ thể hóa các hiệp ước, thỏa thuận giữa hai nước Việt Nam-Lào và Việt Nam-Thái Lan.

Trên cơ sở đó tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, tìm kiếm, mở rộng thị trường, kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp khu vực Bắc Trung bộ và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam với các doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Thái Lan.

Các đại biểu đã dành phần lớn thời gian của hội nghị để thảo luận về tiềm năng, cơ hội kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 6 tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam vào thị trường Lào, Thái Lan và các nước ASEAN trong bối cảnh hiện nay; trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu; giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan.

Quảng Bình mong muốn và sẵn sàng trở thành trung tâm để các doanh nghiệp 6 tỉnh Bắc Trung bộ, các tỉnh lân cận của Lào và Thái Lan trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư giao thương, hợp tác, cùng phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Ngọc Lâm cho biết, tỉnh Quảng Bình có vị trí chiến lược quan trọng trên các hành lang phát triển kinh tế và hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh, cơ hội để phát triển đầu tư, thương mại, du lịch; là nơi hội tụ của hệ thống giao thông huyết mạch trong nước và khu vực 3 quốc gia Việt Nam-Lào-Thái Lan.

Tỉnh có 2 khu kinh tế và 10 khu công nghiệp, cảng biển vị trí địa lý thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, logistics, kinh doanh thương mại dịch vụ. Đặc biệt là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.

Với những tiềm năng, lợi thế đó, Quảng Bình mong muốn và sẵn sàng trở thành trung tâm để các doanh nghiệp 6 tỉnh Bắc Trung bộ, các tỉnh lân cận của Lào và Thái Lan trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư giao thương, hợp tác, cùng phát triển.

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo [Quảng Bình] - đầu mối giao thương hàng hóa của khu vực Bắc Trung bộ với các tỉnh ở trung Lào và đông bắc Thái Lan.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã ký 15 biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, giao thương hàng hóa giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan.

Tại Hội chợ, Việt Nam tiếp tục là nước tham gia có quy mô lớn nhất ASEAN, với khoảng 200 gian hàng trên diện tích gần 5.000 m2. Nhiều sản phẩm hàng hóa "Việt Nam chất lượng cao" được giới thiệu, thu hút khách tham quan, mua sắm như: Vinamilk, TH True Milk, Thái Dương, cà phê Trung Nguyên, giày dép Bình Tiên, thực phẩm Vĩnh Tiến, nông sản thực phẩm Vĩnh Hiệp… và nhiều sản phẩn, dịch vụ khác như nông sản, thực phẩm chế biến, du lịch, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm từ gỗ...

Thủ tướng và các doanh nghiệp tham gia CAEXPO - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bấm nút khai trương khu gian hàng Việt Nam tại CAEXPO, Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì không chỉ tham gia Hội chợ với nhiều gian hàng nhất ASEAN, mà Việt Nam còn có lực lượng đông đảo doanh nghiệp tham dự Hội chợ để giao thương, hội thảo.

Thủ tướng tham quan các gian hàng của Việt Nam tại Hội chợ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, ngay tại Hội chợ nhiều giao dịch kinh tế giữa các doanh nghiệp được ký kết với chất lượng cao hơn các kỳ hội chợ trước.

Thủ tướng cho rằng, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước "núi liền núi, sông liền sông" Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển rất tốt đẹp; là nền tảng quan trọng để hợp tác, trao đổi thương mại. Tuy nhiên, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều dư địa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên thường vụ khu ủy, Trưởng ban Tổ chức khu ủy Quảng Tây [trái], Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam [phải] tham quan các gian hàng tại Hội chợ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Do đó, các doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh, quảng bá sản phẩm để hàng hóa Việt Nam được đón nhận nhiều hơn tại đất nước hơn 1,4 tỷ dân này; góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi sổ lưu niệm tại Hội chợ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng mong muốn với ưu thế gần gũi địa lý, Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc.

Thăm các gian hàng trưng bày của Trung Quốc, ghi sổ lưu niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng về chất lượng, số lượng các gian hàng tại Hội chợ.

Thủ tướng chúc tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc "vừa là đồng chí, vừa là anh em" mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì sự thịnh vượng chung của hai nước, nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Thủ tướng và đoàn đại biểu rời Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN [CAEXPO] và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN [CABIS] lần thứ 20 tại Nam Ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau khi tham quan khu gian hàng thương mại của Việt Nam, Thủ tướng và đoàn đại biểu đã rời Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN [CAEXPO] và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN [CABIS] lần thứ 20 tại Nam Ninh./.

Thanh niên các dân tộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lễ tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam về nước tại sân bay Nam Ninh, Quảng Tây - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ Đề