Cop or drop nghĩa là gì

Trên đà phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, ‘Shoes game‘ không còn là khái niệm xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Để ‘sống sót’ được trong thế giới vẫn còn khá mới mẻ này, các newbie ắt hẳn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về giày.  Nhận ra điều đó, SNKRVN chúng tôi thấy rằng đã đến lúc giới thiệu cho các bạn một loạt ‘vốn từ vựng’ cần thiết để vươn lên trong nền văn hóa sát mặt đất này. Đây sẽ là một ‘kicktionary‘ đầy đủ nhất giúp các đầu giày tự tin trong giao tiếp với nhau.

Bài viết này sẽ cập nhật tất cả mọi thuật ngữ và thậm chí là tiếng lóng (slang) bằng tiếng Anh. Rất đơn giản khi bài viết này rất nhiều là hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + F, sau đó điền từ, cụm từ bạn muốn biết vào ô phía trên bên phải trong cửa sổ của các bạn nhé. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu những tiếng lóng và thuật ngữ về thời trang, các bạn có thể xem bài viết chi tiết mà chúng tôi đã từng cập nhật trước đây.

Cop or drop nghĩa là gì

————————————————————————————————————————-

PHẦN 1: CẤU TRÚC SNEAKERS 

Cop or drop nghĩa là gì

Upper: toàn bộ phần thân trên của giày (trừ đế giày). Upper bao gồm cả vật liệu, thiết kế, màu sắc, vòng đai hay thậm chí là cánh… Gần như quyết định tính thẩm mỹ của một đôi giày.
Aglets: đầu mút dây giày, thường được làm bằng các chất liệu như nhựa, carbon fiber (dùng cho các thương hiệu thiết kế riêng), vàng đồng… Aglets ngày càng được chú ý quan tâm hơn ngày trước rất nhiều.

Cop or drop nghĩa là gì

Eyelet: lỗ xỏ giày – một lỗ được đục xuyên qua lớp chất liệu làm giày và có bọc 2 mảnh vật liệu bằng kim loại, nhựa hay cao su 2 đầu. 2 mảnh vật liệu này có tác dụng giữ cố định lỗ xỏ và ngăn không cho lỗ bị rách ra. Một số loại giày dùng da dày như Hiking boots không có 2 mảnh cố định này. Eyelet cũng có thể biến thể thành loại móc dây với những loại giày cổ cao và cần cố định giày vào cổ chân.

Cop or drop nghĩa là gì

Tongue: lưỡi gà, là lớp chất liệu đệm giữa phần mui giày và mu bàn chân. Tongue có tác dụng che chắn phần bị hở của lacing và tránh sự ma sát giữa chân với dây giày.
Socklining (sock liner): miếng lót giày. Socklinning dùng để làm lớp đệm tăng độ êm ái khi mang, khử mùi chân hoặc hút mồ hôi để tăng độ bền cho đế giày. Socklinning có thể thay thế dễ dàng.
Stitching: đường khâu, đường chỉ may. Loại giày chelsea boot và whole-cut cao cấp được làm từ nguyên miếng da nên không có stitching.
Quarter: phần thân sau của giày.

Cop or drop nghĩa là gì

Sole: đế giày. Nguồn gốc từ từ “solea” trong tiếng Latin nghĩa là “đất và mặt đất”. Sole nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Đế giày ngày nay được làm từ nhiều loại vật liệu như da, cao su, PVC… Đế giày có thể đơn giản với chỉ một lớp, một mảnh vật liệu duy nhất, hoặc phức tạp với nhiều lớp, chia ra thành insole, midsole và outsole.
Deubré (lace tag): mảnh kim loại hoặc nhựa đính kèm với dây giày như trong ảnh. Đây là một trong những điểm nhấn không chỉ để trang trí mà còn khẳng định thương hiệu.

Cop or drop nghĩa là gì

Last: khuôn giày. Last có hình dạng theo dáng của bàn chân người, được thợ đóng giày sử dụng để chế tạo hoặc sửa chữa giày. Last có thể làm từ gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng. Một đôi giày có đẹp và mang thoải mái không là nhờ phần last. Đây là phần quan trọng nhất trong việc chế tác đôi giày.

Cop or drop nghĩa là gì

Foxing: miếng đắp lên giày có tác dụng trang trí hoặc gia cố cho giày.

Cop or drop nghĩa là gì

Toe: mũi giày.
Vamp: thân giày trước của giày. Tính từ phía sau mũi giày, đến xung quanh eyelet, tongue cho đến gần phần quarter.
Cushion: bộ đệm êm bên trong giày.
Material: chất liệu làm nên đôi giày.
Leather: các loại da nói chung. Gồm cả da động vật và da nhân tạo (da tổng hợp). Được sử dụng khá phổ biến.
Nubuck: da nhuộm anilin được mài nhẹ trên bề mặt để tạo ra một lớp bông nhẹ. Trong nhiều trường hợp, vân da vẫn được nhìn thấy. Da bông mịn rất đẹp nhờ vào cấu trúc chặt chẽ của các sợi da.
Suede:  một lớp tách da được mài mòn để tạo ra lớp như nhung đặc biệt. Da bông lên có nhiều vẻ ngoài khác nhau nhưng không thể đẹp như lớp bông của nubuck bởi cấu trúc sợi lỏng lẻo hơn.
Full grain: để chỉ loại da không bị chà cát hoặc đánh bóng.
Faux leather (simili): giả da – 100% không sử dụng da động vật.
Patent leather: da thật đã qua xử lý và được phủ một lớp chất liệu (VD như nhựa, dầu hạt lanh…).
Insole: đế trong. Insole nằm ngay dưới bàn chân cách một lớp lót giày (socklining). Insole có tác dụng điều chỉnh hình dáng đôi giày, tăng sự thoải mái (dùng vật liệu êm, vật liệu khử mùi, khử độ ẩm).
Midsole: đế giữa. Lớp nằm giữa insole và outsole. Nhiệm vụ chính là để hấp thu chất động trong những dòng giày thể thao, giày chạy…
Outsole: đế ngoài. Lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Outsole có thể là một mảnh duy nhất hoặc được ghép lại từ nhiều mảnh chất liệu khác nhau. Một số loại giày có kết hợp thêm mảnh cao su ở đế để tăng ma sát và độ bền. Các loại giày chuyên dụng như giày bóng rổ, giày đánh golf, giày đá bóng có nhiều chỉnh sửa ở đế giày để phù hợp môi trường sử dụng.
Toe box: phần da trên của mũi giày.
TPU: miếng nhựa cứng giữ độ cứng cho đế trên giày bóng rổ.
Heel: gót giày. Ở phần rìa sau cùng của đế ngoài. Tác dụng hỗ trợ cho gót chân, thường được làm từ vật liệu giống với đế giày.
Wedge: phần lót trong của gót giày. Ta thường thấy từ này trong cụm wedge sneakers’ – một dòng giày giấu gót cao dùng tăng chiều cao.

Cop or drop nghĩa là gì

Tonal: dùng để chỉ những đôi giày với thiết kế đơn sắc (toàn thân giày chỉ mang một màu sắc). Tonal sneakers thường được gọi với cụm tính từ “all-màu” như “all-white”, “all-black”…

Cop or drop nghĩa là gì

Colorway: sự kết hợp của các sắc màu, hay còn gọi là phối màu. Các nickname của colorway thường được in trên hộp giày. Ví dụ như Oregon, Black Cements và True Blues đều là các phối màu của Jordan III.
Traction: Vân đế, đây là bề mặt đế ngoài tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Vân đế là một trong những dự án R&D (Research – Nghiên cứu và Development – Phát triển) của bất kỳ thương hiệu thể thao nào. Vân đế là một trong những nhân tố quan trọng nhất hỗ trợ cho việc ma sát của đôi giày và sự di chuyển dành cho cầu thủ hoặc vận động viên khi chơi thể thao.

Cop or drop nghĩa là gì

————————————————————————————————————————-

PHẦN II: CÁC CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

Flyknit: công nghệ áp dụng cho upper giày từ Innovation Kitchen (nơi nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ của Nike như Nike free, Lunarlon, Flywire, Hyperfuse…). Các sợi đặc biệt được đan một các khoa học tạo nên một vật liệu mềm như len nhưng chắc chắn và rất đàn hồi.

Cop or drop nghĩa là gì

Lunarlon: bộ đệm nhẹ và êm nhất của Nike. Lunarlon là hợp chất kết hợp giữa nhựa EVANitrile Rubber (cao su buna-N). Ưu điểm lớn nhất của bộ đệm này chính là lực tác động được trải đều khắp bề mặt đế thay vì chỉ tập trung thụ động một nơi gây nặng nề.
Nike free: công nghệ giúp bạn có cảm giác hơn khi chạy. Nó hoàn toàn không có đệm và tạo cho bạn cảm giác như đang đi chân không. Nike Free cực kỳ dẻo , giúp phần đế sẽ ôm sát theo chân bạn từ đầu ngón chân cho đến gót. Tuy vậy Nike Free chỉ là công nghệ ứng dụng cho dòng giày chạy bộ, không được ứng dụng cho các môn thể thao khác.

Hyperfuse: gồm 3 lớp kết dính với nhau bằng nhiệt độ cao: da synthetic(tổng hợp) bên trong giúp tạo sự thoải mái khi mang , lớp lưới cực nhẹ và thông gió tạo độ thoáng khi sử dụng,  cuối cùng là lớp phim TPU tại các điểm nối giúp tăng tối đa độ bền, tạo ra một phần lưới rất nhẹ , chắc chắn và thoáng gió. Flywire đem lại sự thông thoáng bên trong giày của bạn , giúp chân luôn thoải mái khi vận động.

Cop or drop nghĩa là gì

Flywire: các sợi vải đặc biệt đàn hồi được bố trí hai bên thân giày giúp upper ôm sát vào chân, giữ an toàn cho người mang. Công nghệ này thường được Nike sử dụng trong các dòng giày bóng rổ, chạy bộ, bóng đá hay tennis.

Cop or drop nghĩa là gì

Boost: một loại đế giữa, một bộ đệm được adidas độc quyền nghiên cứu và phát triển tại Đức do công ty hóa chất BASF tạo ra. Boost có khả năng đàn hồi lực rất cao, là một nguồn năng lượng có khả năng tăng hiệu suất của bạn khi tập luyện và từ đó mỗi cuộc chạy bộ sẽ trở nên nhẹ nhàng và vô cùng thoải mái.

Cop or drop nghĩa là gì

Ortholite: một thương hiệu lót giày nổi tiếng được sử dụng trong nhiều dòng giày của các hãng lớn như Nike, adidas, asics, Vans, Converse, Clarks,… Với công nghệ tiên tiến, lót Ortholite được ưa chuộng bởi khả năng thoáng khí tốt, đệm êm chân cùng chức năng chống mùi hôi, chống vi khuẩn. Đừng quá ngạc nhiên nếu bắt gặp dòng chữ ‘Ortholite’ bên trong một đôi giày adidas các bạn nhé!

Cop or drop nghĩa là gì

Climachill: tích hợp loại vải dệt kim đổi mới với titan và hạt cầu nhôm làm mát 3D đầu tiên. Đây là công nghệ không chỉ được sử dụng trong quần áo thể thao mà còn cả giày chạy bộ, giúp người chạy loại bỏ cảm giác nặng nề, nóng bức khi tăng nhiệt độ cơ thể.

Cop or drop nghĩa là gì

3M – Reflective Material : Vật liệu phảng quan được làm 3 lớp nhằm phản lại ánh sáng cường độ cao.
Light Responsive Technology: công nghệ phản quang đa sắc được adidas lần đầu tiên giới thiệu tới cộng đồng sneakers trên 3 đôi sneakers XENO (superstar, ZX FLux, Attitude)

————————————————————————————————————————-

PHẦN 3: Các thuật ngữ hoặc tiếng lóng thường được cộng đồng sneakers sử dụng nhất

DS- Dead stock: nghĩa đen là “nằm chết trong kho”. Khi nói về Condition (Trạng thái đôi giày), DS hàm ý MỚI TOANH, còn nguyên giấy gói phẳng, các phụ kiện đi kèm và chưa được mang lên chân.

VNDS – Very near dead stock: giày đã được mang lên chân (thử qua) nhưng chưa thực sự được sử dụng, có thể cho là hoàn toàn mới.
NDS – Near dead stock : giày vẫn còn trong điều kiện tốt và mới.
LE – Limited Edition: sản phẩm được sản xuất với số lượng giới hạn.
SB – Skateboard: giày trượt ván.
OG – Original: nguyên bản, nguyên gốc, lần đầu được ra mắt.
OG retro: sản phẩm được tái bản giống hệt bản OG.
AM – Air Max: dòng giày với công nghệ Air ( đệm khí )nổi tiếng của Nike.
SE – Special Edition: phiên bản đặc biệt với những phụ kiện đi kèm theo hoặc được ra mắt trong một dịp đặc biệt nào đó.
JB – Jordan Brand: sản phẩm mang thương hiệu Air Jordan.
AZG – Air Zoom Generation: sản phẩm có trang bị công nghệ Air Zoom.
HTM – sự kết hợp của 3 nhà thiết kế là Hiroshi Fujiwara, Tinker Hatfield, and Mark Parker. 
MTM: sự kết hợp của 3 cá nhân : Michael Jordan, Tinker Hartfield và Mark Parker tạo ra sản phẩm Jordan MTM Pack.

Cop or drop nghĩa là gì

Bespoke: giày được may đo riêng theo đúng chuẩn kích thước chân, chất liệu theo mong muốn của khách hàng. Đây luôn là một trong những trải nghiệm cần có đối với các đầu giày khi sở hữu một đôi giày ‘độc nhất vô nhị’ chỉ dành riêng cho mình.

Cop or drop nghĩa là gì
PE – Player Exclusive – sản phẩm được phát hành dành cho từng cá nhân vận động viên, cầu thủ. Sản phẩm có thể khác biệt hoàn toàn, hoặc một phần so với các sản phẩm tương tự phát hành rộng rãi. P.E còn được gọi là bespoke bởi đó sẽ là đôi giày thiết kế theo đặc trưng của cầu thủ đó.

ID – Individually Designed: thiết kế dành riêng cho nhu cầu cá nhân. KHác với PE hoặc bespoke. ID là các thương hiệu sẽ giới hạn màu sắc, chất liệu,… khách hàng chỉ có thể tạo ra sản phẩm riêng cho mình trên những cái có sẵn.
GR – General Release: sản phẩm được phát hành rộng rãi, ai cũng có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng hoặc nhà phân phối chính hãng.
NIB New in Box: tương tự với Deadstock, nghĩa là còn mới toanh.
NWT New with Tags: sản phẩm hoàn toàn mới, còn tag mua từ cửa hàng. Tuy nhiên có thể mất box do di chuyển từ nước ngoài về hoặc mất lace do thất lạc,…
X – thể hiện sự kết hợp từ 2 thương hiệu trở lên. Có nghĩa là “và”. Ví dụ: Mastermind x Reebok, Ronnie Fieg x Puma.
Heat: Ám chỉ một đôi giày vừa mới được ra mắt đang được cộng đồng sneakerhead cực kỳ quan tâm
Holy Grail: ‘chén thánh’, ám chỉ đôi giày là hàng siêu độc, siêu hiếm và có thể giá cũng siêu đắt
Sample: sản phẩm mẫu được nhà máy sản xuất làm ra thành phẩm gửi lại cho thương hiệu đặt hàng xem. Sample thường sẽ có size chuẩn nhất định đối với nữ là 7 US và nam là 9 US. Có 2 loại sample: Sample Presell và Sample SMS. Sample Presell là phiên bản cuối cùng sẽ được giới thiệu bán rộng rãi. Với SMS thì có thể còn được chính sửa.
Prototype: cũng được gọi là sản phẩm mẫu. Tuy nhiên đây là sản phẩm mẫu nhằm phục vụ mục đích thử nghiệm trong dự án, là sản phẩm đầu tiên trong chuỗi nghiên cứu phát triển (R&D). Prototype không được bán hoặc ra mắt rộng rãi.
B-Grade: có thể hiểu nôm na là hàng loại B. Một đôi giày bị lỗi (hoặc đôi khi không bị) sẽ được xếp vào B-grade và thường được bán trong các cửa hàng outlet.
Replica:  TRÊN THẾ GIỚI, hàng nhái (nhưng chưa chắc là HÀNG GIẢ) – đây là thuật ngữ mà các bạn nên phân biệt rõ. Replica đôi khi còn ám chỉ loại hàng hóa mà thương hiệu giảm giá thành do sự thay đổi trong chất liệu sản phẩm nhưng mẫu mã vẫn giống  sản phẩm cao cấp. TUY NHIÊN, CẦN NHẤN MẠNH RÕ LÀ Ở VIỆT NAM “REPLICA” TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG FAKE – HÀNG GIẢ.  Thêm một thông tin quý giá là REPLICA chỉ áp dụng cho các sản phẩm là áo thi đấu bóng đá. 

Một vài link sản phẩm minh chứng cho điều đó hiện có trên NIKE VÀ ADIDAS. Nike có replica được bán tại website. adidas cũng có replica được bán tại website. ( Chỉ áp dụng từ replica cho áo thi đấu chính hãng).

REPLICA đối với giày, và các sản phảm khác là hàng giả chắc chắn. ĐỂ ĐẢM BẢO VỀ ĐỊNH NGHĨA REPLICA, CÁC BẠN HÃY RA CỬA HÀNG CHÍNH HÃNG ĐỂ MUA SẢN PHẨM ĐƯỢC XEM LÀ REPLICA NHÉ. CÁC STORE VÀ CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM KHÔNG NÊN LẤY ĐINH NGHĨA REPLICA ĐỂ NÓI ĐÂY LÀ HÀNG THẬT! NẾU LÀ HÀNG THẬT, HÃY CHỨNG MINH BẰNG CÁCH ĐEM RA CỬA HÀNG ĐỂ THẨM ĐỊNH.

Fake:  hàng giả, nhái lại hàng thật. Đây là loại hàng vi phạm luật với giá thành rất rẻ do chất lượng kém. Gây thiệt hại về uy tín cho thương hiệu.
SFake – Superfake: “Siêu giả”, giống y đúc hàng thật và rất khó phân biệt nếu không có đủ kiến thức và sự quan sát.
Beater:  đôi giày để “cày”. Thoạt nghe dường như beater không được ‘cưng’, người ta không quan tâm đến liệu beater có mòn, dơ, cũ hay không, nhưng cái quý là beater sẽ theo chân người mang mọi lúc mọi nơi, cùng họ trải nghiệm cuộc sống.
BIN – BUY IT NOW: mức giá đã chốt, phải mua ngay và không thể thương lượng thêm.
Quickstrike: phát hành nhanh. Một số cửa hàng đặc biệt sẽ được bán sản phẩm giới hạn và có báo trước.
Hyperstrike: phát hành với số lượng cực ít (không quá 500 đôi) tại một số cửa hàng trọng điểm đặc biệt của Nike.
COP – BUY:  mua, nên mua.
COP OR NOT/DROP: mua hay bỏ qua.
NSW- NikeSportsWear: thương hiệu thời trang thể thao của Nike. Cạnh tranh trực tiếp với adidas Originals.
Bid: đấu giá để có được mức giá bán tốt nhất cho một sản phẩm được nhiều người quan tâm.
Seller/Buyer: người bán/người mua.
Reseller:  người mua sản phẩm sau đó bán lại nhằm mục đích kinh doanh.
Distributor: nhà phân phối chính hãng.
Legit: uy tín, sản phẩm được đánh giá là thật theo các tiêu chí của sản phẩm.
Run A Haft Size Bigger/ Smaller: nên mua giày với size lớn hơn 1/2 hoặc nhỏ hơn 1/2 size chân bạn thường mang.
True Size/ Fit Size: nên mua đúng size chân bạn thường hay đi.
Bred – Black/Red: phối màu Đen/Đỏ, là phối màu đặc trưng của Air Jordan.
Premium: hạng sang. Thường được đặt tên cho các thiết kế cao cấp hoặc nổi bật hơn các sản phẩm khác cùng hãng.
Hype: nổi tiếng cực nhanh chóng – CƠN SỐT. Đây là thuật ngữ nhằm nói đến một sản phẩm (giày, áo quần,..) nhận được sự chú ý, quan tâm cực lớn từ tất cả mọi người. Nhiều lý do để một sản phẩm “hype” như người nổi tiếng sử dụng hoặc gắn liền với một câu chuyện được chia sẻ nhanh chóng,… Ngoài ra, Hype còn ám chỉ việc một sản phẩm bị làm giá hoặc mức giá quá cao so với cái giá đúng thật sự của nó.
Hypebeast: một cá nhân theo đuổi những trào lưu, những cơn sốt. Chúng tôi đã có một loạt các bài để miêu tả như thế nào là một hypebeast. Mời các bạn có thểm xem qua tại đây. Kỳ 1 – Kỳ 2 – Kỳ 3

Hãy đón đọc phần tiếp theo của bài viết để củng cố hơn kiến thức về giày tại SNKRVN các bạn nhé!

Bình luận