Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật các cấp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế biển Việt Nam lớn nhất nước. Nhà trường có sứ mạng đi đầu cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước nhà. Trường đào tạo đa ngành, đa cấp các lĩnh vực đào tạo bao trùm các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt còn đào tạo và huấn luyện cho cả nước các thuyền trưởng, máy trưởng, các sĩ quan hàng hải đạt trình độ khu vực và quốc tế.

 Ngày 13/5/1955, những tên lính xâm lược cuối cùng của Thực dân Pháp phải rút khỏi Hải Phòng. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 01/4/1956, Trường Sơ cấp Lái tàu được thành lập, địa điểm đặt tại Nhà máy nước đá Hải Phòng. Trong buổi lễ khai giảng đầu tiên, Nhà trường vinh dự được đón đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đó là Chủ tịch Uỷ Ban quân chính Hải Phòng đến dự. Ngày 01/7/1956, Trường Sơ cấp Máy tàu được thành lập đặt tại số 5 Bến Bính. Đầu năm 1957, hai trường hợp nhất và lấy tên là Trường Sơ cấp Hàng hải. Tháng 9/1959, Trường được nâng lên thành Trường Trung cấp Hàng hải, địa điểm chuyển về số 8 Trần Phú, Hải Phòng.

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Năm 1961, Trường đổi tên thành Trường Hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Để phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ Giao thông vận tải giao cho Trường nhiệm vụ mở hệ sơ cấp Hàng giang (18 tháng) gồm 2 ngành Lái và Máy tàu sông.  Đầu năm 1967, 650 học sinh Hàng giang tốt nghiệp và toả đi hoạt động trên các con tàu ở khắp các dòng sông, bến phà của miền Bắc phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và cũng tạo tiền đề để phát triển ngành vận tải Đường thủy nội địa ngày nay. 

Nhằm tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ngành Giao thông đường thuỷ, ngày 15/8/1969 Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Giao thông Đường thuỷ trên cơ sở các ngành đường thuỷ của Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và khoa Đại học của Trường Hàng hải. Ngày 07/7/1976, Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Trường Đại học Hàng hải trên cơ sở nâng cấp Trường Hàng hải. Ngày 18/9/1979, Chính phủ ban hành quyết định “Chuyển Phân hiệu Đại học Giao thông Đường thuỷ thành Trường Đại học Giao thông Đường thuỷ”. Ngày 02/3/1984 Bộ Giao thông Vận tải quyết định nhập hai Trường: Đại học Giao thông Đường thuỷ và Trường Đại học Hàng hải thành Trường Đại học Hàng hải. Ngày 14/1/1989 Bộ trưởng Bộ GTVT & Bưu điện quyết định thành lập Trung tâm Đại học Hàng hải phía Nam, ngày 20/8/1991 Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Hàng hải trực thuộc Trường Đại học Hàng hải, ngày nay là Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Tháng 7/2013 Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên Trường Đại học Hàng hải thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Tháng 8/2013 Thủ tướng Chính phủ đưa Trường vào danh sách 1 trong 17 trường Đại học trọng điểm Quốc gia. 

Trong sáu thập kỷ xây dựng, hội nhập và phát triển, Nhà trường đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ cho ngành Giao thông vận tải, các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng, an ninh. Nhà trường đã đào tạo trên 50.000 cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, hàng nghìn thạc sĩ và tiến sĩ, 30.000 sĩ quan hàng hải và thuyền viên cho ngành; Đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia và giúp xây dựng mục tiêu đào tạo cán bộ ngành Giao thông vận tải cho họ. Ngày nay, suốt từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau và trên các đại dương đều có thể gặp các thế hệ học viên, sinh viên Đại học Hàng hải Việt Nam. Nhà trường vinh dự được nhận những phần thưởng cao quí như Huân chương Hồ Chí Minh (2011); Danh hiệu Anh hùng Lao động (2006); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2015) và nhiều phần thưởng cao quí khác cho Trường, các tập thể và cá nhân.

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

     Ảnh: Thầy PGS. TS. Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

   Thành lập từ ngày 1/4/1956, tiền thân là Trường Sơ cấp Lái tàu, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo các cán bộ khoa học - kỹ thuật các cấp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế biển của đất nước. Trải qua hơn 60 năm xây dựng, hội nhập và phát triển, Nhà trường đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành Giao thông Vận tải, nền kinh tế quốc dân và quốc phòng - an ninh. Nhà trường đã đào tạo được trên 40.000 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, hơn 35.000 sỹ quan hàng hải và thuyền viên phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế biển của đất nước. Trong số đó, nhiều người đã và đang giữ những trọng trách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị chủ chốt thuộc các ngành kinh tế quốc dân. Để ghi nhận những đóng góp, thành tích đạt được trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu Anh hùng lao động, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì, ba…

Nhà trường hiện đang đào tạo 44 chương trình hệ đại học, 13 chương trình cao học, 08 chương trình nghiên cứu sinh liên quan trực tiếp đến kinh tế biển với hơn 15.000 sinh viên; 983 cán bộ, giảng viên, trong đó có hơn 50 GS, PGS; 150 TS, TSKH; 600 ThS, cùng hàng trăm thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và nhiều sĩ quan quản lý, vận hành, thuyền viên lành nghề.

Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng phát triển của Nhà trường trong thời gian tới: “Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đất nước và khu vực nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Tổ quốc”. Với sự nỗ lực, chủ động sáng tạo của các thế hệ giáo chức và sinh viên Nhà trường, cùng sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và TP. Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc sứ mạng cao cả được Đảng và Nhà nước giao phó.

                                                                                                      PGS.TS. Phạm Xuân Dương
                                                                                                      Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Bạn đã từng nghe qua  “Mái trường đại dương” Đại học Hàng Hải Việt Nam chưa nhỉ? Đây là một trong những trường có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với chất lượng đào tạo tốt, đa ngành tại Việt Nam. Vậy trường có phương thức tuyển sinh ra sao, học phí như thế nào, bạn hãy cùng Toppy  đi tìm hiểu ngay nhé!

I. Giới thiệu về Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

1. Thông tin chung

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hay còn gọi là VMU là tên viết tắt của trường bằng Tiếng Anh Vietnam Maritime University có cơ sở đào tạo tại 484 Lạch Tray, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng, được mệnh danh là “Mái trường Đại dương” tại Việt Nam.

Email:  

SĐT: (+84). 225. 3829 109 / 3735 931

Website: http://vimaru.edu.vn/

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời. Trước đây, trường được thành lập với tên gọi Trường Sơ cấp Lái tàu vào ngày 01/04/1956. Tên gọi Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam xuất hiện vào 20 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 426/TTG vào 27/10/1976. Tên gọi này đã được duy trì sử dụng đến ngày nay và ghi dấu ấn với bao nhiêu thế hệ sinh viên Việt Nam.

3. Mục tiêu chiến lược

Nhà trường vạch ra mục tiêu sẽ đạt đến trình độ đào tạo chất lượng cao, đạt uy tín bền vững, trở thành ngôi trường dẫn đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về lĩnh vực hàng hải. Đến năm 2045, trường sẽ nâng cấp các chương trình cũng như chất lượng đào tạo, trở thành nơi cung cấp dịch vụ quốc gia và chuyển giao KH trong lĩnh vực hàng hải.

II. Vì sao Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam trở thành niềm mơ ước của học sinh?

Cơ sở vật chất

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lời nhất cho sinh viên học tập, qua từng năm, trường vẫn luôn đầu tư xây dựng thêm những nhiều công trình, phòng học, phòng thực hành mới với thiết bị học tập hiện đại, đạt chuẩn. Đồng thời, trường liên tục cập nhật những xu hướng sách mới tại thư viện, giúp sinh viên nâng cao tính tự giác và cập nhật những kiến thức mới.

Giảng viên

Trường đại học Hàng hải Việt Nam để lại ấn tượng và uy tín với phụ huynh và sinh viên nhờ chất lượng đào tạo tốt. Nhiều giảng viên tại trường giữ chức vụ như Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, thuyền trưởng,… và đều giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hiện tại trường đang có khoảng 683 giảng viên giảng dạy các bộ môn, các ngành học. Ngoài ra, giảng viên cũng thường xuyên có cơ hội tham gia hội thảo, tọa đàm với nhiều đơn vị trong nước và quốc tế đến thăm trường để nâng cao trình độ.

Cái nôi đào tạo sỹ quan hàng hải

Trải qua hơn 60 năm phát triển trong lĩnh vực đào tạo hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chính là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Việt Nam. Rất nhiều sinh viên sau khi học xong khóa học trở thành các cán bộ, sỹ quan hàng hải và thuyền viên. Họ đều là những người nắm vững chuyên môn, đạo đức tốt, có trách nhiệm trong công việc. Đại học Hàng Hải Việt Nam cũng có các chương trình trao đổi sinh viên học tập, đào tạo sinh viên Campuchia và Lào tại trường, góp phần đưa việc đào tạo nguồn nhân lực giao thông vận tải Việt Nam hội nhập với bạn bè quốc tế.

III. Thông tin tuyển sinh liên quan về Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

1. Thông tin tuyển sinh VMU

a.  Đối tượng:

Tốt nghiệp Trung học phổ thông

b.  Phạm vi:

Cả nước.

c. Thời gian đăng ký:

Các thí sinh nên chú ý các mốc thời gian quan trọng như sau: Nhận hồ sơ xét tuyển thẳng từ 01/07/2021 đến 13/08/2021; Nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT theo quy định chung của Bộ GDDT; Nhận hồ sơ xét tuyển vào 2 chuyên ngành Kiến trúc và Nội thất là từ 01/05/2021 đến 10/06/2021.

d.  Phương thức xét tuyển: 

PT 1: Toàn bộ các chuyên ngành đều có thể xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT.

– PT 2: Dựa trên chỉ tiêu nguyện vọng, tổng đơn đăng ký và điểm sàn các môn thi trong tổ hợp xét tuyển, nhà trường sẽ công bố điểm chuẩn chính xác nhất trên kênh thông tin chính thức của trường. Tuy nhiên, thí sinh cần đạt một trong các tiêu chí sau

  • Tiêu chí 1: Thí sinh là học sinh của các lớp Chuyên trọng điểm của tỉnh hay thành phố có học lực Khá trở lên trong cả 3 năm học (Chuyên Tin học, Chuyên toán, chuyên Anh, Chuyên Địa lý, Chuyên Lịch sử, Chuyên Văn, Chuyên sinh học, chuyên hóa học, chuyên vật lý)
  • Tiêu chí 2: Thí sinh đã đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố các môn thi như Tiếng Anh, Tin học, Địa lý, Lịch sử, Ngữ Văn, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Toán.
  • Tiêu chí 3: Đã thi đạt bằng chứng chỉ quốc tế môn tiếng anh với mức điểm: IELTS 5.0 hoặc TOEFL 494 ITP hoặc TOEFL 58 iBT hoặc Toeic (L&R) 595.

– PT 3: Xét Học bạ với 30% chỉ tiêu

– PT 4: Xét tuyển thẳng theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT theo quy định của Bộ GDĐT tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh.

2. Điểm trúng tuyển những năm gần nhất của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Chuyên ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Xét theo điểm thi THPT QG Xét theo học bạ THPT Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ
KT vận tải biển 20,75 23,75 25,35
KT vận tải thủy 19 21,50 24,25
Logistics & chuỗi cung ứng 22 25,25 26,25
KT ngoại thương 21,25 24,50 25,75
Quản trị kinh doanh 20 23,25 25
QTị tài chính kế toán 19,75 22,75 24,50
QT tài chính ngân hàng 19,25 22 24,40
Luật hàng hải 17 20,50 23,65
Điều khiển tàu biển 15 16 18 20,5 21,50 22
Khai thác máy tàu biển 14 16 14 18 18 18
Quản lý hàng hải 14,75 20 21 24,5 24 25
Điện tử viễn thông 15,5 20,5 18,75 22 23 23
Điện tự động GTVT 14 18 18 18
Điện tự động tàu thủy 14 16
Điện tự động CN 18,75 21,5 21,75 24 23,75 25
TĐH hệ thống điện 14,25 19,5 18 21,5 22,40 23
Máy tàu thủy 14 16 14 18 18 18
TK tàu & công trình ngoài khơi 14 16 14 18 14 18
14 16 14 18 14 18
Máy và tự động CN 14 16 15 20,5 21,35 21
Máy và TĐH xếp dỡ 14,5 16 14 18 18 18
KT cơ khí 17,5 18 19 22,25 23 23
KT cơ điện tử 18,25 19,5 21,50 23,5 23,85 24
Kỹ thuật ô tô 20,25 22 23,75 25 24,75 26
KTnhiệt lạnh 16,25 18,5 18 22 22,25 22
XD công trình thủy 14 16 14 18 14 18
KT an toàn hàng hải 14 16 14 18 17 20
XD dân dụng và công nghiệp 14 16 14 18 16 18
Công trình GT và cơ sở hạ tầng 14 18 14 18
Kiến trúc và nội thất 20 22,5 19 22 14 18 (Sơ tuyển năng khiếu Vẽ mỹ thuật)
KT cầu đường 14 16
CNTT 20,25 24 23 26 25,15 26,50
CNPM 18,75 22,5 21,75 24 24,50 25,25
Kỹ thuật TT và mạng máy tính 17 18,5 20,25 23 23,75 24,50
Kỹ thuật môi trường 14 18 15 20 20 21
Kỹ thuật CN hóa học 14 16 14 18 14 18
QL công trình xây dựng 14 16 14 20 19,50 21,50
Tiếng Anh thương mại 27,75 30 34,75
Ngôn ngữ Anh 27,50 29,50 34,25
Quản lý KT công nghiệp 18 18

3. Năm 2022,  tuyển sinh những ngành nào?

Chuyên ngành Mã chuyên ngành Tổ hợp Xét tuyển Chỉ tiêu
1. Điều khiển tàu biển 7840106D101 130
2. KT máy tàu biển 7840106D102 90
3. QL hàng hải 7840106D129 75
4. Điện tử viễn thông 7520207D104 90
5. Điện tự động GTVT 7520216D103 45
6. Điện tự động CN 7520216D105 100
7. TĐH hệ thống điện 7520216D121 100
8. Máy tàu thủy 7520122D106 45
9. TK tàu & công trình ngoài khơi 7520122D107 45
10. Đóng tàu & CT ngoài khơi 7520122D108 45
11. Máy & TĐH xếp dỡ 7520103D109 45
12. KT cơ khí 7520103D116 100
13. KT cơ điện tử 7520103D117 75
14. KT ô tô 7520103D122 75
15. KT nhiệt lạnh 7520103D123 45
16. Máy & tự động CN 7520103D128 60
17. XD công trình thủy 7580203D110 45
18. KT an toàn hàng hải 7580203D111 45
19. XD dân dụng & công nghiệp 7580201D112 75
20. Công trình GT & cơ sở hạ tầng 7580205D113 45
21. Kiến trúc & nội thất (thi năng khiếu Vẽ) 7580201D127 30
22. QL công trình xây dựng 7580201D130 45
23. CNTT 7480201D114 110
24. CN phần mềm 7480201D118 60
25. KT truyền thông & mạng máy tính 7480201D119 60
26. Quản lý KT công nghiệp 7520103D131 30
27. KT môi trường 7520320D115 100
28. KT công nghệ hóa học 7520320D126 45
29. Tiếng Anh TM (TA hệ số 2) 7220201D124

D01, A01 D10, D14

90
30. Ngôn ngữ Anh (TA hệ số 2) 7220201D125 90
31. KT vận tải biển 7840104D401 145
32. KT vận tải thủy 7840104D410 90
33. Logistics & chuỗi cung ứng 7840104D407 150
34. KT ngoại thương 7340120D402 150
35. QTKD 7340101D403 90
36. QT tài chính kế toán 7340101D404 140
37. QT tài chính ngân hàng 7340101D411 60
38. Luật hàng hải 7380101D120 110
39. KT vận tải biển (CLC) 7840104H401 90
40. KT ngoại thương (CLC) 7340120H402 90
41. Điện tự động CN (CLC) 7520216H105 60
42. CNTT (CLC) 7480201H114 60
43. QL kinh doanh & Marketing 7340101A403

D15, A01 D07, D01

90
44. KT Hàng hải 7840104A408 90
45. KD quốc tế & Logistics 7340120A409 90
46. Điều khiển tàu biển (Chọn) 7840106S101

A00, A01, C01, D01

30
47. Khai thác máy tàu biển (Chọn) 7840106S102 30

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

– Học đại học Hàng Hải mất học phí bao nhiêu?

Đối với sinh viên theo học khóa học đại học chính quy, học phí được tính 280.000 VNĐ/tín chỉ còn với sinh viên theo học hệ CLC thì học phí có mức giá 560.000 VNĐ/tín chỉ. Tuy nhiên, đây là học phí của trường năm 2019, còn những năm sau đó, học phí sẽ tăng dần theo Nghị định 86/2015.

– Trường có tốt không?

Theo nhìn nhận khách quan từ sinh viên đã từng theo học tại trường, Trường đại học Hàng Hải Việt Nam là một môi trường học tập đáng thử sức vì điều kiện học tập tốt, chất lượng đào tạo ngày càng được đổi mới, đội ngũ giảng viên ưu tú. Vì thế, nhà trường là một địa chỉ uy tín nhận được rất nhiều sự tin tưởng của học sinh.

Đại Học Hàng Hải Việt Nam qua những hình ảnh chân thực

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Vẻ đẹp của sinh viên Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

Đồng phục của Trường là một điểm cộng

Đại học Hàng hải Việt Nam cơ sở vững tàu

TRUNG TÂM UD & PT Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam là ngôi trường đáng mơ ước với bao thế hệ sinh viên, còn chần chừ gì mà không đăng ký nguyện vọng vào trường để trải nghiệm ngay nhỉ. Chúc các bạn sẽ hoàn thành ước mơ tại ngôi trường này nhé!

Review về các trường đại học:

  • Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 
  • Điểm chuẩn GTVT