Dàn ý chi tiết các tác phẩm văn học 12 pdf

Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh tài liệu tham khảo để ôn thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2020 dưới đây. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

Tài liệu này đề cập tới các nội dung sau đây: 

- Từ trang 1 - trang 190:

+ Dàn ý, bài văn mẫu phân tích các tác phẩm Văn học đáng chú ý 

  • Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
  • Việt Bắc - Tố Hữu
  • Sóng - Xuân Quỳnh
  • Vợ nhặt - Kim Lân
  • Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Tây Tiến - Quang Dũng 
  • Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
  • Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
  • Rừng xà nu - Nguyễn Thành Trung (tự học có hướng dẫn)

+ Cách làm các dạng bài so sánh văn học

- Còn lại: Kiến thức cho phần đọc hiểu

Tài liệu đọc hiểu, dàn ý và phân tích chi tiết tác phẩm ôn thi Văn THPT quốc gia đột phá 8+

Jennie

LƯU Ý:

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi 30/3/22

  • datdg12345
  • Nguyễn Phước Tuệ Nhi
  • levietquang
  • Phùng thị sim

Chủ đề 27,700 Bài viết 28,561 Thành viên 44,971 Thành viên mới nhất datdg12345

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Dàn ý chi tiết 4 tác phẩm môn Văn lớp 12 ,  tài liệu bao gồm 10 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

DÀN Ý CHI TIẾT 4 TÁC PHẨM VĂN HỌC 12

* Việt Bắc

  1. MỞ BÀIThơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung mà còn do giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc.II. THÂN BÀI1. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong Việt Bắca) Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người yêu để trò truyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca, và phần đầu này cũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành mười lăm năm ấy tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quýt bên nhau trong một mối ân tình sâu nặng.Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.b) Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc, từ khúc hát đạo đầu Mình về mình có nhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Mình đi có nhớ những ngày - Mình về rừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi..., đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:Nhớ gì như nhớ người yêu,Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.Nhớ từng băn khói cùng sương,Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.…..Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,Dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô2. Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong Việt Bắa) Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ), Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dân tộc, đó là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu...) lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đương Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)b) Kết cấu: Kết cấu theo lối đốì đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính đân tộc. Nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt một trăm năm mươi câu lục bát không bị nhàn chán.c) Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm) . Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là tình đậm đà của tình giai cấp:Thương nhau chia củ sắn lùi,Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.d) Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhât trong cặp đại từ nhân xưng ta - mình, mình - ta quấn quýt với nhau và đại từ phiến chỉ ai. Đây là một sáng độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thể thơ lục bát nhịp nhàng, thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hoá, sáng tạo, không có đơn điệu (có hùng tráng như cảnh "Việt Bắc ra quân", trang nghiêm như cảnh buổi họp trung ương, chính phủ...)III. KẾT BÀI

    Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc, cho nó nhanh chóng đến với người đọc và vẫn sống mãi trong lòng nhân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

* Tây Tiến

“Tây tiến”là bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng và cũng là tác phẩm không thể thiếu vắng trong những bức tranh thơ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ dạt dào cảm hứng chân thành về một thời chinh chiến đầy gian lao vất vả nhưng vô cùng anh dũng.a. Cảnh thiên nhiên:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơiNhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơi

. Đọc và Phân tích.

=> Địa danh cụ thể. Đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương. Đóa hoa chợt thấy trong ánh đuốc rừng hay bó hoa của ai đón bộ đội trong đêm khuya.=> Vẻ đẹp nên thơ, lung linh hư ảoBiện pháp nghệ thuật tương phản + từ láy tượng hình + đảo ngữ (heo hút cồn mây…) nhịp điệu nối tiếp liên tục của những thanh trắc đã tái hiện được con đường núi hành quân như đẩy lên chiều cao vời vợi, dốc núi dường như thẳng đứng, nhìn lên rất cao, nhìn xuống rất sâu.=> Hùng vĩ, hiểm trở, quanh co, khúc khuỷu.Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây gió ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuốngChiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiThời gian đồng lõa với thiên nhiên để uy hiếp con người. Trần Lê Văn nhận xét “hai chữ Mường Hịch có hai dấu nặng đi với nhau nghe nặng như tiếng chân cọp”=> Dữ dội, nguy hiểmNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôiTất cả đột ngột như lắng lại. Hình ảnh bản làng với nét bình lặng ấm cúng đã mang lại sự ấm áp cho toàn đoạn đẩy lùi cái hoang vu của rừng thiêng nước độc mang lại chất thơ cho toàn đoạn. Cái ấm áp tỏa ra từ hơi ấm của tình dân quân, tình người Tây Bắc hay từ tình yêu đôi lứa – Có lẽ là tất cả.* Quang Dũng mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu từ mọi phía không theo khuôn mòn.- Đoạn thơ có hai cảnh: Cảnh đêm liên hoan của bộ đội có đồng bào địa phương đến góp vui; Cảnh sông nước đầy chất thơ của Tây Bắc với hình ảnh uyển chuyển của cô gái Thái xuôi thuyền về Châu Mộc. Hồn thơ Quang Dũng thường dễ có cảm hứng trước những gì có màu sắc bí ẩn của xứ lạ phương xa.Cảnh sinh hoạt: (Đoạn 2)Những chi tiết thực, mộng đan xen, cái nhìn ngỡ ngàng(kìa em) vui sướng, cảm mến trước trang phục nghệ thuật vũ đạo có màu sắc xứ lạ(man điệu) vừa dịu dàng vừa tình tứ(nàng e ấp) của cô gái nơi miền núi rừng Tây Bắc dưới ánhsáng bừng lên của ngọn lửa đuốc liên hoan. Từ“bừng”có thể là ánh lửa cũng có thể gợi về sự tưng bừng của đêm lửa trại.Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp. Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.Cảnh đêm liên hoan:Bút pháp “Thi trung hữu họa”, điểm chọn tinh tế, tác giả cốt ghi lấy cái hồn của ngàn lau, cái dáng tạo hình của cô gái Thái, cái ngả nghiêng “đong đưa”của những bông hoa rừng dường như muốn làm duyên với dòng nước lũ.Cảnh và người hòa hợp.Cảnh sông nước: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.Tản Đà đã từng miêu tả hình ảnh lau chạy trong gió thu:“Một dãy lau cao, làn gió chạyMấy cây thưa lá sắc vàng phai”Chế Lan Viên:“Ngàn lau cười trong nắngHồn của mùa thu vềHồn mùa thu sắp đi

Ngàn lau xao xác trắng” 

* .Sóng

  1. MỞ BÀIXuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.B. THÂN BÀI1. Hình tượng “sóng”- Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ, bao trùm cả bài thơ là hình tượng: Sóng+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.+ “Sóng” là một hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.→ Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.- Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”... “Con sóng dưới lòng sâu”) →Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.2. Khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi khổ thơ sóng lại hiện ra một ý nghĩa khác.Khổ 1: Mở đầu bài thơ, sóng hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính“Dữ dội và dịu êm”... “Sóng tìm ra tận bể”.- Xuân Quỳnh thấy sóng mang trong mình khí chất của người phụ nữ. Khổ thơ thứ nhất là tiếng nói đầu kiêu hãnh về giới mình của người phụ nữ này. Trong khí chất của sóng có sự hài hoà của các đối cực: vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất.- Mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt: khi “sóng không hiểu nổi mình”, thì “sóng tìm ra tận bể”→Sóng từ bỏ chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.Khổ 2:Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển, Xuân Quỳnh liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển ngàn đời vẫn cồn cào, xáo động, cũng như tình yêu muôn đời vẫn bồi hồi vỗ sóng “trong ngực trẻ:“Ôi con sóng... ngực trẻ”(khổ 2)Khổ 3 + 4: Đến khổ thứ ba, sóng lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu. Đứng trước biển, người phụ nữ muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình.“Sóng bắt đầu... ta yêu nhau” (Khổ 3)→ Mọi nỗ lực để cắt nghĩa về tình yêu của Xuân Quỳnh cuối cùng trở nên bất lực. Nhà thơ “thú nhận” thành thực, hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc: “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau”.Khổ 5: Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây lại soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnhtrọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:“Con sóng dưới... không ngủ được”- Sóng như nỗi lòng của người con gái: “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức” →Em “thức” cả trong mơ →Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.Khổ 6 + 7:Tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu chân thành trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng em cũng thế:“Dẫu xuôi về... một phương”Khổ 8: Sóng là niềm thấp thỏm, lo âu về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Những nỗi niềm ấy xuất phát từ một khát vọng mãnh liệt về sự vĩnh cửu của tình yêu.“Cuộc đời... bay về xa”Khổ 9: Cứ thế lời thơ triền miên cùng sóng... Cuối cùng sóng hiện ra trong khát khao hạnh phúc mãnh liệt nhất: khao khát bất tử. “Làm sao được... ngàn năm còn vỗ”.→ Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi... Xuân Quỳnh muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống, được bất tử trong tình yêu. Sống trong tình yêu là hạnh phúc, là khát vọng vĩnh hằng.=> Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau... Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong ngực trẻ”.

    C. KẾT BÀI 

* Hồn trương ba, da hàng thịt

Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba, nhân vật bi kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.1. Mở bài- Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.- Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch2. Thân bàia. Giới thiệu chung- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ- Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của tuyện dân gian.b. Phân tích- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba+ Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.+ Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi.Bi kịch của sự oan trái- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…+ Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi”Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ: con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình+ Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.+ Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.+ Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.+ Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba.Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.- Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.+ Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác- Trương Ba trước cái chết của cu Tị+ Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.+ Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người.Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.c. Đánh giá- Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.3. Kết luận- Đánh giá chung về nhân vật.

- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.