Đánh giá bộ luật dân sự 2023

Sáng 3/9, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] tổ chức Tọa đàm về dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi].

Sáng 3/9, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] tổ chức Tọa đàm về dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi].

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: Toạ đàm là cơ hội để các chuyên gia, các nhà khoa học của Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ và học tập kinh nghiệm trong xây dựng Bộ luật Dân sự, góp phần xây dựng một Bộ luật Dân sự mới có sức sống lâu dài, cụ thể hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực dân sự theo tinh thần pháp quyền, dân quyền.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được giới thiệu về những kết quả đã đạt được trong hợp tác xây dựng dự án Bộ luật Dân sự [sửa đổi] giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời tập trung thảo luận những vấn đề còn ý kiến khác nhau về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; Về điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản và lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền…

Về khái niệm vật quyền, hiện có hai loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc sử dụng khái niệm vật quyền và xây dựng chế định vật quyền trong dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] là cần thiết. Điều này bảo đảm mọi tài sản và các tài nguyên trong xã hội phải có chủ thực sự. Việc xây dựng chế định vật quyền không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển trên cơ sở của Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc sử dụng khái niệm vật quyền và xây dựng khái niệm vật quyền trong dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] để khắc phục những tồn tại, hệ thống hóa lại các quy định về quyền sở hữu và các vật quyền khác, cũng như bảo đảm được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đồng thời, bảo đảm tính hội nhập không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn hội nhập về mặt thể chế pháp lý về phát triển nền kinh tế thị trường với thế giới.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, không nên sử dụng khái niệm vật quyền khi mà chủ thuyết, nội dung chưa rõ ràng và về bố cục chưa bảo đảm tính logic, đồng thời cũng không nên sử dụng các thuật ngữ hoàn toàn mới nếu nội hàm quy định không có sự thay đổi cơ bản.

Giáo sư Morishima – Giáo sư danh dự Đại học Nagoya, Nhật Bản đánh giá, so với các Bộ luật trước đó, Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể hiện một bước tiến bộ dài về hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách căn bản cho xã hội kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một số nội dung của dự thảo cần được tiếp tục hoàn thiện để giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra cũng như giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

“Nếu sử dụng khái niệm vật quyền vào trong dự thảo Bộ luật thì sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế”, Giáo sư Morishima nói. Song, Giáo sư cũng lưu ý khi đưa vật quyền vào dự thảo Bộ luật cần làm rõ vật quyền nào thì phải đăng ký và hậu quả pháp lý của vật quyền là như thế nào?.

Luật Phòng thủ dân sự 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự. Đơn cử:

Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.

- Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.

- Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.

- Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 [Hình từ internet]

Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự

- Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.

- Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.

- Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.

- Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự

- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

- Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.

- Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.

- Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.

- Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.

- Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.

- Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.

- Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ Đề