Đánh giá chung về các tác phẩm của nam cao năm 2024

Trong những năm gần đây, chương trình giảng dạy Văn học trong nhà trường đã có nhiều cải cách, đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Đây là một mảng sách lớn, được rất nhiều NXB quan tâm, biên soạn và xuất bản, không nằm ngoài xu thế chung – NxbVăn học cũng tổ chức và biên soạn một bộ sách mang tên – VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG – TÁC PHẨM VÀ LỜI BÌNH.

Bộ sách gồm 11 cuốn, chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của 11 tác giả văn học nổi tiếng trong nước, bao gồm: Nam Cao, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh, Hồ Xuân Hương, do Nguyễn Anh Vũ biên soạn.

Nam Cao - Tác phẩm và lời bình nằm trong bộ sách văn học trong nhà trường- tác phẩm và lời bình mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Sơ lược nội dung của cuốn sách:

Kết cấu cuốn sách “Nam Cao - Tác phẩm và lời bình” gồm hai phần, phần 1 gồm những tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn, những tác phẩm được trích in trong chương trình giảng dạy của Bộ giáo dục. Phần 2 là những bài phê bình, đánh giá và cảm nhận của các nhà phê bình có tên tuổi về tác giả và tác phẩm đã được trích dẫn.

Đây là bộ sách có trị cao về mặt giáo dục, cung cấp những tri thức về tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam được đưa vào chương trình phổ thông và đại học ở nước ta, giúp giáo viên và học sinh các cấp học, bậc học có thêm nhiều tài liệu để hiểu biết, nâng cao kiến thức văn học, thêm yêu và tự hào hơn về nền văn học nước nhà.

Một và nhận xét, đánh giá về tác giả Nam Cao và cuốn sách:

“Nam Cao đã để lại những áng văn nóng hực của một nhân cách và một tài năng lớn” [Chu Văn Sơn].

Nhiều người bảo tôi rằng các tập truyện của Nam Cao đầy trong sách giáo khoa đấy, cần gì phải mua hẳn một cuốn? Nhưng nếu bạn là một người yêu văn học, muốn khám phá về văn học Việt Nam thì bạn sẽ không cảm thấy tiếc khi bỏ tiền ra mua quyển sách này. Tập truyện ngắn và lời bình của Nam Cao rất đầy đủ hơn sách giáo khoa. Vì thế, nó thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác, quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Thật không ngoa khi nói rằng Nam cao quả là một nhà văn lớn của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Đọc, thấm, bạn sẽ nhận ra những giá trị tuyệt vời từ những truyện ngắn của Nam Cao. [Bạn đọc Phó Thanh Trúc- đến từ Hồ Chí Minh].

Vài nét về tác giả- nhà văn Nam Cao:

Nam Cao [1915-1951] là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn rồi sau đó có rất nhiều những tác phẩm hay còn mãi giá trị với bạn đọc tới ngày nay.

Và vị cay, vị đắng, vị ngọt của văn Nam Cao mãi mãi là một nỗi ám ảnh day dứt đối với người đọc trước số phận con người bị tha hóa nhân cách.

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng trong làng nghệ thuật văn học nước nhà. Những sáng tạo của ông đều hướng đến một tinh thần lao động cùng những quan điểm có tính nhân văn cao đẹp. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao mang một nét cá tính riêng, nó được thể hiện qua từng tác phẩm, từng lời văn và câu chữ. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ con người của Nam Cao cùng những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông.

Nam Cao là một nhà văn luôn hướng đến nhân dân lao động

Nam Cao là ai?

Nam Cao [1917-1951] tên thật là Trần Hữu Tri.

Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý, Hà Nam [Nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân].

Trong nghệ danh của Nam Cao có chứa từ Nam- một phần của trong chữ Hà Nam, điều này đã thể hiện thật sâu sắc tình cảm của ông dành cho quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nam Cao xuất thân trong một gia đình nông dân với hoàn cảnh khá vất vả và cơ cực, nhưng cha mẹ luôn luôn hỗ trợ và tạo điều kiện để ông được đến trường. Ông bắt đầu lao động kiếm sống sau khi kết thúc bậc trung, ông trải qua rất nhiều nghề, có một cuộc sống khó khăn, vất vả. Nam Cao chọn con đường văn học để vừa mưu sinh, vừa thỏa lòng đam mê của mình với những con chữ.

Nam Cao xuất thân trong một gia đình nông dân với hoàn cảnh khá vất vả

Không những vậy, trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông sẵn sàng đứng vào hàng ngũ cách mạng kháng chiến chiến đấu vì nền hòa bình dân tộc. Ông hy sinh năm 1951 khi đang trên đường đi công tác đến Ninh Bình.

Nam cao với một trái tim nhân hậu, ấm áp, giàu tình thương ẩn trong vẻ ngoài lạnh lùng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học mẫu mực. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm “Chí phèo”, một câu chuyện được sử dụng để giáo dục học sinh trong kế hoạch của Bộ Giáo dục. Những tác phẩm của Nam Cao đều toát lên vẻ đẹp của người dân lao động cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, đồng thời cũng phản ánh góc khuất của xã hội Việt Nam phong kiến đương thời.

Một số nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật là gì?

Phong cách nghệ thuật [phong cách sáng tác] là một phạm trù thẩm mĩ, cho thấy sự thống nhất tương và tương đối ổn định của hệ thống hình tượng cũng như các phương tiện biểu hiện nghệ thuật trong một tác phẩm. Phong cách sáng tác cho thấy điểm nhìn độc đáo trong sáng tác cũng như phẩm chất của một nhà văn, ở một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

Phong cách nghệ thuật giúp phản ánh quan điểm và con người của tác giả, cho thấy góc nhìn của nhà văn với cuộc sống, nét đặc biệt trong cách sáng tác, xây dựng cốt truyện của nhà văn. Từ đó giúp người đọc có thể cảm nhận sâu sắc các thông điệp nhà văn muốn đem lại thông qua một tác phẩm.

Nam Cao luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân vật

Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao

1. Đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, tinh thần của nhân vật

Ở những tác phẩm của Nam Cao, chúng ta dễ dàng phát hiện ra những bằng chứng cho thấy việc tác giả đã quan sát và miêu tả rất kỹ lưỡng những diễn biến cảm xúc của nhân vật mà ông xây dựng. Nam Cao luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân vật, khai thác những diễn biến tâm lý, những biểu hiện cảm xúc đúng đến từng chi tiết của nhân vật, từ đó đưa những tác phẩm của ông đạt đến cao trào, khiến người đọc phải luận điệu cảm xúc theo từng lời văn.

Đơn cử như tác phẩm tạo nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, Nam Cao đã vô cùng thành công khi phân tích và đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật Chí Phèo để miêu tả những trạng thái cảm xúc từ bức xúc khi bị đối xử ghẻ lạnh, bị coi thường đến sự ấm áp, hạnh phúc khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở sau cơn say. Nam Cao luôn biết cách khai thác chi tiết, tinh tế nội tâm của nhân vật mình gây dựng, từ đó có thể tạo nên những cốt truyện hay với những diễn biến cảm xúc đầy ấn tượng.

2. Sử dụng phương pháp độc thoại nội tâm đầy khéo léo và tinh tế

Đây là nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Có thể nói, trong văn học dân tộc Việt Nam, Nam Cao chính là một nhà văn tiêu biểu cho phương thức sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật một cách vô cùng xuất sắc. Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ được Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật [Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc…]

Nam Cao chính là một nhà văn tiêu biểu cho phương thức dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Những lời độc thoại nội tâm được Nam Cao sử dụng nhằm mục đích diễn tả sự đấu tranh tâm lý đầy gay cấn của nhân vật như Lão Hạc hay Chí Phèo,... giúp tâm lý nhân vật được phơi bày ra trước mắt bạn đọc. Nam Cao như viết lên những cuộc tranh luận ngầm, những mâu thuẫn đầy kịch tính ngay trong thâm tâm của nhân vật giúp bạn đọc hiểu được sự thật đằng sau những quyết định đầy đau đớn của họ.

3. Coi trọng việc phản ánh thực tại xã hội đương thời và đưa ra tiếng nói cảm thông cho tầng lớp nhân dân lao động phải chịu nhiều cơ cực

Với Nam Cao, việc phản ánh thực tại xã hội tối tăm nhưng sứ mệnh ông phải làm thông qua từng áng văn. Ông không chấp nhận việc chỉ phản ánh cái nhìn bề ngoài đơn giản của xã hội mà không phân tích và tìm ra những mặt tối, những góc khuất đầy nghiệt ngã của xã hội. Ông luôn luôn đại diện cho tiếng nói, cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân lao động bị cho là yếu thế, luôn phải cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo khổ, bị bóc lột, bị đày đọa.

Truyện của Nam Cao còn thường xuyên xuất hiện kiểu kết cấu lắp ghép. Sự sắp xếp này làm cho những cảnh đời, những bức tranh hiện thực của đời sống lần lượt hiện ra một cách rõ ràng, thể hiện bức tranh hiện thực đầy tàn nhẫn. Như 2 tác phẩm: “Chí Phèo” và “Sống mòn”, những cảnh đời, những mảng hiện thực khác nhau, mới thoáng nhìn tưởng chẳng có liên hệ gì với nhau được tác giả sắp xếp, lắp ghép vào tác phẩm, cứ lần lượt xuất hiện như những cảnh trong phim, cùng tập trung thể hiện tư tưởng của tác phẩm, qua đó nhà văn phản ánh được tính chất phong phú, phức tạp của cuộc sống.

Tác phẩm của Nam Cao mang tính hiện thực sâu sắc

Nam Cao miêu tả cuộc sống là những chuỗi biến cố, những sự kiện, những tình huống không mong muốn xảy ra bất ngờ. “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nước mắt, Sống mòn”… là những tác phẩm chứa đựng những sự kiện xuất hiện thường là nguồn gốc của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ, cảm xúc, tình cảm của mình chủ yếu là qua hành vi [cử chỉ, nét mặt, lời nói] và qua lời độc thoại nội tâm chứ chúng không có những hành động dứt khoát để làm nên những thay đổi bên ngoài. Từ đây Nam Cao đã hoàn thành trách nhiệm diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật, nói nên tiếng nói của tầng lớp lao động bị chèn ép, những con người không được xã hội tiếp nhận để hoàn lương…

KẾT LUẬN

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao tiêu biểu cho văn học Việt Nam đương thời thể hiện tiếng nói, hoàn cảnh thực tế của tầng lớp nhân dân lao động. Bằng ngòi bút điêu luyện cùng tình cảm sâu sắc của mình, Nam Cao đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của Việt Nam.

Chủ Đề