Đánh giá công ty thái bình shoe

Ngày 19/3/2014, CTCP Hoá – Dược phẩm Mekophar [Mã CK: MKP] – tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương 24 [trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam] - góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 5 Ngô Thời Nhiệm [Tp. HCM] thành lập Công ty TNHH MTV Bất động sản Areco [Areco]. Giá trị quyền sử dụng đất được định giá lên tới 359,21 tỉ đồng.

Nhưng đến ngày 30/5/2014, MKP đã ký hợp đồng chuyển nhượng 95% giá trị vốn góp tại Areco cho CTCP Thương mại và Du lịch Bình Dương [Bình Dương Tourist]. Việc chuyển nhượng vốn góp không phát sinh lãi [lỗ] cho MKP. Mặt khác, công ty này cũng ghi nhận 341,2 tỉ đồng tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ, tương đương giá trị cổ phần Areco đã chuyển nhượng tính theo mệnh giá.

Tới tháng 5/2018, MKP bán nốt 5% cổ phần còn lại ở Areco. Bên nhận chuyển nhượng, theo tìm hiểu của VietTimes, là CTCP Đầu tư Thái Bình [TBS Group].

TBS Group và Bình Dương Tourist đều là những thành viên trong ‘hệ sinh thái’ của doanh nhân Nguyễn Đức Thuấn [SN 1957]. Còn khu đất số 5 Ngô Thời Nhiệm [Phường 6, Quận 3, Tp. HCM] nay là nơi toạ lạc của khách sạn Mai House Saigon – một trong những tổ hợp bất động sản mang thương hiệu TBS Land mà TBS Group cho ra mắt vào năm ngoái.

Được biết, TBS Land còn phát triển dự án khu phức hợp Mai House Hội An, bao gồm tổ hợp Mai House Hội An Luxury Golf and Resort, với 500 căn hộ, hệ thống nhà hàng, khách sạn, phòng họp; dự án Green Tower quy mô 1,32ha tại Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trong khi đó, như VietTimes từng đề cập, ngày 4/2/2021, TBS Group đã trở thành cổ đông lớn, sở hữu 6,06% vốn của CTCP Đầu tư Nam Long [Mã CK: NLG]. Đến ngày 24/4/2021, ông Nguyễn Đức Thuấn – nhà sáng lập, Chủ tịch TBS Group – được bầu vào HĐQT NLG nhiệm kỳ 2021 – 2026. Lưu ý rằng, TBS Group cũng là đối tác cùng NLG đầu tư phát triển dự án Waterpoint quy mô 355ha tại Long An.

Một số thành viên trong 'hệ sinh thái' TBS Group của 'đại gia' Nguyễn Đức Thuấn

TBS Group lớn cỡ nào?

Sự ra đời của TBS Land đánh dấu bước tiến mới của TBS Group trong mảng kinh doanh, đầu tư và phát triển bất động sản.

Tập đoàn của ông Nguyễn Đức Thuấn đã có quãng thời gian dài tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, một phần là nhờ việc phát triển các bất động sản công nghiệp khi mở rộng sản xuất da giày, túi xách - những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, mang lại nguồn lợi nhuận ấn tượng trong nhiều năm.

Thành lập từ tháng 6/2005, TBS Group hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất giày dép và cũng là cái tên có kết quả kinh doanh ấn tượng bậc nhất trong ‘hệ sinh thái’ của ông Nguyễn Đức Thuấn.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2019, TBS Group đều đặn ghi nhận doanh thu hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Riêng năm 2019, doanh thu của TBS Group tăng trưởng tới 22,8% so với năm trước, đạt 9.584,2 tỉ đồng. Đồng thời, công ty này cũng báo lãi lên tới 952,3 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 9,9%.

Cộng dồn cả giai đoạn 2016 – 2019, TBS Group mang về tới 3.160 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

Cùng với kết quả kinh doanh khả quan, quy mô tài sản của TBS Group cũng gia tăng đáng kể. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của TBS Group đạt mức 15.588,9 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi trong vòng 4 năm. Bảng cân đối cũng cho thấy khối tài sản của TBS Group chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn nợ phải trả, với quy mô tài sản thường xuyên duy trì từ 2-3,7 lần vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2016 – 2019.

Bình Dương Tourist cũng là cái tên đáng chú ý trong hệ sinh thái của vị doanh nhân gốc Thái Bình, đóng vai trò nổi bật trong sự phát triển của mảng bất động sản và logistics. Công ty này được thành lập vào tháng 3/2006, do ông Nguyễn Đức Thuấn làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.

Theo dữ liệu của VietTimes, doanh thu của Bình Dương Tourist tăng gấp đôi trong vòng 4 năm, từ mức 433,3 tỉ đồng năm 2016 lên mức 868,4 tỉ đồng năm 2019. Cũng trong giai đoạn này, công ty mang về tổng cộng 984,6 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

Bình Dương Tourist là công ty mẹ, nắm giữ 60% vốn của CTCP Logistics TBS Sông Châu. Công ty này được thành lập vào tháng 8/2018, là chủ đầu tư dự án “Kho cảng sản phẩm dầu và hoá dầu” tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Thuấn còn là Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư và Xúc tiến thương mại Việt Nam – Lefaso; Thành viên HĐQT CTCP Thuốc Sát Trùng Việt Nam – nơi ông Thuấn, phu nhân Lâm Thị Mai và các thành viên liên quan nắm giữ tổng cộng 30,477% vốn điều lệ./.

Không được nhiều người biết đến, nhưng Thái Bình Shoes là doanh nghiệp có quy mô vốn gần gấp đôi so với Biti's và doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm.

Những ngày gần đây, hình ảnh của Biti's, thương hiệu giày nổi tiếng của Việt Nam đang tràn ngập trên các mạng xã hội, nhờ chiến dịch PR qua các MV ca nhạc của 2 ca sĩ nổi tiếng là Sơn Tùng M-TP và Soobin Hoàng Sơn.

Tuy nhiên, nói về lĩnh vực sản xuất giày dép, có một doanh nghiệp quy mô và năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với Biti's nhưng ít người biết đến, đó là Thái Bình Shoes.

Công ty Giày Thái Bình [Thái Bình Shoes - TBS Group] được thành lập từ năm 1989, còn nhà máy Thái Bình Shoes được cấp phép năm 1992, ra đời sau Biti's 10 năm. Năm 2005, Thái Bình Shoes chuyển mô hình thành công ty cổ phần và đến nay, quy mô vốn của TBS Group đã lên 770 tỷ đồng, còn Biti's ngày 20/12/2016 vừa qua mới tăng vốn lên 437 tỷ đồng. Số lao động tại TBS Group cũng đã lên tới 30.000 người trong khi Biti's khoảng 9.000 người.

3 cổ đông sáng lập của TBS Group là những người đồng đội thời chiến, ông Nguyễn Đức Thuấn, ông Cao Thanh Bích và ông Nguyễn Thanh Sơn. Trong đó, ông Nguyễn Đức Thuấn nắm 67% vốn.

![ Các cổ đông sáng lập của TBS Group ][////i0.wp.com/cafebiz.cafebizcdn.vn/2017/photo-0-1483494451806.png]

Các cổ đông sáng lập của TBS Group

Năm 2014, TBS Group đạt doanh thu trên 5.300 tỷ đồng, nộp ngân sách 230 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2013. Theo ước tính dựa trên bảng xếp hạng VNR500, TBS Group đứng thứ 144 và đạt doanh thu khoảng 6.000 tỷ đồng năm 2015 và 7.000 tỷ đồng năm 2016.

Cuối năm 2014, TBS Group đạt cột mốc 21 triệu đôi giày được đóng tại nhà máy 1, tỉnh Bình Dương. Mục tiêu của tập đoàn này là đến năm 2020 mở rộng quy mô sản xuất lên đến 39 triệu đôi giày.

![ Ảnh: Hoàng Anh ][////i0.wp.com/cafebiz.cafebizcdn.vn/2017/1-1483470399956-1483495198376.png]

Ảnh: Hoàng Anh

Khác với Biti's, TBS Group ít được biết đến do không có thương hiệu giày riêng, mà chỉ gia công, sản xuất giày cho các thương hiệu nước ngoài. Lãnh đạo TBS Group cho biết, chiến lược của công ty là tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua việc gia công và phân phối sản phẩm, chứ không phát triển theo chuỗi sản xuất đến bán hàng, bởi hướng đi ngày rủi ro rất lớn, không phải cứ có kinh nghiệm, chuyên môn là làm được.

Để có một thương hiệu giày riêng, một doanh nghiệp cần rất nhiều khâu và khâu nào cũng cần phải mạnh, từ nghiên cứu mẫu, thiết kế, đến tìm nguyên liệu, sản xuất, tìm hiểu thị trường, phân phối sản phẩm, nguồn lực tài chính...

Từ sản xuất giày dép, ông Nguyễn Đức Thuấn chuyển hướng cho TBS Group sang kinh doanh đa ngành bắt đầu từ khi nhận được lời mời sản xuất túi xách cho Coach, bởi ông Thuấn cho rằng, xét về mặt giá trị, sản xuất túi xách có mức doanh thu cao hơn hẳn so với sản xuất giày hoặc hàng dệt may.

Sau hơn 25 năm hoạt động, TBS Group từ một nhà máy nhỏ tại Bình Dương với vỏn vẹn 1 xưởng may và 1 xưởng gò, đến nay đã trở thành tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực và có quy mô ngang ngửa các doanh nghiệp FDI trong ngành da giày tại Việt Nam.

Đối tác của TBS là những doanh nghiệp tầm cỡ, như Skechers, Decathon, Wolverine trong ngành giày, hay Coach, Lancaster, Tory Burch trong ngành túi xách và Damco, APL, DHL hay Geodis trong lĩnh vực logistics.

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! //ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=Kh%C3%B4ng+%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c+bi%E1%BA%BFt+%C4%91%E1%BA%BFn+nhi%E1%BB%81u+nh%C6%B0+Biti%27s%2C+nh%C6%B0ng+%C4%91%C3%A2y+m%E1%BB%9Bi+l%C3%A0+doanh+nghi%E1%BB%87p+gi%C3%A0y+d%C3%A9p+h%C3%A0ng+%C4%91%E1%BA%A7u+Vi%E1%BB%87t+Nam

Chủ Đề