Đánh giá nghiên cứu khoa học Vũ Cao Đàm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Vũ Cao Đàm Phương pháp  Nghiên cứu Khoa học  Đã đăng ký bản quyền tác giả © Copyright    
  2. Đại cương Đạ Khái niệm     Phân loại   Sản phâm̉
  3. Làm đề tài bắt đầu từ đâu?
  4. 5 câu hỏi quan trọng nhất? 5 c
  5. 5 câu hỏi quan trọng nhất: 5 c Tên đề tài của tôi?  1. và 4 câu hỏi: 2. Tôi định làm (nghiên cứu) cái gì? 3. Tôi phải trả lời câu hỏi nào? 4. Quan điểm của tôi ra sao? 5. Tôi sẽ chứng minh quan điểm của tôi  như thế nào?
  6. Diiễn đạt của khoa học D Tên đề tài  1. Mục tiêu nghiên cứu 2. Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu 3. Luận điểm (Giả thuyết) khoa học 4. Phương pháp chứng minh giả thuyết 5.
  7. 2 câu hỏi quan trọng nhất? 2 c
  8. 2 câu hỏi quan trọng nhất? 2 c  Câu hỏi nào phải trả lời trong nghiên cứu? 1. 2.  Luận điểm khoa học của tác giả thế nào  khi trả lời câu hỏi đó? Ví dụ:  ► Câu hỏi: Con hư tại ai? ► Luận điểm: Con hư tại mẹ
  9. 1 câu hỏi quan trọng nhất  1 c của đề tài?
  10. 1 câu hỏi quan trọng nhất? 1 c ►  Tác giả định giải quyết vấn đề gì của đề  tài? Nghĩa là: ► Tác giả phải trả lời câu hỏi nào trong nghiên  cứu?  Ví dụ: Con hư tại ai?
  11. Sách tham khảo Logic học Sách Vương Tât Đạt: Logic học, Nhà xuât bản ́ ́ 1. giáo dục, Hà Nội 2. Lê Tử Thành: Tìm hiêu Logic học, Nhà ̉ Nhà xuât bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh ́ xuât
  12. Sách tham khảo PPL NCKH Sách Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2005 (Xuât bản lân thứ mười một) ́ ̀
  13. Phân loại  Ph Nghiên cứu khoa học Phân loại theo chức năng: ­ Nghiên cứu mô tả: Hiện trạng ­ Nghiên cứu giải thích:  Nguyên nhân ­ Nghiên cứu giải pháp:  Giải pháp Nhìn trước ­ Nghiên cứu dự báo: 
  14. Nghiên cứu và Triển khai Nghi Nghiên cứu và Triển  khai  (viết tắt là R&D) Nghiên cứu cơ bản: ► Nghiên cứu ứng dụng ► Triên khai ̉ ►
  15. Hoạt động R&D Ho theo khái niệm của UNESCO (1) FR AR D R            &  R Nghiên cứu, trong đó: FR Nghiên cứu cơ bản AR Nghiên cứu ứng dụng D Triển khai  (Thuật ngữ của Tạ Quang Bửu, nguyên  Tổng Thư ký, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa  học Nhà nước)
  16. Hoạt động R&D Ho theo khái niệm của UNESCO (2) LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU  SẢN PHẨM Nghiên cứu cơ bản  Lý thuyết R Nghiên cứu ứng dụng  Vận dụng lý thuyết để mô  & tả, giải thích , dự báo, đề  xuất giải pháp D Triển khai Prototype (vật mẫu), pilot  và làm thử loạt  đầu (série  0)
  17. Hoạt động KH&CN gôm: Ho ̀ Nghiên cứu và Triên khai (R&D) 1. ̉ Chuyên giao tri thức, bao gồm chuyển giao công  2. ̉ nghệ Phát triên công nghệ (UNESCO và UNIDO) 3. ̉ Dịch vụ KH&CN 4. UNESCO: Manuel pour les statistiques relatives aux activités  ► scientifiques et techniques, 1982. De Hemptinne: Questions clées de la politique scientifique et  ► technique, 1982  (Bản dịch tóm tắt tiếng Việt cả 2 tài liệu này của Viện Quản lý  KH&KT, 1987)
  18. Hoạt động KH&CN Ho theo khái niệm của UNESCO (1) FR AR D T TD STS FR Nghiên cứu cơ bản AR Nghiên cứu ứng dụng D Triển khai (Technological Experimental  Development) T Chuyển giao tri thức (bao gồm CGCN) TD Phát triển công nghệ trong sản xuất  (Technology Development) STS Dịch vụ khoa học và công nghệ
  19. Sản phâm nghiên cứu khoa học ̉ Nghiên cứu cơ bản: 1. Khám phá quy luật & tạo ra các lý thuyết Nghiên cứu ứng dụng: 2. Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích, dự báo  và đề xuất các giải pháp  Triên khai (Technological Experimental  3. ̉ Development; gọi tắt là Development; tiếng Nga  là Razrabotka, chứ không là Razvitije):  ­ Chế tác Vật mâu : Làm Prototype  ̃ ­ Làm Pilot: tạo công nghệ để sản xuất với Prototype ­ Sản xuât loạt nhỏ (Série 0) để khẳng định độ tin cậy ́
  20. Một số thành tựu có tên gọi riêng Phát hiện (Discovery), nhận ra cái vôn có:  ́ ► Quy luật xã hội. Quy luật giá trị thặng dư ► Vật thê / trường. Nguyên tố radium; Từ trường ̉ ► Hiện tượng. Trái đât quay quanh mặt trời. ́ Phát minh (Discovery), nhận ra cái vôn có:́ Quy luật tự nhiên. Định luật vạn vật hâp dẫn. ́ Sáng chế (Invention), tạo ra cái chưa từng có: mới về nguyên lý kỹ thuật và có thê áp dụng được.  ̉ Máy hơi nước; Điện thoại.*


Page 2

YOMEDIA

Tài liệu tham khảo hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học để đạt được hiệu quả và năng suất cao, đưa ra các phương pháp từ những bước căn bản nhất. Mời các bạn cùng tham khảo

05-11-2011 2154 414

Download

Đánh giá nghiên cứu khoa học Vũ Cao Đàm

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG www.ptit.edu.vn LƯU HÀNH NỘI BỘ BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PGS.TS. VŨ CAO ĐÀM HÀ NỘI, 7/2012 -0- CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Về mặt thao tác, có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học. 1.2. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Thông dụng, có thể xem xét 2 cách phân loại sau. 1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng một sự vật, đánh giá một sự vật. Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Nghiên cứu giải pháp, là loại nghiên cứu nhằm sáng tạo các giải pháp, có thể là giải pháp công nghệ, giải pháp tổ chức và quản lý. Nghiên cứu dự báo, là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. 2. Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu Theo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta phân chia thành: - Nghiên cứu cơ bản, là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn tới hình thành một hệ thống lý thuyết mới 1. - Nghiên cứu ứng dụng, là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp. 1 Y. De Hemptinne: Questions-clé des politiques scientifiques et technologiques nationales, UNESCO, Paris, 1981. -1- - Triển khai, còn gọi là triển khai thực nghiệm, là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu (prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật 2. Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn: + Tạo vật mẫu (prototype), là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy trình sản xuất. + Tạo công nghệ còn gọi là giai đoạn “làm pilot”, là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất. + Sản xuất thử loạt nhỏ, còn gọi là sản xuất “Série 0” (Loạt 0). Đây là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ. Trên thực tế, trong một đề tài có thể chỉ tồn tại một loại nghiên cứu, chẳng hạn, nghiên cứu về một biến cố xã hội, một hiện trạng công nghệ; cũng có thể nghiên cứu những lý do về một nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế; cũng có thể là nghiên cứu về một giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp xã hội, song cũng có thể tồn tại cả một số loại nghiên cứu nào đó. 2 Xin lưu ý: “D” ở đây không dịch là “Phát triển”, bởi vì tuy viết là “D”, nhưng thực ra thuật ngữ này có tên gọi đầy đủ là “Technical Experimental Development”, về sau cũng gọi là “Technological Experimental Development”, gọi tắt là “Technological Development” hoặc “Development”. Năm 1959, Giáo sư Tạ Quang Bừu đặt thuật ngữ tiếng Việt là “Triển khai kỹ thuật”, gọi tắt là “Triển khai”. Một số văn bản gọi “D” là “Phát triển” là không đúng. Sự khác nhau là ở chỗ “Phát triển công nghệ” “Development of Technology” là sự “Mở mang” công nghệ, có thể cả chiều rộng (Extensive Development) lẫn chiều sâu (Intensive Development). Còn “Triển khai” là “Thực nghiệm một lý thuyết khoa học cho nó thành công nghệ”, mà sản phẩm rất đặc trưng của nó gồm 3 loại: “Prototype”, “Quy trình công nghệ” và “Sản xuất Série 0”. Thuậ tậ ngữ này người Trung Quốc goi là “Khai phát”, người Nga gọi là “Razrabotka”. Họ đều không dịch là “Phát triển”. Chính sách tài chính cũng khác nhau cơ bản: “Triển khai” được cấp vốn theo nguồn “Nghiên cứu và Triển khai” (R&D), bán sản phẩm “Triển khai” được miễn thuế. Còn “Phát triển” thì phải phải dùng vốn vay và phải chịu thuế. -2- CHƯƠNG II TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đều tuân theo một trật tự logic xác định, bao gồm các bước sau đây: 1. Phát hiện vấn đề (Problem), để lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu 2. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu 3. Nhận dạng câu hỏi (question) nghiên cứu 4. Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu 5. Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả thuyết 6. Tìm kiếm các luận cứ (evidence) để chứng minh luận điểm 2.1. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học. 1. Phát hiện vấn đề (Problem) nghiên cứu Phát hiện vấn đề nghiên cứu (Research Problem) để xác định chủ đề nghiên cứu (Research Topics). Trên cơ sở đó đặt tên đề tài. Vấn đề nghiên cứu được phát hiện nhờ các sự kiện thông thường, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa lý thuyết vốn tồn tại và thực tế. Loại sự kiện như thế được gọi là sự kiện khoa học (Scienctific Fact). Một số thủ thuật để phát hiện vấn đề nghiên cứu có thể là: 1) Tìm kiếm nguyên nhân của những bất đồng trong tranh luận khoa học 2) Nhận dạng những vướng mắc trong thực tế, mà các lý thuyết hiện hữu không cắt nghĩa được. 3) Lắng nghe ý kiến của những người không biết gì về lĩnh vực mà mình quan tâm 4) Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường 5) Những câu hỏi hoặc ý nghĩ bất chợt của người nghiên cứu. -3- 2. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên cứu) thực hiện. Nhiệm vụ nghiên cứu có thể xuất hiện trước hoặc sau vấn đề nghiên cứu. Có nhiều nguồn nhiệm vụ: Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia được ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền. Từ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, mà người nghiên cứu đi sâu phân tích để phát hiện “vấn đề nghiên cứu” Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu. “Cấp trên giao” là xuất phát từ nhu cầu kinh tế - xã hội. Căn cứ nhiệm vụ cấp trên giao, người nghiên cứu mới phân tích xem, “Vấn đề nghiên cứu” nằm ở đâu? Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác. Đối tác có thể là các doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoặc cơ quan chính phủ. Thông thường, các đối tác có thể chủ động nêu ra các “vấn đề nghiên cứu” để ký hợp đồng, song cũng có thể họ chỉ quan tâm đến nhu cầu nghiên cứu của họ, mà không hề quan tâm tới cái “vấn đề nghiên cứu” theo nghĩa khoa học mà người nghiên cứu sẽ phải phân tích sau này. Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình xuất phát từ ý tưởng khoa học của bản thân người nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ được xem xét theo các cấp độ sau: 1) Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? 2) Đề tài có mang một ý nghĩa thực tiễn nào không? 3) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? 4) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? 5) Và đề tài có phù hợp sở thích không? 3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?” 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu luôn được giới hạn trong một khuôn khổ nhất định: 1) Phạm vi về nội dung nghiên cứu. 2) Phạm vi về không gian của sự vật cần quan tâm trong nghiên cứu, cụ thể ở đây là giới hạn phạm vi mẫu khảo sát 3) Phạm vi thời gian của tiến trình của sự vật, phạm vi nội dung nghiên cứu. -4- 5. Mẫu khảo sát trong quá trình nghiên cứu. Mẫu khảo sát có thể được chọn trong: một không gian, một khu vực hành chính, một quá trình, một hoạt động, một cộng đồng. 6. Đặt tên đề tài Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Tên một đề tài khoa học khác với tên của tác phẩm văn học hoặc những bài luận chiến. Tên một tác phẩm văn học hoặc một bài luận chiến có thể mang những ý ẩn dụ sâu xa. Còn tên của một đề tài khoa học thì chỉ được mang một nghĩa, không được phép hiểu hai hoặc nhiều nghĩa. Để làm được điều này, người nghiên cứu cần lưu ý một vài nhược điểm cần tránh khi đặt tên đề tài: Thứ nhất, tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin. Ví dụ:  Về ...; Thử bàn về...; Góp bàn về ...  Suy nghĩ về ...; Vài suy nghĩ về...; Một số suy nghĩ về ...  Một số biện pháp ...; Một số biện pháp về ...  Tìm hiểu về ...; Bước đầu tìm hiểu về ...; Thử tìm hiểu về ...  Nghiên cứu về ...; Bước đầu nghiên cứu về ...; Một số nghiên cứu về ...  Vấn đề ...; Một số vấn đề ...; Những vấn đề về ... Thứ hai, cũng cần hạn chế lạm dụng dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ để, nhằm, góp phần, v.v.. Nói lạm dụng, nghĩa là sử dụng một cách thiếu cân nhắc, sử dụng tuỳ tiện trong những trường hợp không chỉ rõ được nội dung thực tế cần làm, mà chỉ đưa những cụm từ chỉ mục đích để che lấp những nội dung mà bản thân tác giả cũng chưa có được một sự hình dung rõ rệt. Ví dụ:  (...) nhằm nâng cao chất lượng...,  (...) để phát triển năng lực cạnh tranh.  (...) góp phần vào..., Sẽ là không đạt yêu cầu khi đặt tên đề tài bao gồm hàng loạt loại cụm từ vừa nêu trên đây, ví dụ: "Thử bàn về một số biện pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường" Thứ ba, cũng sẽ là không đạt yêu cầu khi đặt những tên đề tài có dạng như: “Lạm phát – Hiện trạng, Nguyên nhân, Giải pháp”. Đương nhiên, khi nghiên cứu đề tài “Lạm phát”, tác giả nào chẳng phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp chống lạm phát. Tuy nhiên loại tên đề tài này còn có một lỗi hết sức -5- nghiêm trọng, nếu ta diễn giải tên đề tài này là đề tài nghiên cứu về 3 nội dung: “Hiện trạng lạm phát”, “Nguyên nhân lạm phát” và “Giải pháp lạm phát”. 2.2. XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Luận điểm khoa học là một phán đoán về bản chất sự vật. Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm các bước: Phát hiện câu hỏi nghiên cứu; Đặt giả thuyết nghiên cứu. 1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu (Research Question) 3 là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chê của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Phát hiện được vấn đề nghiên cứu là giai đoạn quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức. Tuy nhiên, nêu câu hỏi lại chính là công việc khó nhất đối với các bạn đồng nghiệp trẻ tuổi: nhiều bạn sinh viên mới bắt tay làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặt những câu hỏi với thày cô đại loại như “nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ cái gì”. Câu trả lời trong trường hợp này luôn là: “Hãy bắt đầu từ đặt câu hỏi nghiên cứu”. Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lớp câu hỏi: Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ, về lý thuyết và về thực tiễn những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất. Câu hỏi nghiên cứu đặt cho người nghiên cứu mối quan tâm: "Cần chứng minh điều gì?". Như vậy, thực chất việc đưa ra được những câu hỏi sẽ tạo cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời. Tương tự như phát hiện vấn đề nghiên cứu, nhưng câu hỏi nghiên cứu nhằm chi tiết hóa vấn đề nghiên cứu. Cũng có thể sử dụng những phương pháp tương tự để đặt câu hỏi nghiên cứu. Có thể nêu cụ thể hơn như sau: Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện. Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tê Nhiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không thể sử dụng những lý thuyết hiện hữu để lý giải, hoặc những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đặt trước người nghiên cứu những câu hỏi phải trả lời, tức xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới. 3 Robert K. Yin: Case study research, Design and Methods, Second Edition, Applied Social Research Methods Series, Volume 5, SAGE Publications, London, 1994, pp. 5-8. -6- Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Xét ví dụ, chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng trẻ em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại: "Các bà mẹ là trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ là trí thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân?" Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi nghe được lời phàn nàn của một bà già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngoại ô của thành phố New York: "Cái ông Edison làm ra được đèn điện mà không làm được cái xe điện cho người già đi đây đi đó". Phát hiện mặt mạnh, mặt yêu trong nghiên cứu của đồng nghiệp Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm của mình; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình. Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào Đây là những câu hỏi xuất hiện ở người nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào. 2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu (tiếng Anh là Hypothesis), là một kêt luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Xét trong quan hệ giữa giả thuyết với câu hỏi nghiên cứu, thì giả thuyết chính là “câu trả lời” vào “câu hỏi” nghiên cứu đã nêu ra. Người nghiên cứu cần căn cứ vào phân loại nghiên cứu để đưa ra những giả thuyết phù hợp với bản chất của nghiên cứu khoa học. Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia thành giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích, giả thuyết dự báo, giả thuyết giải pháp. Giả thuyết là một phán đoán, cho nên viết giả thuyết khoa học, xét về mặt logic là viết một phán đoán. Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Phán đoán có cấu trúc chung là "S là P", trong đó, S được gọi là chủ từ của phán đoán; còn P là vị từ (tức thuộc từ) của phán đoán. -7- Phán đoán được sử dụng trong trường hợp cần nhận định về bản chất một sự vật, trình bày giả thuyết khoa học, trình bày luận cứ khoa học, v.v... Một số loại phán đoán thông dụng được liệt kê trong Bảng 1. 2.3. CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học, Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai loại: phương pháp tìm kiếm luận cứ và phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học. Đó là những việc làm cần thiết của người nghiên cứu trong quá trình chứng minh luận điểm khoa học của mình. Bảng 1: Phân loại các phán đoán Phán đoán khẳng định S là P Phán đoán phủ định S không là P Phán đoán xác suất S có lẽ là P Phán đoán hiện thực S đang là P Phán đoán tất nhiên S chắc chắn là P Phán đoán chung Mọi S là P Phán đoán riêng Một số S là P Phán đoán đơn nhất Duy có S là P Phán đoán liên kết (phép hội) S vừa là P 1 vừa là P2 Phán đoán lựa chọn (phép tuyển) S hoặc là P1 hoặc là P2 Phán đoán có điều kiện Nếu S thì P Phán đoán tương tương S khi và chỉ khi P 1. Cấu trúc logic của phép chứng minh Cấu trúc logic của phép chứng minh được nghiên cứu trong logic học, gồm 3 bộ phận hợp thành: Luận điểm, Luận cứ và Phương pháp. Giả thuyết, là điều cần chứng minh trong một nghiên cứu khoa học. Giả thuyết trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?” Về mặt logic học, giả thuyết là một phán đoán mà tính chân xác 4 của nó cần được chứng minh. 4 Trong logic học hình thức có một cặp khái niệm được sử dụng bằng những thuật ngữ tiếng Việt khác nhau: một số tác giả dùng "chân xác/phi chân xác", một số tác giả khác dùng "chân thực/giả dối". Trong sách này dùng cặp thuật ngữ thứ nhất, vì nó mang ý nghĩa thuần tuý khoa học. Khi nói "chân thực/giả dối" thường mang ý nghĩa đạo đức. Trong khoa học, thường khi nhà nghiên cứu rất chân thực, nhưng kết quả thu nhận được thì lại -8- Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được chứng minh và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận điểm. Phương pháp, là các cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm (luận đề). Trong logic học có một khái niệm tương đương, là “Luận chứng”. Tuy nhiên, ban đầu khái niệm này trong logic học chỉ mang nghĩa là “Lập luận”. 2. Luận cứ Để chứng minh luận điểm khoa học, người nghiên cứu cần có hai loại luận cứ: Luận cứ lý thuyết, là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, bao gồm các khái niệm, các tiên đề, định lý, định luật, quy luật, tức các mối liên hệ, đã được khoa học chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước. Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém thời gian để chứng minh lại những gì mà đồng nghiệp đã chứng minh. Luận cứ thực tế, được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp. Về mặt logic, luận cứ thực tiễn là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, sau khi hình thành luận điểm, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ. Một giả thuyết được chứng minh hay bị bác bỏ đều có nghĩa là “một chân lý được chứng minh”. Điều đó có nghĩa rằng, trong khoa học tồn tại hoặc không tồn tại bản chất như đã nêu trong giả thuyết. 3. Phương pháp xây dựng và sử dụng luận cứ Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm 3 việc: tìm kiêm luận cứ, chứng minh độ đúng đắn của bản thân luận cứ và sắp xêp luận cứ để chứng minh giả thuyết. Để làm 3 việc đó phải có phương pháp. Phương pháp trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào?”. Người nghiên cứu cần những loại thông tin sau:  Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.  Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đi trước.  Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu. Muốn có luận cứ, người nghiên cứu phải biết lựa chọn các hướng tiếp cận để thu thập thông tin. Những loại thông tin trên đây có thể được thu thập qua các tác phẩm phi chân xác -9- khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành. Có các hướng tiếp cận cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp cận phương pháp chung. Có hàng loạt cặp các hướng tiếp cận về phương pháp. Chẳng hạn:  Tiếp cận Hệ thống/Cấu trúc  Tiếp cận Lịch sử/Logic  Tiếp cận Lý thuyết/Thực tiễn  Tiếp cận Phân tích/Tổng hợp  Tiếp cận Cá biệt/So sánh Thứ hai, tiếp cận lý thuyết. Trong tiếp cận lý thuyết, người nghiên cứu tìm kiếm các lý thuyết để hình thành luận cứ. Chẳng hạn:  Một nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trong kinh doanh, tác giả tìm kiếm luận cứ từ lĩnh vực điều khiển học kinh tế (Economic Cybernetics), từ Lý thuyết trò chơi (Game Theory), v.v...  Một nghiên cứu về mạng điện, các tác giả tìm kiếm cơ sở lý thuyết từ lý thuyết mạng (Graph Theory), từ lý thuyết hệ thống (Systems Theory), v.v..  Một nghiên cứu về cải cách quản lý giáo dục, các tác giả tìm kiếm cơ sở lý thuyết từ giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, v.v... Thứ ba, tiếp cận thực tiễn. Có thể có 3 hướng tiếp cận thực tiễn: Khảo sát trực tiêp bằng các hoạt động quan sát hiện trường, chẳng hạn: điều tra địa chất, điều tra rừng, thâm nhập thị trường, v.v... Phương pháp chuyên gia thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, mở hội thảo để nghe ý kiến chuyên gia. Phương pháp thực nghiệm bằng cách tiến hành các thí nghiệm trong labo hoặc trong các xưởng thực nghiệm (công nghiệp), cánh đồng thực nghiệm (nông nghiệp), các khu rừng thực nghiệm (lâm sinh) hoặc các cơ sở chỉ đạo thí điểm (thực nghiệm xã hội), v.v... - 10 - CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập thông tin và chế biến thông tin. Không một nghiên cứu nào là không cần thông tin. Không một khâu nào trong toàn bộ quá trình nghiên cứu là không cần thông tin. Thông tin cần thiết trong tất cả các trường hợp sau:  Tìm kiếm chủ đề nghiên cứu  Xác nhận lý do nghiên cứu  Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu  Xác định mục tiêu nghiên cứu  Nhận dạng vấn đề nghiên cứu  Đặt giả thuyết nghiên cứu  Tìm kiếm luận cứ để chứng minh giả thuyết 3.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THU THẬP THÔNG TIN Có nhiều phương pháp thu thập thông tin: 1) Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kê thừa những thành tựu mà các đồng nghiệp đã đạt được trong nghiên cứu. 2) Trực tiếp quan sát trên đối tượng khảo sát ngay tại nơi diễn ra những quá trình mà người nghiên cứu có thể sử dụng làm luận cứ. 3) Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên mô hình tương tự các quá trình diễn ra trên đối tượng nghiên cứu. 4) Thực hiện các trắc nghiệm trên đối tượng khảo sát để thu thập các thông tin phản ứng từ phái đối tượng khảo sát. Trong nhiều trường hợp người nghiên cứu không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát, ví dụ, núi lửa đã tắt, trận động đất đã ngưng, một sự kiện lịch sử đã lùi vào quá khứ, v.v…Khi đó, người nghiên cứu phải thu thập thông tin một cách gián tiếp qua những người trung gian. Người ta gọi chung là phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia bao gồm: - 11 -  Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về sự kiện khoa học.  Gửi phiếu điều tra (bảng hỏi) để thu thập thông tin liên quan tới sự kiện khoa học.  Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học. 1. Chọn mẫu khảo sát. Mẫu, tức đối tượng khảo sát, được lựa chọn từ khách thể. Bất kể nghiên cứu trong lĩnh vực nào, người nghiên cứu đều phải chọn mẫu:  Chọn địa điểm khảo sát trong hành trình điều tra tài nguyên  Chọn các nhóm xã hội để điều tra dư luận xã hội  Chọn mẫu vật liệu để khảo nghiệm tính chất cơ, lý, hóa trong nghiên cứu vật liệu  Chọn một số mẫu bài toán để nghiên cứu phương pháp giải  v.v… Việc chọn mẫu có ảnh hưởng quyết định tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và chi phí các nguồn lực cho công cuộc khảo sát. Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên, nhưng phải mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu. Có một số cách chọn mẫu thông dụng sau 5: Lấy mẫu ngẫu nhiên (Random sampling), là cách chọn mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Lấy mẫu hệ thống (Systematic sampling). Một đối tượng gồm nhiều đơn vị được đánh số thứ tự. Chọn một đơn vị ngẫu nhiên có số thứ tự bất kỳ. Lấy một số bất kỳ làm khoảng cách mẫu, cộng vào số thứ tự của mẫu đầu tiên. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling). Trong trường hợp này, đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng nhất. Như vậy, từ mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Cách lấy mẫu này cho phép phân tích số liệu khá toàn diện, nhưng có nhược điểm là phải biết trước những thông tin để phân tầng, phải tổ chức cấu trúc riêng biệt trong mỗi lớp. Lấy mẫu hệ thống phân tầng (Stratified systematic sampling). Đối tượng điều tra gồm nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những thuộc tính cần nghiên cứu. 5 Cristina P. Parel et al.: Sampling Design and Procedures, IDRC, Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trí Hùng, Nxb.Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 1991. - 12 - Lấy mẫu được thực hiện trên cơ sở phân chia đối tượng thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng nhất. Đối với mỗi lớp, người nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu hệ thống. Lấy mẫu từng cụm (Cluster sampling). Đối tượng điều tra được chia thành nhiều cụm tương tự như chia lớp trong kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, chỉ có điều khác là mỗi cụm không chứa đựng những đơn vị đồng nhất, mà dị biệt. 2. Đặt “Giả thiết nghiên cứu” Giả thiết (tiếng Anh là Assumption) là điều kiện giả định của nghiên cứu. Nói điều kiện “giả định” là những điều kiện không có thực trong đối tượng khảo sát, mà chỉ là những tình huống giả định do người nghiên cứu đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm, với một giả thiết đặt ra, người nghiên cứu đã gạt bỏ bớt các yếu tố ảnh hưởng tới những diễn biến và kết quả nghiên cứu. Giả thiết không phải chứng minh. Ví dụ 1, trong một thí nghiệm tạo giống lúa mới, muốn chứng minh giả thuyêt “Giống lúa A tốt hơn giống lúa B” về một chỉ tiêu nào đó, người nghiên cứu làm trên 2 thửa ruộng, một thửa trồng lúa thực nghiệm; một thửa trồng loại lúa thông dụng để so sánh, gọi đó là “đối chứng”. Để so sánh được, người nghiên cứu phải đặt giả thiêt rằng: 2 thửa ruộng có những đặc điểm giống hệt nhau về thổ nhưỡng; được chăm bón theo cùng một điều kiện, v.v… Trên thực tế không bao giờ có được điều kiện đó. Ví dụ 2, trong một thí nghiệm sinh học, người nghiên cứu làm thí nghiệm đồng thời trên 2 con vật X và Y để chứng minh giả thuyêt là “Chất P có tác dụng kích thích sinh trưởng mạnh hơn chất Q”. Người nghiên cứu đặt giả thiêt là, 2 con vật có cùng thể trạng và cùng có những biến đổi các thông số về thể trạng như nhau. Ví dụ 3, trong nghiên cứu mô hình tái sản xuất mở rộng, Marx xem xét một hệ thống gồm hai khu vực, Khu vực I, sản xuất tư liệu sản xuất, và Khu vực II, sản xuất tư liệu tiêu dùng. Marx đặt giả thuyết là Khu vực I có vai trò quyết định đối với Khu vực II, với giả thiêt là các hệ này cô lập với nhau, nghĩa là không có ngoại thương. Quan hệ giữa giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu, là luận điểm khoa học mà người nghiên cứu đặt ra. Giả thuyết cần được chứng minh hoặc bác bỏ; Còn giả thiết là điều kiện giả định của nghiên cứu. Giả thiết được đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm. Giả thiết không cần phải chứng minh, nhưng có thể bị bác bỏ, nếu điều kiện giả định này quá “lý tưởng”, đến mức làm cho kết quả nghiên cứu trở nên không thể nghiệm đúng được. Đặt giả thiết nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu là những điều kiện giả định nhằm lý tưởng hóa các điều kiện để chứng minh giả thuyết. - 13 - Giả thiết, tức điều kiện giả định được hình thành bằng cách lược bỏ một số điều kiện (tức một số biên) không có hoặc có ít mối liên hệ trực tiếp với những luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu. 3. Biện luận kết quả nghiên cứu Biện luận kết quả là điều bắt buộc trong nghiên cứu, bởi vì, không bao giờ có được điều kiện lý tưởng như đã giả định trong giả thiết nghiên cứu. Có hai hướng biện luận: (1) Hoặc là kết quả thực nghiệm hoàn toàn lý tưởng như trong giả thiết; (2) Hoặc là kết quả sẽ sai lệch nếu có sự tham gia của các biến đã giả định là không có trong nghiên cứu. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 1. Mục đích nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu là để thu thập được những thông tin sau:  Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.  Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu.  Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm.  Chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu.  Số liệu thống kê. Trong công việc nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu thường phải làm một số công việc về phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu. Nguồn tài liệu cho nghiên cứu có thể rất đa dạng, có thể bao gồm một số thể loại như tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành; tác phẩm khoa học trong ngành, sách giáo khoa; tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành; tài liệu lưu trữ; số liệu thống kê; thông tin đại chúng. 2. Phân tích các nguồn tài liệu Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều giác độ: chủng loại, tác giả, logic, v.v… 1) Xét về chủng loại Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu, bởi vì nó thuộc chính lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành và mang tính thời sự cao về chuyên môn. Tác phẩm khoa học là loại công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự. - 14 - Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành cung cấp thông tin nhiều mặt, có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu có thể có những gợi ý độc đáo, thoát khỏi đường mòn của những nghiên cứu trong ngành. Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hồ sơ thuộc loại thông tin không công bố trên báo chí. Thông tin đại chúng gồm các báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, chương trình phát thanh, truyền hình, v.v.., là một nguồn tài liệu quý, vì nó phản ánh nhu cầu bức xúc từ cuộc sống. Tuy nhiên, vì thông tin đại chúng thường không có đòi hỏi chiều sâu nghiên cứu như chuyên khảo khoa học. Các loại nguồn liệt kê trên đây luôn có thể tồn tại dưới 2 dạng: Nguồn tài liệu cấp I, gồm những tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết. Nguồn tài liệu cấp II, gồm những tài liệu được tóm tắt, xử lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn, tổng quan từ tài liệu cấp I. Trong nghiên cứu khoa học, người ta ưu tiên sử dụng tài liệu cấp I. dẫn khoa học trong các tài liệu phải được xem là tài liệu cấp Chỉ trong trường hợp không thể tìm kiếm được tài liệu cấp I, người ta mới sử dụng tài liệu cấp II. Tài liệu dịch, sách dịch, về nguyên tắc phải được xem là tài liệu cấp II. Khi sử dụng tài liệu dịch phải tra cứu bản gốc. Trích II, khi muốn trích dẫn phải tra cứu bản gốc. Trích dẫn lại mà không tra cứu có thể dẫn đến những thông tin sai lệch vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn, người trích dẫn hiểu sai ý tác giả, người trích dẫn thêm, bớt, bỏ sót ý tưởng và lời văn của tác giả, người trích dẫn cố ý trình bày sai ý tác giả, v.v… 2) Xét từ giác độ tác giả Có thể phân tích các tác giả theo một số đặc điểm sau: Tác giả trong ngành hay ngoài ngành. Tác giả trong ngành có am hiểu sâu sắc lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả ngoài ngành có thể có cái nhìn độc đáo, khách quan, thậm chí có thể cung cấp những nội dung liên ngành, liên bộ môn. Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc. Tác giả trong cuộc được trực tiếp sống trong sự kiện. Tác giả ngoài cuộc và tác giả ngoài ngành, có thể có cái nhìn khách quan, có thể cung cấp những gợi ý độc đáo. Tác giả trong nước hay ngoài nước. Tương tự như trường hợp tác giả trong cuộc và ngoài cuộc. Tác giả trong nước am hiểu thực tiễn trong đất nước mình, nhưng không thể có những thông tin nhiều mặt trong bối cảnh quốc tế. Tác giả đương thời hay hậu thế. Các tác giả sống cùng thời với sự kiện có thể là những nhân chứng trực tiếp. Tuy nhiên, họ chưa kịp có thời gian để thu thập hết các thông tin liên quan, hơn nữa, có thể bị những hạn chế lịch sử. Tác giả hậu thế được kế - 15 - thừa cả một bề dày tích luỹ kinh nghiệm và nghiên cứu của đồng nghiệp, do vậy, có điều kiện phân tích sâu sắc hơn những sự kiện. 3. Tổng hợp tài liệu Tổng hợp tài liệu bao gồm những nội dung sau:  Bổ túc tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu, sai lệch.  Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những thứ cần để đủ để xây dựng luận cứ.  Sắp xếp tài liệu, theo lịch đại, tức theo tiến trình của các sự kiện để quan sát động thái; sắp xếp theo đồng đại, tức lấy trong cùng thời điểm để quan sát tương quan và sắp xếp theo quan hệ nhân - quả để quan sát tương tác  Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tư liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.  Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng. 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM Phương pháp phi thực nghiệm (non-empirical method) là tên gọi chung cho một nhóm phương pháp thu thập thông tin, trong đó người nghiên cứu không gây bất cứ tác động nào làm biến đổi trạng thái của đối tượng khảo sát và môi trường bao quanh đối tượng khảo sát. Nhóm phương pháp phi thực nghiệm rất phong phú: quan sát, phỏng vấn, hội nghị, điều tra. 1. Quan sát Quan sát là phương pháp được sử dụng cả trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các nghiên cứu công nghệ. Trong phương pháp quan sát, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, quan sát có nhược điểm cơ bản của quan sát khách quan là sự chậm chạp và thụ động. Các phương pháp quan sát thông dụng được áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học có thể hình dung theo phân loại như sau: Theo mức độ chuẩn bị, quan sát được phân chia thành quan sát có chuẩn bị trước và quan sát không chuẩn bị (bất chợt bắt gặp). Theo quan hệ giữa người quan sát và người bị quan sát, quan sát được phân chia thành quan sát không tham dự (chỉ đóng vai người ghi chép) và quan sát có tham dự (khéo léo hoà nhập vào đối tượng khảo sát như một thành viên). - 16 - Theo mục đích nắm bắt bản chất đối tượng quan sát, quan sát được phân chia thành quan sát hình thái, quan sát công năng, quan sát hình thái-công năng. Theo mục đích xử lý thông tin, quan sát được phân chia thành quan sát mô tả, quan sát phân tích. Theo tính liên tục của quan sát, quan sát được phân chia thành quan sát liên tục, quan sát định kỳ, quan sát chu kỳ, quan sát tự động theo chương trình. Trong quan sát, người nghiên cứu có thể quan sát bằng nhiều cách trực tiếp xem, nghe, nhìn; sử dụng các phương tiện ghi âm, ghi hình; sử dụng các phương tiện đo lường. 2. Phỏng vấn Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Thực chất, phỏng vấn tựa như quan sát gián tiếp bằng cách "nhờ người khác quan sát hộ", sau đó hỏi lại kết quả quan sát. Trong phỏng vấn, trước hết cần chọn người đối thoại. Người đối thoại có thể là người rất am hiểu, ít am hiểu, hoặc hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu. Họ có thể cho ý kiến về những khía cạnh rất khác nhau. Sau khi đã lựa chọn được người đối thoại, cần phân tích tâm lý đối tác. Trước mỗi đối tác, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận tâm lý khác nhau. Chẳng hạn: người có nhiều hiểu biết về điều tra thường sẵn sàng cộng tác; người nhút nhát thường không dám trả lời; người có quá khứ phức tạp thường dè dặt; người khôi hài thường cho những câu trả lời có độ tin cậy thấp; người ba hoa thường hay đưa vấn đề đi lung tung; người có bản lĩnh tự tin thái quá thường rất kín kẽ, biết dấu một cách nhất quán mọi suy nghĩ. Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại, như phỏng vấn có chuẩn bi trước ậ; phỏng vấn không chuẩn bị trước; trao đổi trực tiếp; trao đổi qua điện thoại; có loại phỏng vấn để biết;có loại phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết hơn về một chủ đề. Tuy nhiên, dù phỏng vấn thế nào, thì cách đặt câu hỏi cũng là điều cần đặc biệt coi trọng, vì nó có ảnh hưởng quyết định tới kết quả phỏng vấn. Có mấy điểm lưu ý trong cách đặt câu hỏi: Nên hỏi vào việc người ta làm, tránh đòi hỏi người ta đánh giá hoặc hỏi vào những vấn đề nhạy cảm. 3. Hội nghị Nội dung phương pháp hội nghị là nêu câu hỏi trước một nhóm chuyên gia để nghe họ tranh luận, phân tích. Đặc điểm chung của hội nghị khoa học là nêu vấn đề, thảo luận, ghi nhận mà không kết luận dưới hình thức một nghị quyết. Ưu điểm của phương pháp hội nghị là được nghe những ý kiến phản bác nhau. Song, nhược điểm của phương pháp hội nghị là ý kiến hội nghị thường hay bị chi phối bởi những người có tài hùng biện và những người có địa vị xã hội cao tương đối so với nhóm. - 17 - Để khắc phục mặt nhược điểm, người ta thường dùng phương pháp tấn công não (brainstorming), là phương pháp do A. Osborn (Mỹ) khởi xướng. Người tổ chức tấn công não cần tạo bầu không khí tự do tư tưởng, thoải mái tinh thần, không ai được thể hiện khích lệ, tán thưởng hoặc châm biếm, chỉ trích. Để nâng cao hiệu quả tấn công não, người ta tấn công não phân nhóm bằng cách chia nhỏ nhóm để tấn công não, lấy kết quả tấn công não nhóm trước làm dữ liệu để tấn công não cho nhóm sau. Gọi đó là phương pháp Delphi. 1) Các loại hội nghị Tuỳ tính chất của việc đưa một nội dung được thảo luận mà có nhiều loại hội nghị khoa học được tổ chức: Bàn tròn (roundtable), là hình thức sinh hoạt khoa học thường xuyên và thẳng thắn nhất của đề tài nhằm thảo luận và tranh luận những vấn đề khoa học. Hội thảo khoa học, là cụm từ được sử dụng tương đương với seminar trong tiếng Anh, là loại hội nghị khoa học không lớn với mục đích đưa ra một số vấn đề khoa học nhất định để thảo luận, tranh luận. Còn một loại hội thảo khác, tiếng Anh gọi là symposium. Đó là một loại seminar, nhưng là loại hội thảo được tổ chức trong nhiều hội thảo kế tục nhau, không định kỳ, để thảo luận những vấn đề gần nhau hoặc giống nhau, nhưng đang còn cần tiếp tục thảo luận. Lớp huấn luyện (tiếng Anh: workshop hoặc school workshop, cũng gọi là school seminar, tiếng Nga: shkolư-seminar), là một sinh hoạt khoa học, trong đó, những chuyên gia có uy tín được mời trình bày các chuyên đề. Người tham gia được mời đến chủ yếu là để học tập, song cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số sinh hoạt khác, chẳng hạn, trình bày báo cáo kinh nghiệm để hiểu sâu sắc thêm vấn đề được trình bày tại lớp huấn luyện; thảo luận để nắm vững và biết cách vận dụng những chuyên đề đã được nghe. Hội nghị khoa học, là cụm từ được sử dụng tương đương với conference trong tiếng Anh, là loại seminar đa chủ đề, được tổ chức khoảng từ 3 đến 5 năm một lần, với số lượng tới hang trăm người, gồm các nhà nghiên cứu, các nhà công nghệ và các nhà quản lý. Ngoài ra cũng có thể có các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức xã hội, các nhà lãnh đạo hoặc các chính khách lớn. Tại hội nghị có một số báo cáo được chỉ định. Có thể có những phiên họp toàn thể, cũng có thể chia thành các phân ban (session) để thảo luận sâu một số chuyên đề. Hội nghị khoa học thường có nhiều mục tiêu, như tổng kết một giai đoạn nghiên cứu; ra tuyên bố về một hướng nghiên cứu; tập hợp lực lượng cho những nghiên cứu mới và quan trọng. Tại hội nghị khoa học có một số báo cáo được chỉ định trước. Có thể có những phiên họp toàn thể, cũng có thể chia thành các phân ban (session) để thảo luận một số - 18 - chuyên đề. Phân ban cũng có thể được tổ chức dưới dạng các seminar, workshop, dialogue, symposium, v.v… Tiên trình hội nghị. Thông thường hội nghị khoa học thường đơn giản, ít hoặc không có các nghi lễ ngoại giao. Sau phần các thủ tục khai mạc là đến các báo cáo. Công việc liên quan báo cáo thường bao gồm:  Thuyêt trình của báo cáo viên..  Câu hỏi của hội nghị và trả lời của tác giả.  Bình luận của các thành viên hội nghị và của chủ toạ.  Bổ sung của các thành viên.  Khuyên nghị của các thành viên đối với báo cáo.  Ghi nhận của chủ toạ về những ý kiến đã và chưa nhất trí. 3) Kỷ yếu khoa học Kỷ yếu khoa học là ấn phẩm công bố các công trình, các bài thảo luận trong khuôn khổ các hội nghị khoa học hoặc trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức khoa học. Kỷ yếu được công bố nhằm mục đích ghi nhận hoạt động của một hội nghị hoặc một tổ chức, tạo cơ hội để người nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu và thiết lập quan hệ với đồng nghiệp. Cơ cấu chung của kỷ yếu có thể bao gồm: Phần I. PHẦN BÌA Bìa chính  Tên hội nghị (Kỷ yếu hội nghị)  Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị. Bìa lót  Bìa lót là một trang trắng, chỉ ghi một-hai dòng chữ tên của kỷ yếu. Bìa phụ  Tên hội nghị (Kỷ yếu hội nghị)  Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị.  Cơ quan chủ trì/Cơ quan đăng cai/Cơ quan tài trợ/Cơ quan đỡ đầu.  Ban tổ chức/Ban điều hành Phần II. PHẦN HỒ SƠ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ Hồ sơ tổ chức hội nghị - 19 -