Đánh giá nhân lực hàn quốc năm 2024

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Hàn Quốc có cơ hội giới thiệu sản phẩm các lĩnh vực sinh học, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, điện tử, sản xuất…

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc bày tỏ quan tâm việc đào tạo lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, từ đó xây dựng một đội ngũ lao động chất lượng cao phục vụ những lĩnh vực có yêu cầu về tay nghề, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm khắt khe như lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học…

Ông Jong Koo Kang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Biototech Hàn Quốc bày tỏ: “Tôi đánh giá rất cao chất lượng nhân lực trẻ Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ đào tạo các bạn du học sinh, để tạo ra nguồn nhân lực cho hoạt động phát triển kinh doanh và các công nghệ tiên tiến. Lao động chất lượng cao của Việt Nam được doanh nghiệp chúng tôi kỳ vọng sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức và đủ năng lực để chúng tôi tin tưởng cho những hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong tương lai gần”.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi tìm cơ hội hợp tác.

Về phần mình, các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác thời gian tới để khai thác thế mạnh về công nghiệp và điện tử của Hàn Quốc.

Ông Phạm Đăng An, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group đề xuất hướng liên kết chuỗi ung ứng năng lượng sạch - giao thông xanh, để có thể vừa thúc đẩy sự phát triển của cả ngành, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và giao thông, vừa có thể tiên phong trong chuỗi cung ứng này, cạnh tranh với các đơn vị quốc tế.

Doanh nghiệp hai nước bàn cơ hội hợp tác.

Tỉnh Chungbuk được coi là trung tâm của ngành công nghệ sinh học Hàn Quốc với 3 thung lũng công nghệ sinh học, 4 cơ sở nghiên cứu của chính phủ, 60 công ty y sinh, 120 trung tâm nghiên cứu và 3 trường đại học chuyên về công nghệ sinh học. Ngoài ra, Chungbuk còn phát triển các dự án về tổ hợp năng lượng điện mặt trời, Tổ hợp công nghệ thông tin, Tổ hợp y tế cao cấp, Tổ hợp công nghiệp hàng không. Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Chungbuk đã có nhiều hoạt động hợp tác mang tính chiến lược.

1. Dù là quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh hay là những con rồng mới nổi như Singapore, Hàn Quốc… Tất cả họ đều có một triết lý chung: Phát triển nguồn nhân lực nhất định phải bắt đầu bằng giáo dục - đào tạo. Là đất nước chỉ trong vòng 50 năm đạt được thành tựu của hàng trăm năm châu Âu công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã làm nên sự ngưỡng mộ của thế giới đối với mình bắt đầu bằng giáo dục - đào tạo. Hàn Quốc đang duy trì hệ thống giáo dục kiểu đơn tuyến, có nghĩa là chỉ duy trì một hệ thống trường học mà thôi và Hàn Quốc đang chọn hệ thống hiện hành là 6-3-3-4. Theo đó cơ chế trường học của Hàn Quốc là: Tiểu học 6 năm, Trung học cơ sở 3 năm, Trung học phổ thông 3 năm, Đại học 4 năm [trường dạy nghề 2 - 3 năm]. Các trường đại học cũng mở các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ từ 2 - 3 năm. Ngay sau khi giải phóng và tuyên bố độc lập vào năm 1945, Hàn Quốc đã có những thay đổi, trở thành “Quốc gia Học tập”, “Tổ chức Học tập”. Rất nhiều trường đại học được thành lập và người dân tìm mọi cách để lo cho con em mình đến trường. Năm 1945, Hàn Quốc chỉ có 7.819 sinh viên, nhưng đến năm 1998 tỷ lệ ghi danh đại học đạt 98%, cao nhất trong các nuớc OECD. Năm 2006 - 2007 tại Hàn Quốc có gần 400 cơ sở giảng dạy đại học với khoảng 3,5 triệu sinh viên và gần 60 nghìn giảng viên. Tổng số học viên cao học và nghiên cứu sinh lên đến 300 nghìn người, trong đó có hơn 132 nghìn là nữ . Theo số liệu thống kê chính thức năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 nghìn học viên sau đại học. Trong số danh sách 200 truờng đại học hàng đầu thế giới do tổ chức QuacquareLil Symad xếp hạng, thì có 5 truờng đại học của Hàn Quốc [Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 50; Đại học Kaist xếp thứ 79; Đại học Postech xếp thứ 112; Yonsei xếp thứ 142 với Đại học mở Hàn Quốc thứ 191]. Nhiều đại học khác như: Chungnam, Chombuk, Chonnam, Pusan, Inha… Cũng đã trở thành những cái tên đáng kính nể trong khu vực và thế giới . Theo bảng xếp hạng toàn cầu được thực hiện bởi Công ty giáo dục Pearson, Phần Lan và Hàn Quốc là hai nuớc có nền giáo dục tốt nhất thế giới, bỏ xa Anh [xếp thứ 6] và Mỹ [xếp thứ 11], Đức [thứ 12] và Pháp [thứ 13]3 … Bảng xếp hạng dựa trên hàng loạt các cuộc thi quốc tế và nhiều thước đo nền giáo dục, chẳng hạn, có bao nhiêu nguời vào đại học?... Ông Michael Barber - Cố vấn trưởng Công ty giáo dục Pearson nói rằng những nước thành công trong giáo dục thường có lực lượng giáo viên chất lượng và một nền “văn hóa” giáo dục. Giáo viên ở những nước này thường có 2 thứ cao: Lương cao và dạy học chất lượng cao. Vì thế theo bảng xếp hạng 2 yếu tố này luôn đi đôi với nhau. Phát triển giáo dục đại học dẫn đến phát triển khoa học và công nghệ. Hiện nay, số nhà nghiên cứu toàn thời gian [full-time] của Hàn Quốc là 236 ngàn người, con số nay cao hơn Pháp [211 ngàn], Anh [175 ngàn], nhưng thấp hơn Đức [284 ngàn]4. Hàn Quốc cũng có một số Trung tâm nghiên cứu lớn và có uy tín cao. Tiêu biểu là viện nghiên cứu tiên tiến của Hàn Quốc [KAIST]. Về số lượng và ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế, Hàn Quốc đã có buớc nhảy vọt không thua kém Trung Quốc. Năm 1990, tổng số bài báo khoa học của Hàn Quốc trên các tạp chí khoa học quốc tế là 1.382 bài [tức xấp xỉ con số của Việt Nam hiện nay] đến năm 2008 con số này la 26.690 bài, tăng 20 lần trong vòng chưa đầy 20 năm5. 2. Điểm xuất phát, con đường và mục tiêu giáo dục của Hàn Quốc có thể gói gọn trong những điểm sau: Thứ nhất, coi trọng phát triển giáo dục. Đối với nguời dân Hàn Quốc: “Biết nhiều là sức mạnh”, “Phải học thì mới sống được”, khẩu hiệu “Giáo dục cải biến số phận” đã thúc đẩy các tầng lớp xã hội tham gia vào các hoạt động dạy và học phát triển mạnh mẽ. Nó là niềm tự hào của mỗi gia đình, là niềm kiêu hãnh của quốc gia. Sự vươn dậy ngoạn mục của Hàn Quốc có nhiều nhân tố phía sau quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kỳ tích của Hàn Quốc có một phần đóng góp rất quan trọng từ thành công của nước này trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục có khả năng trang bị cho người dân những kỹ năng và kiến thức cần thiết để cạnh tranh và đổi mới. Quan điểm này nhận đuợc sự chia sẻ của nhiều nhà kinh tế, Amartya Sen, nhà kinh tế đạt giải Nobel, trong cuốn “Development as Freedom” chỉ ra rằng: Bí quyết thành công của một số nước Đông Á, nhất là Hàn Quốc, bắt nguồn từ việc Hàn Quốc đã phổ cập giáo dục căn bản trong thời gian ngắn so với các nước trong khu vực từ đó dẫn đến sự khai phóng nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho tiến trình phát triển kinh tế. Ngược lại, tăng truởng kinh tế cũng giúp Nhà nước có thêm tiền đầu tư cho giáo dục, khoa học và công nghệ. Các chuyên gia gọi đó là vòng tròn phát triển [Virtouus Cirele]. Tốc độ phát triển giáo dục ở Hàn Quốc đứng vào đội ngũ những nước phát triển nhanh nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc coi giáo dục là chìa khoá dẫn đến thành công thông qua việc ban hành chính sách giáo dục miễn phí và bắt buộc cho tới hết trung học. Theo OECD năm 2007, có 100% trẻ em đến tuổi đi học, 97% thanh niên Hàn Quốc học hết phổ thông trung học, sau đó khoảng 70% học lên các cấp cao hơn. Năm 1945, sau khi giành được độc lập Hàn Quốc chỉ có 7.819 sinh viên, đến năm 1998 tỷ lệ ghi danh đại học lên đến 98%6. Giáo dục đại học ở Hàn Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế công nghiệp hiện đại và hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế tri thức. Vì muốn phát triển nền kinh tế tri thức phải bắt đầu từ nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ hai, cải cách giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên của Hàn Quốc. Tương tự như Nhật, ngay sau khi nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập [năm 1948], Chính phủ nước này bắt đầu xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại [mô hình giáo dục kiểu Mỹ và phương Tây]. Từ đó đến nay, Hàn Quốc trở thành nước có nền giáo dục phát triển cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên “Kỳ tích sông Hàn” khiến cho cả thế giới khâm phục. Điều này tạo điều kiện cho Hàn Quốc tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục thành công lần thứ 6. Mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là nhằm xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi nguời được học tập suốt đời, để họ có thể trở thành con người mới có đủ tri thức, năng lực đáp ứng được đòi hỏi của “xã hội thông tin” và “toàn cầu hoá”. Để đạt được mục tiêu này, phương hướng của cải cách giáo dục ở Hàn Quốc là: - Chuyển từ nền giáo dục lấy trung tâm là thầy sang nền giáo dục lấy trung tâm là trò. - Chuyển từ giáo dục đồng bộ sang giáo dục đa dạng hóa, đặc trưng hóa. - Chuyển từ giáo dục trên cơ sở quy chế, mệnh lệnh sang quản lý giáo dục trên nền tảng tự giác và trách nhiệm. - Chuyển từ giáo dục bắt buộc sang giáo dục tự do, bình đẳng và cân đối. - Chuyển từ giáo dục truyền thống với bảng đen, phấn trắng sang giáo dục mở thông qua mạng thông tin - số hóa. - Hướng tới một nền giáo dục chất lượng cao, đạt ngang trình độ giáo dục của các nước phát triển cao trong thời gian ngắn nhất. Theo phương hướng trên, cải cách giáo dục hiện nay ở Hàn Quốc được thực hiện đối với cả hệ thống giáo dục, chương trình, đồng thời sửa đổi cơ chế chính sách, đổi mới ý thức và quan niệm, phương pháp tiếp cận về giáo dục trong nhân dân và các tổ chức, cải cách giáo dục là nhiệm vụ của toàn dân. Thứ ba, ý chí của chính phủ trong phát triển giáo dục - đào tạo nghề đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hiện đại. Chu kì khép kín của phát triển: giáo dục - kinh tế - giáo dục không thể thực hiện đuợc nếu thiếu vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và tầm nhìn sáng suốt của chính phủ Hàn Quốc. Bất kể là Chính phủ của nhà độc tài Park - Chung - Hee hay chính quyền của các tổng thống dân chủ sau này, giáo dục luôn luôn được đặt lên hàng đầu như một chính sách ưu tiên. Ngay từ đầu thực hiện triển khai các chương trình giáo dục - đào tạo nghề, lãnh đạo Chính phủ Hàn Quốc dựa trên nhu cầu của nền kinh tế và năng lực thực chất của nguồn nhân lực để thiết kế chương trình giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu trực tiếp của nguời lao động và người sử dụng lao động trong cả nước, khu vực nhà nước cũng như tư nhân. Chẳng hạn, năm 1960 - 1970, giai đoạn đầu nền kinh tế chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ và chế biến, Chính phủ đã tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng cho các ngành công nghiệp nhẹ. Năm 1967, Chính phủ đã ban hành đạo Luật về đào tạo nghề. Giai đoạn những năm 1970, khi nền kinh tế phát triển mạnh công nghiệp nặng và hoá chất, Chính phủ tăng cường giáo dục nghề ngay ở cấp phổ thông và mở rộng các Trung tâm đào tạo nghề. Đạo luật đào tạo nghề đuợc sửa đổi vào năm 1973... Chính phủ có thể thay đổi, nhưng triết lý giáo dục của Hàn Quốc luôn không đổi, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ ngày lập quốc cho tới nay, đó là: Không ngừng cải cách giáo dục. Ngay sau khi nhà nước Đại hàn Dân Quốc được thành lập [năm 1948], Chính phủ đã bắt đầu thiết lập hệ thống giáo dục hiện đại học theo những mô hình tiên tiến nhất của thế giới. Từ đó đến nay đã tiến hành sáu Cuộc cải cách giáo dục: Lần thứ nhất vào các năm 1955 - 1962; lần thứ hai 1963 - 1972; lần thứ ba 1973 - 1980; lần thứ tư 1981 - 1986; lần thứ năm vào các năm 1987 - 1996 và lần thứ sáu triển khai chính thức từ ngày 30/12/1997 và kéo dài cho đến ngày nay8. Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng chất lượng giáo dục Giáo dục đại học là chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của giáo dục đại học về số lượng, Chính phủ Hàn Quốc cũng hết sức chú trọng đến chất lượng giáo dục. Chính phủ dùng 3 phương tiện để kiểm soát chất lượng: [1] Phát triển hệ thống tiêu chuẩn để công nhận đại học và chương trình giảng dạy [accredtation]; [2] Chính phủ Hàn Quốc dùng các chỉ tiêu về thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để cấp ngân sách cho đại học; [3] Chính phủ và giới kỹ nghệ đầu tư vào nghiên cứu khoa học và dùng nghiên cứu khoa học làm thuớc đo để cung cấp ngân sách cho các trường đại học. [Hiện nay, khoảng 3,5% GDP của Hàn Quốc dành cho nghiên cứu và phát triển và con số này thể hiện một tỷ trọng cao nhất trong các nước OECD]. Ngoài ra, Chính phủ thực hiện công tác kiểm định các cơ sở đào tạo nghề nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề dựa vào các tiêu chuẩn và kết quả đánh giá, cải thiện tính bền vững của “Thị trường đào tạo” bằng cách thúc đẩy năng lực cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong nước. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đứng trước nhiều thách thức mới. Để đáp ứng yêu cầu này, các quốc gia cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng xã hội và kỹ năng nhận thức cơ bản. Vì vậy, Hàn Quốc cũng không phải là một ngoại lệ, họ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực để tiếp cận và làm chủ với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. --------

1, 7. Trần Anh Phương [2009], Cải cách giáo dục ở Hàn Quốc, Tạp chí Cộng sản, số 10 [178] năm 2009. 2, 3, 4, 5, 6. Xem: //duhochanquoc.org/dau-an-cua-giao-duc-han-quoc 8. Xem: www.kanata.vn/gioi-thieu-chung/chia-se-hang-ngay/249-giao-duc-han-quoc-nhung-phat-trien-ngoan-muc.html.

TS. Nguyễn Thị Oanh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ Đề