Đánh giá rủi ro hàng hóa xếp trong kho

Trong quá khứ, kho ga Sóng Thần đã từng xảy ra vụ tai nạn đổ sập kho trong quá trình bốc xếp làm 3 người thương vong. Tuy nhiên đây không phải trường hợp tai nạn lao động đầu tiên xảy ra do không đảm bảo an toàn trong quá trình lưu trữ hàng hóa. Kính mời quý khách hàng cùng với Công Ty CP Tư Vấn Nghiệp Vụ và Đào Tạo Miền Nam đi tìm hiểu các yếu tố nguy hiểm và quy tắc an toàn trong quá trình xếp dỡ hàng hóa qua bài viết dưới đây để có thể làm việc an toàn hơn.

Hình 1. Bốc dỡ hàng hóa, công việc tưởng chừng đơn giản nhưng cần phải AN TOÀN

1. Yếu tố nào gây nguy hiểm trong công việc bốc dỡ hàng hóa?

  • Hàng hóa tự đổ do chất xếp không đúng kỹ thuật [quá cao, quá tải]
  • Sạt đổ hàng hóa trong quá trình xếp dỡ,….
  • Ngã cao khi leo trèo lên xếp các kiện hàng,…
  • Điện giật khi leo trèo lên các kiện hàng cao ngang tầm dây điện của phân xưởng
  • Hàng hóa bị bung ra khỏi thùng vì cố định không chắc chắn, đúng kỹ thuật,…
  • Hàng hóa đè lên người khi nâng hàng quá nặng
  • Đổ vào người khác khi bê [khiêng] hàng hóa quá tầm nhìn,..
  • Ngoài ra còn rất rất nhiều yếu tố nguy hiểm khác xuất phát từ sự thiếu kiến thức về an toàn của người lao động và sự chủ quan từ chính họ,…

2. Để đảm bảo an toàn khi bốc dỡ hàng hóa, cần nghiêm chỉnh chấp hành những quy tắc an toàn nào?

  • Người làm công việc xếp dỡ phải được kiểm tra sức khỏe đạt yêu cầu, được huấn luyện biện pháp an toàn và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.
  • Trước khi tiến hành xếp dỡ phải căn cứ vào tính chất hàng hóa, phương tiện vận chuyển, điều kiện làm việc để hướng dẫn công nhân chuẩn bị dụng cụ xếp dỡ và dụng cụ phòng hộ, cách sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn và các phương tiện bảo đảm an toàn khác.
  • Hàng hóa xếp dỡ trong kho, bãi không được quá tải trọng cho phép của nền kho, bãi, phải bảo đảm điều kiện làm việc và khoảng cách cho pương tiện xếp dỡ ra vào thuận tiện.
  • Khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển trên sân bãi khi sếp dỡ hàng phải theo quy định sau: Trên cùng tuyến đường xe trước và xe sau không nhỏ hơn 1 mét; giữa hai xe đứng cạnh nhau không nhỏ hơn 1,5 mét; giữa xe và chồng hàng không nhỏ hơn 1 mét.
  • Chỉ được xếp dỡ hàng trên xe ô tô khi xe đã đỗ đúng vị trí, tắt máy cài số “0”, kéo phanh tay và chèn bánh xe chắc chắn.
  • Khi xếp hàng hóa lên xe bằng thiết bị nâng, lái xe không được ngồi trong cabin và công nhân xếp dỡ không được đứng trong thùng xe. Chỉ được vào gỡ hàng ra khỏi móc cần trục khi hàng đã đặt vững chắn xuống thùng xe.
  • Khi xếp dỡ hàng hóa cần phải có người đánh tín hiệu thì phải có quy định thống nhất trong tín hiệu phối hợp giữa các phương tiện xe máy công nhân tín hiệu, công nhân xếp dỡ hoặc giữa chỉ huy. Công nhân đánh tín hiệu không đứng trên đống hàng hóa trong khu vực bán kính quay của cần trục, trên nắp hầm tàu.
  • Khi dỡ hàng hóa lên tàu thuyền, xà lan thống nhất phương án xếp dỡ với người phụ trách xà lan, tàu thuyền. Xem xét, kiểm tra môi trường trong hầm tàu, xà lan và thông gió hầm tàu khi vận chuyển hàng sinh hơi, khí độc. Khi xếp hàng lên tàu, xà lan phải đảm bảo sự cân bằng của phương tiện. Cấm xếp hàng quá tải trọng cho phép của phương tiện.
  • Khi dỡ hàng từ trên đống xuống phải lấy lần lượt từ trên xuống. Khi xếp hàng thành đống phải xếp từng lớp từ dưới lên đảm bảo đống hàng luôn ổn định [Nên xếp thành khối vuông]. Khi đỡ hàng trên đống phải tuân theo những quy tắc sau:

- Đối với hàng đóng bao không lấy quá 5 bao cùng một chỗ;

- Đối với hàng rơi, cấm lấy hàng theo kiểu hàm ếch. Không đồng thời bố trí người làm việc trên ngọn đống hàng và chân đống hàng.

  • Khi xếp dỡ các loại hàng tròn, dài, dễ lăn đổ, xô trượt như gỗ cây, thép ống phải tiến hành xếp theo hình bậc thang từng lớp từ dưới lên và chiều cao không lớn hơn chiều rộng, phải có biện pháp chống lăn đổ, xô trượt như kê, chèn hoặc có cọc giữ. Nếu cẩu hàng dài phải cẩu bằng hai dây và phải mắc saau vào hai đầu tối thiểu 30 cm.
  • Khi xếp dỡ, di chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại phải dùng các công cụ chuyên dùng. Hàng đặt trên phương tiện đó phải được chèn lót chắc chắn. Khi xếp dỡ, di chuyển phải thận trọng, nhẹ nhàng tránh va đập, rơi đổ. Cấm đội đầu mang vác trực tiếp kiện hàng.
  • Khi xếp dỡ, di chuyển các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng, nhẹ nhàng, kê lót cẩn thận, không để va chạm mạnh, phải có biện pháp chống rơi đổ. Lúc đưa bình lên hoặc hạ bình xuống miệng bình phải luôn luôn hướng lên trên.

* Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13, nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH, Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH nêu rõ tầm quan trọng và tính bắt buộc của công tác Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động, do đó người sử dụng lao động PHẢI tổ chức Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhằm cung cấp các kiên thức an toàn cho công nhân viên cũng như tránh những rủi ro về chế tài pháp luật, ngoài ra Huấn luyện ATVSLĐ còn góp phần tăng tính cạnh tranh của Doanh Nghiệp trong thời kì hội nhập phát triển kinh tế !!!

* Trung tâm đào tạo Miền Nam trực thuộc Công Ty CP Nghiệp vụ và Đào Tạo Miền Nam có chức năng cung cấp các Khóa Huấn luyện An toàn, Vệ sinh lao động đạt chuẩn chất lượng theo Thông Tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.

* Khi có bất cứ nhu cầu, thắc mắc về chương trình Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động hoặc Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động, vấn đề liên quan tới An Toàn Lao Động, vui lòng liên hệ : 0384.248.575 Minh Thiện - Phòng ATLĐ ./.

Chủ Đề