Đánh giá sách phi lý trí năm 2024

Trong hàng loạt các thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ vấn đề, Dan Ariely, đã phản bác lại quan điểm chung cho rằng về cơ bản con người luôn hành động dựa trên lý trí. Bằng sự kết hợp giữa nghiên cứu chuyên sâu với những trải nghiệm thực tế, Ariely đã cho chúng ta một câu trả lời bất ngờ: chúng ta đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng. Thậm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí một cách có hệ thống.

Ariely khám phá ra rằng chúng ta không chỉ phạm các lỗi đơn giản hàng ngày, mà còn lặp lại chúng. Chúng ta không hiểu được tác động của xúc cảm đối với những gì mình muốn và thường đánh giá quá cao những gì mình có. Nhưng những hành vi sai lầm này không hề ngẫu nhiên hay vô nghĩa. Chúng có thể được dự đoán.

Có thể nói rằng, Phi lý trí của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những ai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách vẫn nằm trong danh sách Best-seller dù đã được xuất bản từ năm 2012.

Mỗi chúng ta cần xem lại những mỏ neo của cuộc đời mình để thấy chúng ta đã phi lý như thế nào trong vô số quyết định từ nhỏ nhặt nhất tới trọng đại nhất trên con đường đã qua. “Phi lý trí” của Ariely gợi mở, khuyến khích chúng ta nhìn nhận lại tất cả những quyết định đó, rút ra bài học từ những sai lầm trong hành vi của chính mình và những người khác.

Ai cũng có khi “phi lý trí”. Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền. Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy [cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy].

Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ.

Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được. Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để “có” nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty “phọt phẹt” với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài. Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sỹ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý.

Trong quyển sách, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn… Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau. Hiệu ứng vật làm “nền “- Một thí nghiệm tiêu biểu mà Ariely đã đưa ngay vào đầu cuốn sách của mình là “chiêu thức” tạp chí The Economist đã dùng để marketing cho sản phẩm của họ. Họ đưa ra báo giá cho sản phẩm của mình như sau:

1. Đặt tạp chí điện tử giá 59 đô-la 2. Đặt tạp chí in giá 125 đô-la 3. Đặt cả tạp chí in và tạp chí điện tử giá 125 đô la. Nhìn vào báo giá trên thấy rõ ràng sẽ không ai phi lý đến nỗi chọn phương án thứ 2, phương án này gần như chỉ đưa vào để “làm nền.”

Tác giả kiểm chứng bằng cách đưa ra ba lựa chọn này cho 100 sinh viên ở trường Quản lý Kinh doanh Sloan của MIT, có 16 sinh viên đã chọn lựa phương án số 1 và 84 sinh viên chọn phương án số 3, đương nhiên không ai chọn phương án số 2.Tác giả thử bỏ phương án “làm nền” số 2 và thử nghiệm với 100 sinh viên khác. Kết quả ngược lại hoàn toàn.

“Lần này, 68 sinh viên chọn đặt tạp chí điện tử với giá 59 đô-la, tăng từ 16 sinh viên trước đó. Chỉ có 32 sinh viên chọn đặt cả tạp chí điện tử và tạp chí in với giá 125 đô-la, giảm từ con số 84 trước đó.”

Theo Vnexpress

About The Author

Harry

More from this Author

Đây là ad chuyên review sách dạo, đặc biệt là sách tâm lý trên page, cũng là ad cà rỡn hay đi comment dạo. Không biết có đam mê lãnh vực tâm lý học hay không, nhưng thấy sách tâm lý học ứng dụng nào cũng đi mua về đọc.

Dan Ariely được sinh ra tại New York và lớn lên ở Ramat Hasharon, Israel. Ông đã bị bỏng trên 70% cơ thể do các vật liệu dễ cháy mà ông chuẩn bị cho một buổi lễ vào ban đêm phát nổ. Bản thân Ariely là một người biết cầu tiến, sự cố đó không khiến ông buồn rầu, chán nản quá nhiều mà ông đã biết dùng nó để nghiên cứu về “cách cung cấp các phương pháp điều trị đau đớn và không thể tránh khỏi cho bệnh nhân tốt hơn như thế nào”.

Học vấn và sự nghiệp của ông cũng rất đáng ngưỡng mộ. Có niềm đam mê với tâm lý, ông từ bỏ chuyên ngành vật lý, toán học và triết học để tập trung vào niềm đam mê của mình. Ông đã lấy bằng Tiến sĩ Tâm lý học Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, và sau đó hoàn thành bằng Tiến sĩ thứ hai về Marketing tại Đại học Duke. Năm 2010, Ariely thành lập công ty BEwords, sau đó, ông cũng đồng sáng lập nhiều công ty khác. Đặc biệt vào năm 2018, ông đồng sáng lập Kayma – công ty dẫn đầu một loạt các dự án cho Bộ Tài chính của chính phủ Israel.

2. Giới thiệu tác phẩm

Phi lý trí của Dan Ariely được xuất bản năm 2008. Cuốn sách là một trong những cuốn best-seller do tạp chí New York Times bình chọn.

Đây là một cuốn sách hấp dẫ và đây cảm hứng về hiện tượng kinh tế và xã hội, nó buộc người đọc phải xem xét kỹ hơn về những hành vi và sai lầm của mình, để từ đó biết rút kinh nghiệm cho một cuộc sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

  • Chương 1: Sự thật về tính tương đối
  • Chương 2: Quan điểm sai lầm về cung và cầu
  • Chương 3: Cái giá của miễn phí
  • Chương 4: Cái giá của các quy chuẩn xã hội
  • Chương 5: Ảnh hưởng của sự hưng phấn
  • Chương 6: Vấn đề của sự trì hoãn và tự kiểm soát
  • Chương 7: Cái giá cao của sự sở hữu
  • Chương 8: Luôn để ngỏ các lựa chọn
  • Chương 9: Hiệu ứng của sự mong đợi
  • Chương 10: Sức manh của giá cả
  • Chương 11: Tác động của bối cảnh đến tính cách phần 1
  • Chương 12: Tác động của bối cảnh đến tính cách phần 2
  • Chương 13: Bia và những bữa ăn miễn phí

4. Tóm tắt nội dung sách Phi lý trí

Tính tương đối và sự lựa chọn

Tính tương đối khá dễ hiểu. Nhưng có một khía cạnh của tính tương đối cũng khá phổ biến: chúng ta không chỉ có xu hướng so sánh mọi thứ với nhau, mà còn tập trung vào so sánh những thứ có thể dễ dàng so sánh và luôn tránh so sánh những thứ không dễ so sánh.

Đôi khi, nhiều lựa chọn cũng không phải một việc tốt. Ngày nay, con người không biết lựa chọn điều gì, không phải vì không có sự lựa chọn mà là do họ có quá nhiều lựa chọn. Họ so sánh các lựa chọn đó với nhau và quay cuồng với sự so sánh đó. Chính vì vậy, họ dần nản chí và mệt mỏi. Và liều thuốc đặc trị duy nhất đó là hãy phá vỡ sự so sánh.

Cung – cầu, sức mạnh của giá cả và sự kỳ vọng

Kinh tế học truyền thống cho rằng giá cả của sản phẩm được quyết định bởi cán cân giữa cung [sản xuất] và cầu [người tiêu dùng]. Thế nhưng theo nghiên cứu, những gì người tiêu dùng sẵn lòng trả có thể bị điều khiển dễ dàng. Người tiêu dùng không kiểm soát được sở thích của mình cũng như mức giá họ sẵn sàng trả.

Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng, tiêu biểu là trong giả dược. Chúng ta không chắc chắn một loại thuốc mắc tiền sẽ có hiệu quả hơn loại rẻ hơn hay không, nhưng ta luôn muốn chọn thứ mắc hơn. Bởi vì ta luôn muốn cái tốt nhất cho bản thân, gia đình và những người ta yêu thương. Khi nhìn một sản phẩm giảm giá, ta sẽ nghĩ rằng chất lượng của nó thấp hơn so với đúng giá. Nhưng thực tế, điều quan trọng ở đây là niềm tin, mong đợi của bạn đối với sản phẩm đó. Giá càng cao, mong đợi của bạn sẽ càng lớn thì hiệu quả của sản phẩm bạn sử dụng càng mạnh.

Cái giá của sự miễn phí

Mặt hàng miễn phí luôn có sức hút to lớn, thậm chí chúng không phải là thứ mà ta thật sự muốn nhưng niềm ham muốn vẫn trỗi dậy. Hầu hết các mặt hàng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng đối với mặt hàng miễn phí thì ta lại quên đi nhược điểm của chúng. Bản thân chúng ta có một nỗi sợ khi mua hàng đó là thứ mình mua không tốt, không xứng đáng với giá tiền mà họ bỏ ra từ đó ta sẽ bị lỗ, nhưng khi thứ gì đó miễn phí thì ta sẽ không có nỗi sợ đó.

Cái giá của các quy chuẩn xã hội

Chúng ta đang đồng thời sống ở hai thế giới khác nhau: một với các quy chuẩn xã hội chiếm ưu thế và một với các quy tắc được tạo ra từ các quy chuẩn thị trường. Các quy chuẩn xã hội gồm những yêu cầu thân thiện giữa người với người, chúng thường ấm áp nhưng cũng mờ nhạt. Còn ở quy chuẩn thị trường rất khác biệt, đó là sự trao đổi sắc bén: giá cả, lương, chi phí-lợi ích,… Khi ta đặt các quy chuẩn xã hội và quy chuẩn thị trường trên hai con đường riêng biệt, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, nhưng khi chúng va nhau thì vấn đề sẽ nảy sinh.

Vấn đề của sự trì hoãn

Sự trì hoãn là từ bỏ các mục tiêu lâu dài vì lợi ích tức thời. Chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu lâu dài của mình vì không có cam kết từ trước, ta dễ bị cám dỗ. Cách tốt nhất là để mọi người tự cam kết hành động của mình. Cách này có thể không hiệu quả bằng việc có yếu tố tác động từ bên ngoài nhưng nó giúp chúng ta đi đúng hướng.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Phi lý trí

Phi lý trí là cuốn sách đặc biệt cần thiết cho mỗi người. Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ biết được cách chi tiêu hợp lý và thoát khỏi những cám dỗ ảo trong cuộc sống. Đồng thời, bạn cũng sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống, công việc kinh doanh và thế giới quan của bản thân.

Cuốn sách đã phản ánh thực tế con người chúng ta bằng những thí nghiệm cụ thể và dễ hiểu. Ta nhận ra rằng bản thân cực kỳ phi lý trí trong các quyết định hằng ngày. Đứng trước nhiều yếu tốt và sự tác động, các hành vi của ta bị dẫn dắt một cách không có sự suy nghĩ thấy đáo, rõ ràng. Thế nhưng, ta sẽ không trở thành một nạn nhân bất lực nếu biết thận trọng và cảnh giác, từ đó ta sẽ tránh được sự phi lý và hành động vì một lợi ích lâu dài.

Chủ Đề