Đánh giá UM425

Đánh giá ASUS ZenBook UM425 (2021): Vẫn an tâm nhờ Ryzen 5000                    Công Minh                    6 tháng trước                     Cập nhật 6 tháng trước                  Mặc dù chưa thể đem lại sự nhảy vọt toàn diện về trải nghiệm nhưng ít nhất, những gì mà ASUS thay đổi cũng đã làm tốt vai trò của mình.

Một thiết kế sang trọng trong tầm giá, một phần cứng thể hiện ấn tượng về hiệu suất, Đó cơ bản là những gì đã giúp ASUS ZenBook UX/UM425 để lại không ít ấn tượng với người dùng trong năm 2020. Đặc biệt với phiên bản Ryzen 4000, thành công của nó còn lớn hơn sự giúp sức từ cơn sốt AMD  vốn vẫn đang hot đến tận hôm nay. Vậy nên không quá ngạc nhiên khi ASUS muốn tiếp tục gặt hái điều này trong năm 2021  cụ thể là mình đang muốn đề cập tới ZenBook UM425 Ryzen 5000.

Đánh giá UM425

Mặc dù chưa thể đem lại sự nhảy vọt toàn diện về trải nghiệm nhưng ít nhất, những gì mà ASUS thay đổi cũng đã làm tốt vai trò của mình. Liệu con chip Ryzen 5000 sẽ kết hợp ra sao với thiết kế vốn khá thành công của UM425? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Hiệu năng: Khác biệt tới từ Ryzen 5000

Trên thực tế thì đây cũng không phải lần đầu tiên, mình trên tay một chiếc ASUS ZenBook UM425 với phần cứng AMD. Trước đây ThinkView cũng từng đánh giá tuỳ chọn sử dụng CPU Ryzen 5 4500U 6 nhân 6 luồng, vừa có hiệu năng lẫn khả năng duy trì nổi bật trong tầm giá 20 triệu Đồng. Còn giờ thì là thời đại của Ryzen 5000 rồi, vậy nên con chip chúng ta có hôm nay sẽ là Ryzen 5 5500U 6 nhân 12 luồng. Đúng vậy, cuối cùng thì chúng ta cũng có SMP rồi.

Nếu để so sánh thông số, 12 luồng so với 6 cũng là khác biệt rõ ràng nhất giữa Ryzen 5 5500U và Ryzen 5 4500U. Còn lại thì về xung nhịp, tiến trình, và vài yếu tố khác thì gần như không có chênh lệch; vẫn cùng Zen 2 với nhau cả. Nhưng dù sao, việc được bổ sung về luồng CPU chắc chắn sẽ giúp anh em cải thiện ít nhiều trải nghiệm, xét tới việc UM425 là một dòng sản phẩm thiên về cả văn phòng lẫn multimedia.

AMD Ryzen 5 5500U

AMD Ryzen 5 4500U

Số nhân / luồng

6/12

6/6

Xung cơ bản

2100 MHz

2300 MHz

Xung boost

4000 MHz

4000 MHz

Tiến trình

7nm

7nm

Điện năng dao động

10  25W

10  25W

Lợi ích lớn nhất của một CPU nhiều luồng sẽ liên quan đến khả năng đa nhiệm, khi nó có thể giúp anh em dàn trải công việc mà phần nhân cần phải xử lý. Và nếu anh em có được một con CPU với hiệu năng nhân tốt thì điểm lợi này sẽ đuọc phát huy tối đa. Ví dụ như mình, thường xuyên phải sử dụng song song Chrome để tìm thông tin, Photoshop để chỉnh sửa ảnh, Word để gõ bài, và còn nhiều loại ứng dụng khác để phục vụ công việc dạo này. Với việc có được nhiều luồng hỗ trợ, hiệu năng đơn  đa nhân mạnh mẽ của Ryzen 5 5500U sẽ được tận dụng hiệu quả hơn để giải quyết tất cả mọi thứ.

Đánh giá UM425

Mà nói đến hiệu năng nhân thì mình cũng đã thử benchmark cả hai tuỳ chọn UM425, và Ryzen 5 5500U cho ra kết quả có phần nhỉnh hơn. Xung nhịp khi chạy đa nhân cũng khá ổn - tầm 3.2  3.4GHz tuỳ thời điểm; còn điện năng cũng có lúc lên được tầm 24  27W, trước khi có xu hướng ổn định lại ở 15W mặc định.

Cinebench R23

AMD Ryzen 5 5500U

AMD Ryzen 5 4500U

Đa nhân

6042

5920

Đơn nhân

1181

1152

Còn về nhiệt độ khi sử dụng thì với tiến trình 7nm, Ryzen 5 5500U vẫn cung cấp được một trải nghiệm đủ dễ chịu. Con số cao nhất mà mình ghi nhận trong quá trình sử dụng hỗn hợp cũng chỉ vào khoảng 80 độ C, khi này vỏ máy sẽ có hiện tượng hơi ấm lên, không nhiều lắm. Như vậy thì mình thấy cũng không đến mức nào rồi, ít nhất là so với hồi còn sử dụng tuỳ chọn máy chạy CPU Intel trước kia.

Cơ mà có lẽ cũng không nên quá câu nệ những con số này, vì dù sao đây cũng là một chiếc ulltrabook cho người làm văn phòng, kèm một chút multimedia không quá là hardcore. Với phiên bản Ryzen 5 4500U lần trước thì như mình từng review, nó đã có thể hoàn thành tốt các tác vụ liên quan rồi. Vậy nên khi mua Ryzen 5 5500U, anh em nhìn chung vẫn có thể an tâm về khả năng xử lý của sản phẩm.

Đánh giá UM425

Ngoài ra đi kèm với Ryzen 5 5500U như thường lệ vẫn là 8GB RAM DDR4 bus 3733MHz, 512GB SSD NVMe và nhân đồ hoạ AMD Radeon Graphics  cụ thể là Radeon RX Vega 7, nhỉnh hơn một chút so với Radeon Vega 6 của 4500U. Với việc được hỗ trợ tốt nhờ RAM bus cao, sức mạnh của Radeon Graphics có thể được tận dụng với nhiều mục đích khác nhau. Từ sử dụng để render ảnh, video hay thậm chí là gaming một chút cũng được.

Đánh giá UM425
Đánh giá UM425
Đánh giá UM425



Nhìn chung thì dù chưa thể tạo được bước ngoặt quá lớn trong trải nghiệm, thế nhưng phần cứng Ryzen 5 5500U này của UM425 vẫn có thể đem lại mức cải thiện đủ để anh em an tâm lựa chọn. Ít nhất thì giờ đây nó đã có được SMP cùng một iGPU mạnh hơn đôi chút, vừa đủ để chúng ta có được hiệu suất ổn định hơn trong công việc thường ngày.

Thiết kế và chất lượng hoàn thiện

Về cơ bản, đó cũng là những gì mình muốn chia sẻ về cấu hình sử dụng CPU Ryzen 5 5500U mới  cũng là thay đổi đáng chú ý nhất trên phiên bản này của UM425. Còn lại thì về thiết kế, ASUS quyết đinh vẫn duy trì form dáng cũ  vốn đã khá thành công kể từ phiên bản Ryzen 4000. Vẫn là một kiểu dáng sang trọng sử dụng chất liệu nhôm, đi kèm với trọng lượng 1,13kg đặc biệt nhẹ nhàng. Vẫn là màn hình viền siêu mỏng với độ phủ cao, tấm nền IPS và bộ thông số màu sắc ấn tượng.

Đánh giá UM425
Đánh giá UM425

Rồi cả bàn phím, touchpad, loa, cũng được duy trì nguyên vẹn. Vậy nên nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, anh em có thể xem lại video với chiếc UM425 Ryzen 4000 để biết thêm nhé.

Việc duy trì thiết kế này cũng đồng nghĩa với giữ nguyên những điểm mạnh về trải nghiệm như là nghe nhìn, nhập liệu hay tính cơ động,.. đủ cả. Nhưng đi kèm với đó cũng là một vài yếu điểm về chất lượng hoàn thiện, khi bộ vỏ vẫn đôi khi kẽo kẹt khi ta đặt tay lên.

Cổng kết nối

Về cổng kết nối, UM425 vẫn đủ gần như mọi loại hình chúng ta cần dù vẫn mang dáng dấp của một chiếc ultrabook. Chúng ta sẽ có tất cả 2 cổng USB-C 3.2 Gen 2, 1 cổng USB-A 3.2 Gen 1, cổng HDMI 2.0 và khe thẻ MicroSD. Nếu muốn dùng jack tai nghe 3.5, ASUS vẫn sẽ tặng kèm chúng ta một chân chuyển C to 3.5 để sử dụng bình thường.

Thời lượng pin

Và cuối cùng thì về thời lượng pin, UM425 sẽ có viên pin 67Wh với khả năng sạc nhanh, giúp chúng ta có thể kéo dài thời gian sử dụng và nạp lại năng lượng nhanh chóng trong một số trường hợp cần thiết. Với điều kiện sử dụng thông thường (các tác vụ văn phòng cơ bản, 50% độ sáng màn hình), máy có thể cho anh em khoảng 7h thời lượng sử dụng  khá là ấn tượng.

Tạm kết

Về cơ bản, đó là những thứ mình muốn chia sẻ về ASUS ZenBook UM425 2021  một bản nâng cấp thuận theo xu thế với tâm điểm là APU Ryzen 5000. Tuy rằng xét trên thực tế, phần cứng này cũng chưa thể tạo nên bước ngoặt quá lớn về trải nghiệm; nhưng với mức giá vẫn khá mềm ở thời điểm hiện tại (19.990.000 VND) thì đây vẫn sẽ là một lựa chọn tốt cho người dùng xét về P/P.

Cùng với thiết kế đủ đầy và thời lượng pin tốt, ZenBook UM425 2021 nhìn chung vẫn sẽ tạo được sự tin tưởng cho người dùng  giống những gì phiên bản Ryzen 4000 đã làm được. Nếu có hứng thú với sản phẩm, anh em có thể tham khảo và tìm mua tại hệ thống của ThinkPro qua link này nhé.

Video liên quan