Danh mục hóa chất phải nộp thuế bvmt năm 2024

“Công ty tôi sắp nhập khẩu lô hàng là túi ni lông làm bao bì sản phẩm trong đó có danh mục hàng khi tra mã hscode tôi thấy sản phẩm này phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Trước đó, công ty tôi cũng nhập mặt hàng túi nilong nhưng không phải đóng thuế bảo vệ môi trường, nhờ trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi thuế bảo vệ môi trường là gì, những mặt hàng nào phải chịu loại thuế này? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

Lê Bảo Nghĩa – Tiền Giang

Cảm ơn anh Lê Bảo Nghĩa đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về Thuế bảo vệ môi trường được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
  • Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online

Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường như sau:

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa [sau đây gọi chung là hàng hóa] khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường – loại thuế quan trọng khi xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay

II. Những Mặt Hàng Chịu Thuế Bảo Vệ Môi Trường

Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm

  • a] Xăng, trừ etanol;
  • b] Nhiên liệu bay;
  • c] Dầu diezel;
  • d] Dầu hỏa;
  • đ] Dầu mazut;
  • e] Dầu nhờn;
  • g] Mỡ nhờn.

Đây là các sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,… ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và nên sử dụng năng lượng tái tạo.

Nhóm 2: Than đá, bao gồm

  • a] Than nâu;
  • b] Than an-tra-xít [antraxit];
  • c] Than mỡ;
  • d] Than đá khác.

Khi than được sử dụng cho mục đích đốt chát sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các loại khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon [HCFC]

Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm lạnh, điều hòa không khí,…

Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế [túi nhựa] là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi [có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó] được làm từ màng nhựa đơn HDPE [high density polyethylene resin], LDPE [Low density polyethylen] hoặc LLDPE. Trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa không phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm:

  • Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu.
  • Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
  • Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
  • Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc mua trực tiếp,… để đóng gói sản phẩm không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.

Như vậy, công ty anh cần kiểm tra xem mặt hàng của công ty mình được cấu thành từ những sản phẩm có thành phần như trên để áp mã hscode chính xác từ đó mới biết được sản phâm của công ty mình có chịu thế bảo vệ môi trường hay không?

Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Hiện nay, việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn rẻ so với giá nông sản. Việc đưa hóa chất bảo vệ thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường.

Nhóm 6: Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

Nhóm 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

Nhóm 8: Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Nhóm 9: Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

III. Những Mặt Hàng Không Chịu Thuế Bảo Vệ Môi Trường

  1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
  2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
  1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  1. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
  1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

IV. Người Nộp Thuế Bảo Vệ Môi Trường

  1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
  2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
  1. Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
  1. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

V. Phương Pháp Tính Thuế Bảo Vệ Môi Trường

Để tính thuế bảo vệ môi trường bạn cần xác định được 2 chỉ tiêu: Số lượng sản phẩm chịu thuế và đơn giá tính thuế bảo vệ môi trường. Trong đó:

  • Số lượng sản phẩm tính thuế: Căn cứ theo số lượng hàng hoá thực tế mua vào bán ra trên hoá đơn thương mại [Commercial Invoice]
  • Đơn giá tính thuế: Tính theo đơn giá tính thuế được quy định, bạn có thể cạp nhật đơn giá tính thuế này tại biểu thuế xuất nhập khẩu được cập nhật hàng năm.

STT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế

[đồng/1 đơn vị hàng hóa]

I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 Xăng, trừ ethanol lít 1.000 – 4.000 2 Nhiên liệu bay lít 1.000 – 3.000 3 Dầu diezel lít 500 – 2.000 4 Dầu hỏa lít 300 – 2.000 5 Dầu mazut lít 300 – 2.000 6 Dầu nhờn lít 300 – 2.000 7 Mỡ nhờn kg 300 – 2.000 II Than đá 1 Than nâu tấn 10.000 – 30.000 2 Than an-tra-xít [antraxit] tấn 20.000 – 50.000 3 Than mỡ tấn 10.000 – 30.000 4 Than đá khác tấn 10.000 – 30.000 III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon [HCFC] kg 1.000 – 5.000 IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000 – 50.000 V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500 – 2.000 VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000 VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000 VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000

Ví dụ: Công ty nhập khẩu 100 kg bao bì [túi ni lông đa lớp] trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác [PA, PP,..] là 30%. Tỉ lệ túi ni lông chịu thuế bảo vệ môi trường là 70%, chịu đơn giá 40.000vnđ/ cân

Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”

VI. Chế Tài Xử Phạt Đối Với Với Hành Vi Trốn Đóng Thuế Môi Trường

1. Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế phải có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu mua bán hàng hoá có hành vi trốn thuế sẽ được biểu hiện qua một trong những nhận diện hành vi trốn thuế thông qua một vài yếu tố cơ bản như sau:

  • Về mặt chủ thể: hành vi trốn thuế được thực hiện bởi các chủ thể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… [gọi chung là người nộp thuế] có thu nhập chịu thuế theo quy định.
  • Về mặt khách quan: người nộp thuế thực hiện các hành vi thủ đoạn gian dối để trốn việc tránh việc nộp thuế theo quy định của pháp luật, để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.
  • Về mặt chủ quan: hành vi trốn thuế là hành vi được người nộp thuế thực hiện với lỗi cố ý [cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp], tức là họ nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn thực hiện.

2. Các mức xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì việc xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế của người nộp thuế được chia thành các mức cụ thể như sau:

Mức 1: Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[1] Không nộp hồ sơ đăng ký thuế;

Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

Trừ các trường hợp sau:

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

[2] Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. Trừ các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

[4] Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

[5] Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

[6] Sử dụng chứng từ không hợp pháp; Sử dụng không hợp pháp chứng từ; Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

[7] Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

[8] Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

  • Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  • Mức 3: Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 mà có một tình tiết tăng nặng.
  • Mức 4: Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
  • Mức 5: Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân [bao gồm cả hộ gia đình, hộ kinh doanh]. Về nguyên tắc, nếu có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Như vậy, đối với hành vi trốn thuế thì mức phạt tiền của cá nhân và tổ chức có cùng hành vi vi phạm là ngang nhau.

3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường là bao lâu?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế [chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự] là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Nghĩa và độc giả hiểu rõ về thuế bảo vệ môi trường và những vấn đề liên quan đến loại thuế này khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

  • Xem thêm bài viết liên quan: Thuế nhập khẩu là gì, cách tính thuế nhập khẩu

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Thuế bảo vệ môi trường là gì? Mặt hàng nào phải chịu loại thuế này”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Chủ Đề