Đánh nhau với cối xay gió thuốc Phương thức biểu đạt gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Đánh nhau với cối xay gió gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ....

Quảng cáo

- Xéc- van- tét [1547- 1616] tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra

- Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút

   + Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.

   + Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng

   + Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te

1. Hoàn cảnh sáng tác

Quảng cáo

- Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

2. Bố cục

- Phần 1: [từ đầu đến “bọn khổng lồ”]: thấy và nhận định về những chhiếc cối xay gió

- Phần 2: Tiếp đến “con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai”: Thái độ và hành động của mỗi người.

- Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách sử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ

3. Giá trị nội dung

- Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

4. Giá trị nghệ thuật

Quảng cáo

- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản

- Có giọng điệu hài hước, phê phán

I. Mở bài

- Vài nét về tác phẩm Đôn-ki-ho-te: Một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, mở đầu cho thời đại Phục hưng, thời đại của những con người với tính cách mới với chủ nghĩa nhân văn đậm nét

- Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”: Trích chương 8,9 tiểu thuyết, khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa

II. Thân bài

1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

- Xuất thân: Tầng lớp quý tộc nghèo

- Hình dáng: Đôn-ki-hô-tê gầy gò và cao lêu nghêu, cưỡi con ngựa gầy còm, ốm yếu

- Mục đích: Trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp người lương thiện

Quảng cáo

- Việc làm:

   + Phong ngựa còm là chiến mã, người phụ nữ nông dân là công nương; bản thân là hiệp sĩ tài ba; dụng cụ han gỉ đánh bóng lại.....

   + Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê xông thẳng tới, đâm mũi giáo vào cánh quạt... dù lực lượng không cân sức vẫn cứ một mình đương đầu không sợ nguy hiểm, không màng đến tính mạng.

⇒ Nghĩ những chiếc cối xay gió là những người khổng lồ nên xông vào đánh => Đôn-ki-hô-tê có những suy nghĩ và hành động nực cười, mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ

- Kết quả: cả người và ngựa đều bị thương. Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú

- Trong tình yêu vô cùnng say đắm, luôn nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Đôn-ki-hô-tê có khát vọng dũng cảm và lí tưởng cao đẹp nhưng lại rất hoang tưởng

2. Giám mã Xan-chô-pan-xa

- Xuất thân: Có xuất thân là nông dân

- Hình dáng: Người béo lùn, cưỡi con lừa thấp và lùn

- Mục đích: Nhận làm giám mã vì hi vọng được làm đốc cai trị vài hòn đảo

- Việc làm:

   + Luôn mang theo bầu rượu và túi có hai ngăn đựng đầy thức ăn

⇒ Là người nông dân thích danh vọng hão huyền

   + Xan- chô-pan-xa đã can ngăn Đôn-ki-hô-tê khi có ý định đánh nhau với cối xay gió

- Tính cách:

   + Hơi đau là rên rỉ

   + Vô cùng quan tâm đến những nhu cầu vật chất hằng ngày như ăn, ngủ

   + Tính tốt: luôn tỉnh táo và thực tế

   + Tính xấu: sợ hãi, hèn nhát và thực dụng

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa so sánh vừa tương phản lẫn nhau làm nổi bật tính cách riêng của mỗi người.

- Trình bày ý nghĩa văn bản: Thông qua câu chuyện về sự thất bài của Đôn – ki- hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

- Bài học: Con người muốn tốt đẹp thì không nên hoang tưởng, thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng

Bài giảng: Đánh nhau với cối xay gió - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Loạt bài Tác giả - Tác phẩm gồm đầy đủ các bài Giới tiệu về tác giả, nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-8.jsp

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bố cục văn bản ''Đánh nhau với cối xay gió''

Bố cục 3 phần: +Phần 1: Từ đầu....''không cân sức'' ~>Nhận định về kẻ thù +Phần 2: Tiếp ......''toạc nửa vai'' ~>Đánh nhau với cối xay gió[Cuộc chiến không cân sức] +Phần 3: Còn lại ~>Hai thầy trò tiếp tục cuộc phưu lưu

Thể loại: Tiểu thuyết [Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê]

Phương thức biểu đạt : +Tự sự +Kể

1.Xác định ba phần của truyện theo trình tự diễn biến trước,trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.Liệt kê năm sự việc chủ yếu,qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ

Phần 1: Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió Phần 2: Thái độ và hành động của mỗi người;quan niệm và cách ứng xử của mỗi người khi bị đau đớn Phần 3: Xung quanh chuyện ăn,ngủ Năm sự việc chủ yếu: -Nhìn thấy và nhận định về chiếc cối xay gió -Thái độ và hành động của mỗi người -Quan niệm và cách cư xử của mỗi người khi bị đau đớn

-Chung quanh chuyện ăn


-Chung quanh chuyện ngủ

2.Qua năm sự việc ấy,phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê

-Nét hay trong tính cách của Đôn Ki-hô-tê: Muốn trở thành những hiệp sĩ giang hồ diệt trừ quân ác,giúp đỡ người lương thiện,dũng cảm xông vào cuộc giao tranh,.. -Nét dở trong tính cách của Đôn Ki-hô-tê : Đầu óc hoang tưởng,mê muội ,không tỉnh táo,làm sai lệch đi,trở nên huyền ảo,không quan tâm đến cá nhân mình \RightarrowQua đây ta thấy Đôn Ki-hô-tê có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng do đọc nhiều chuyện xấu nên trở thành nhân vật nực cười ,đáng trách mà cũng đáng thương


3.Vẫn qua các sự việc ấy,chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu

4.Đối chiếu Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt:dáng vẻ bên ngoài,nguồn gốc xuất thân,suy nghĩ,hành động,..để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản

Kết hợp đề 3 và 4 Cặp nhân vật tương phản ở đây là: Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô Pan - xa.

Đôn-ki-hô-tê:

+Tính cách: một hiệp sĩ, anh dũng , ko chịu sợ bất cứ cái gì, thấy gì đều xông vào mà đánh nếu như biết đó là kẻ thù. Nhưng đó chỉ là hành động của một người có đầu óc ko mấy sáng suốt. Luôn tơ tưởng đến tình nhân và quyết làm mọi việc để tiêu diệt kẻ thù, lập chiến công và gặp đc ngưòi yêu trong mơ của mình. + Vẻ bề ngoài: là 1 người ốm yếu, gầu guộc. Cưỡi trên lưng con ngụa cũng ốm yếu, gầy như ông. +Nguồn gốc xuất thân: dòng dõi quí tộc => Luôn mơ mơ ảo ảo giữa cái hư và cái thực.

- Xan-chô Pan-xa:

+ Tính cách: là một kẻ nhút nhát, ko bao giờ quan tâm đến chuyện đánh nhau, hiệp sĩ, nhưng vì lương bổng và tình thân ông đã đi theo Đôn-ki-hô-tê. Ông là một con người sống thực tế, luôn xem trọng việc ăn uống ngủ nghỉ hơn tất cả. + Bể ngoài : là một tên béo, cưỡi trên lung một con lừa cũng rất béo. +Nguồn gốc xuất thân: nông dân => Sống thực tế với chính mình. Đôn Ki-hô-tê là một nhân vật nực cười đáng trách mà cũng đáng thương.Hãy chứng minh điều đó Đôn-ki-hô-tê: nếu đọc hết được toàn bộ tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc thì có thể cảm nhận rõ hơn. Ông đang sống trong cảnh của một quý tộc có thể nói là khá giả, đủ sống và đủ cho tuổi già đang đến gần của ông. Nhưng vì mê mấy quyển kiếm hiệp mà đã quyết tâm ra đi làm hiệp sĩ. Nhưng hành động lố bịch như tìm cho mình một công nương để làm tình nhân, tìm đến một người mà không biết là có thực hay không. Rồi giám mã, con ngựa chiến, rồi những trang bị khác. Nhưng hành động trong cuộc hành trình của ông cũng rất nực cười: ông đánh nhau với những người ông cho là kẻ thù của mình. Làm những hành động hết sức lỗ bịch. Những việc cười ra nước mắt: như là những tình tiết trong đoạn trích đánh nhau với cối xay gió. Tuy nhiên, trong cái xã hội mà con ngời ta đang cần lắm những hiệp sĩ để bảo vệ cho cuộc sống của người dân, đối đầu với những thế lực tàn ác trong xã hội thì Đôn-ki-hô-tê là một con người đáng kính trọng. Dù ông có có tuổi rồi, ốm yếu gầy gò nhưng ông vẫn đi, chiến đấu vì đầu óc có thể hơi xa rời thực tế. Ông đáng trách vì đã bỏ nhà, làm cho nhièu người lo lắng, đáng trách vì ông đã làm nhiều việc ko đúng lắm. Nhưng đáng thương vì những việc mà ông đã làm.

=> Dù là một con người như thế nhưng ông vẫn làm hiệp sĩ, một nhân vật mà tác giả muốn đưa vào để tôn vinh cái nghề bảo vệ công lý.

Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2012

Video liên quan

Chủ Đề