Danh sách hóa đơn đổi trả hàng nằm ở đâu năm 2024

Khi phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, thì bạn sẽ xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán. Vậy làm thế nào để xuất được hóa đơn trả hàng? Dưới đây, Matbao-invoice sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hóa đơn trả hàng trên trang Quản lý hóa đơn.

Bước 1: Bạn đăng nhập vào hệ thống trang Quản lý hóa đơn.

Bước 2: Chọn mục Danh sách và nhấn Tạo mới.

Bước 3: Bạn nhấn chọn tính năng trả hàng.

Bước 4: Khi đó sẽ xuất hiện mục Ghi chú trả hàng, bạn sẽ nhập lý do trả hàng vào trong mục.

Bước 5: Sau đó, bạn sẽ nhập thông tin hàng hóa và dịch vụ.

Bước 6: Cuối cùng, bạn nhấn Lưu dữ liệu và Đồng ý.

Lưu ý: khi bạn sử dụng tính năng xuất hóa đơn trả hàng:

  • Trong bảng kê, thông tin số tiền của hóa đơn trả hàng vẫn hiển thị nhưng sẽ không cộng vào số tiền tổng doanh thu của bạn.

Sau khi lưu dữ liệu hóa đơn thành công, hóa đơn sẽ hiển thị như sau:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Kính gửi Tổng Cục Thuế: Vừa qua - Tổng Cục Thuế có ban hành công văn 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023 v.v lập hóa đơn theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hướng dẫn về trường hợp hàng bán trả lại - Và Cục Thuế HCM cũng có công văn 8999/CTTPHCM ngày 19/07/2023 về hướng dẫn lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động trả hàng và chiết khấu thương mại. Trích dẫn mục số 2 công văn: “2. Về lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá] và phải ghi đầy đủ nội dung trên hóa đơn theo quy định, hóa đơn điện tử phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại. Đối với trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 thuộc đối tượng giảm thuế GTGT với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa với thuế suất thuế GTGT 8%.”  Và phạm vi áp dụng nội dung này cho tất cả các trường hợp nhập hàng bán trả lại [bao gồm cả hóa đơn xuất theo nghị định 15, nghị định 44 và khác] Công ty của tôi có trụ sở chính tại HCM và 56 đơn vị trực thuộc khác tỉnh. Nhưng qua trao đổi với CQT các địa phương phụ trách thì có sự không đồng nhất trong phạm vị áp dụng của nội dung này [một số CQT địa phương chỉ áp dụng nội dung này cho hóa đơn xuất theo nghị định 15 và nghị định 44, các trường hợp khác không áp dụng] Rất mong Tổng Cục Thuế hướng dẫn để Công ty chúng tôi có thể thực hiện đúng theo quy định vì việc xuất hóa đơn bán hàng đi từ phần mềm kế toán ra, nên cần có sự đồng nhất về nghiệp vụ.

10/10/2023

Để có thể kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ, nghiệp vụ tra cứu hóa đơn là một trong những nghiệp vụ cần thiết. Cùng tham khảo 3 cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 trong bài viết dưới đây.

Chỉ cần truy cập vào trang Web của MeInvoice, mọi thao tác kiểm tra hóa đơn điện tử sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn có thể kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ bằng file có đuôi *.xml của bất kỳ nguồn cung cấp hóa đơn điện tử.

Các bước tra cứu hóa đơn điện tử tại website của MeInvoice được cụ thể hóa như sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: //www.meinvoice.vn/tra-cuu/

Bước 2: Tải lên file có đuôi *.xml để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn.

Bước 3: Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình lúc upload file cần tra cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải xuống kết quả tra cứu hoặc gửi email thông báo về tài khoản đăng ký.

Lưu ý: Hiện nay trên website MeInvoice.vn đã cập nhật giao diện kiểm tra hóa đơn đầu vào. Bạn có thể tra cứu tại URL //www.meinvoice.vn/tra-cuu/kiem-tra/ theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào đường link: //www.meinvoice.vn/tra-cuu/kiem-tra/

Bước 2: Tải file xml của hóa đơn cần kiểm tra

Bước 3: Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị ngay trên màn hình website, ví dụ như hình sau:

Đồng thời, bạn có thể tải về kết quả hoặc nhận kết quả kiểm tra hóa đơn qua email.

Xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây:

Cách 2. Cách kiểm tra hóa đơn điện tử trên trang web hệ thống hóa đơn điện tử của tổng cục thuế TCT

[Sử dụng cho các doanh nghiệp chưa đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo TT 78 và NĐ 123]

Với những doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo TT 32 thì có thể tra cứu thông tin tại cổng //tracuuhoadon.gdt.gov.vn/main.html.

Tuy nhiên, theo nội dung tại Thông tư 78 và Nghị định 123, doanh nghiệp sẽ kiểm tra trên một trang tra cứu mới, thay cho trang tra cứu cũ của Thông tư 32. Tại trang tra cứu hóa đơn điện tử mới, doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn theo TT 78, NĐ 123, HĐĐT, …

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: //hoadondientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Nhập thông tin theo yêu cầu bao gồm mã số thuế bên bán [Thực hiện tra cứu mã số thuế nếu bạn không nhớ chính xác], ký hiệu hóa đơn, loại hóa đơn điện tử, số hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng thanh toán và xác nhận capcha sau đó nhấn tìm kiếm.

Bước 3: Sau khi nhấn tìm kiếm, thì kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. Nếu nhận được kết quả “Đã cấp mã hóa đơn” thì hóa đơn của bạn đã hợp lệ, trong trường hợp kết quả trả về là “Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm” thì hóa đơn không tồn tại.

Một vài lưu ý khi tra cứu hóa đơn điện tử trên trang Tổng cục Thuế:

  • Thông tin có đánh dấu sao [*] thì bắt buộc phải điền vào, không được bỏ qua.
  • Tại trường “Loại hoá đơn” thì phải lựa chọn loại hóa đơn điện tử tương ứng đã đăng ký hoặc được cấp trước đó.
  • Tại trường “Ký hiệu hóa đơn” chỉ điền vào các chữ số từ C đối với hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế hoặc K đối với hóa đơn không có mã.
  • Tại trường “Số hóa đơn” có thể nhập cả 2 định dạng số hóa đơn gồm từ 1 chữ số hoặc tối đa 8 chữ số.
  • Tại trường “Tổng tiền thanh toán” cần nhập thông tin số tiền thanh toán theo dạng số.

\>> Xem Thêm: Phần Mềm Kế Toán Doanh Nghiệp Thông Dụng Nhất MISA SME

Cách 3. Tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 bằng cách đăng nhập tại cổng thông tin hóa đơn điện tử

[Sử dụng cho các doanh nghiệp đã đăng ký và áp dụng hóa đơn điện tử theo TT 78 và NĐ 123]

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website: //hoadondientu.gdt.gov.vn/. Đăng nhập theo thông tin mà Cơ quan Thuế đã cấp trước đó.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu” sau đó lựa chọn “Tra cứu hóa đơn”

Bước 3: Chọn “Tra cứu HĐĐT bán ra/mua vào“. Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình và tất cả thông tin về TT 78 và NĐ 123.

Để xem cụ thể các thông tin về hóa đơn, ấn “Tìm kiếm”. Ở vùng hiển thị kết quả, chọn hóa đơn muốn xem và thực hiện các chức năng như Xem/ In/ Xuất Excel/ Xuất XML.

Trên đây là 3 cách hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử, kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ theo Thông tư 78 và Nghị định 123 mà MeInvoice chia sẻ đến các bạn. Để có thể hiểu rõ và nắm bắt những quy định về HĐĐT, người bán và người mua phải nắm chắc những thông tin quy định về hóa đơn điện tử.

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice hợp pháp của MISA được xây dựng dựa trên sự tư vấn của phòng CNTT Tổng cục thuế và đã được các cơ quan thuế lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, Bắc Ninh,… kiểm nghiệm chất lượng hàng đầu và khuyến nghị đơn vị lựa chọn.

Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị quyết 43/2022/QH15… Đồng thời, MISA meInvoice là phần mềm tiên phong áp dụng công nghệ Blockchain bảo mật – an toàn dữ liệu tuyệt đối cho người dùng.

Chủ Đề