Đạo đức có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.                                    Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng, Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét toàn diện bao gồm đạo đức công dân, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, chủ chốt. Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng:

Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người từng nói Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì.

Đạo đức là sức mạnh của con người. Làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải có sức mạnh. Người viết: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng".

Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức. Theo Người, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng. Người đặc biệt nhấn mạnh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên.

Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Phùng Thị Khánh Lệ  
                                              Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang                                                                                                                                                                             Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng, Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét toàn diện bao gồm đạo đức công dân, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, chủ chốt. Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng: Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người từng nói Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. Đạo đức là sức mạnh của con người. Làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải có sức mạnh. Người viết: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng". Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức. Theo Người, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng. Người đặc biệt nhấn mạnh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./. Phùng Thị Khánh Lệ Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Các bài khác

  • Vận dụng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh (04/03/2017)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Báo chí trong tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng (03/03/2017)
  • Nhớ và phát huy bài học đoàn kết từ ngày thành lập Đảng (03/02/2017)
  • "Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh" - lời Bác vang vọng mãi (28/01/2017)
  • Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh (26/01/2017)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về '' Sửa đổi lối làm việc " với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính Trị (25/01/2017)
  • Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về " Dĩ bất biến ứng vạn biến" trong thực hiện dân chủ (23/01/2017)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao Đạo đức Cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân với nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (18/01/2017)
  • Vai trò của Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam (09/01/2017)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong tác phẩm " Đường Cách Mệnh" - giá trị thực tiễn và lý luận (07/01/2017)                     Xem thêm »    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Video liên quan