Đáp án bài tập cuối khóa Module 3 Tin học

Gợi ý đáp án Mô đun 3 môn Tin học Tiểu học

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Trả lời câu hỏi

Mời thầy/cô hãy liệt kê 03 nội dung trong Mô đun 3.0 – Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực mà thầy/cô thấy là quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Tin học

ND1: Phương pháp đánh giá

ND2: Khung năng lực và đường phát triển năng lực

ND3: Quy trình tổ chức và thực hiên hoạt động đánh giá

2. Trả lời câu hỏi

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thầy/cô mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực? Hãy liệt kê ít nhất 3 vấn đề thầy/cô muốn tìm hiểu thêm.

TL: Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0 tôi mong muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề sau đây để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

- Đánh giá định hướng sản phẩm số đối với cả hai mạch kiến thức Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng.

- Đánh giá chú trọng khả năng tư duy máy tính đối với mạch kiến thức về Khoa học máy tính (CS), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của CS trong đó có sử dụng hoặc không sử dụng máy tính.

- Đánh giá chú trọng khả năng ứng dụng Tin học đối với mạch kiến thức về Tin học ứng dụng (ICT), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ICT dựa trên máy tính.

ĐẶC ĐIỂM MÔN TIN HỌC

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày năng lực của HS ở cuối cấp tiểu học

TL: Học sinh biết sử dụng các phầm mềm hỗ trợ học tập tạo ra được các sản phẩm đơn giản.

Biết sử dụng các thiết bị số thông dụng theo hướng dẫn và chia sẻ được với người thân và bạn bè....

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy nêu cách xác định các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần giữa các cấp học của môn Tin học.

TL: Để xác định được các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần ta cần xác định khung phát triển năng lực:

1 .Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Môn Tin học góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.

3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.

Học sinh hình thành, phát triển được năng lực tin học với năm thành phần năng lực sau đây:

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- NLe: Hợp tác trong môi trường số.

3. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy chọn một năng lực thành tố của năng lực Tin học ở cuối cấp tiểu học và phân tích xem nó “phân bố” ở những chủ đề nào của một lớp học trong cấp tiểu học (lớp 3, lớp 4 hoặc lớp 5)

TL: Sử dụng năng lực tin học: NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

Lớp 3

- Chủ đề A: Mạng máy tính và em

- Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Lớp 4: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

Lớp 5: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

KHUNG NĂNG LỰC TIN HỌC Ở CẤP TH

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy phân tích đặc điểm khối kết cấu kiến thức của môn Tin học.

Khối kết cấu kiến thức: bao gồm các chủ đề xuyên suốt từ cấp tiểu học đến thpt. Các chủ đề từ A đến F ở các khối lớp đều góp phần hình thành các năng lực. Trong khối kết cấu tin học các nội dung được lặp lại ở lớp các lớp nhưng được nâng cao hơn về nội dung và năng lực

– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

– NLe: Hợp tác trong môi trường số.

Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày các bước xây dựng một khung năng lực tin học thành phần ở cấp tiểu học.

TL:

Bước 1: Xác định các cụm từ khóa biểu thị năng lực thành phần hay nội dung kiến thức thuần túy

Bước 2: Mô tả biểu hiện cho một mốc ứng với một lớp trong khung năng lực.

3. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cách xác định đường phát triển của một năng lực tin học thành phần cụ thể.

TL:

Tìm các cụm từ khoá trong mô tả các biểu hiện yêu cầu cần đạt ở các chủ đề.

Tại nơi xuất hiện các cụm từ khoá đó hoặc các cụm từ tương đương rút ra được 1 biểu hiện cần tìm

Tập hợp tất cả các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mức đang xét trong khung năng lực

4. Trả lời câu hỏi

Giả sử thầy/cô đã thực hiện xong một hoạt động đánh giá (ĐGTX hoặc ĐGĐK) sau một bài học/chủ đề cụ thể cho một lớp tiểu học (do thầy/cô chọn). Thầy/cô sẽ làm như thế nào để biết một HS đang ở vị trí nào (mốc nào) trong Khung năng lực tin học thành phần mà bài học/chủ đề hướng đến? cho ví dụ minh họa.

TL:

Qua đánh giá tìm được các cụm từ khoá mô tả các biểu hiện cần đạt của chủ đề.

Tại nơi xuất hiện từ khoá rút ra biểu hiện.

Tập hợp các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mốc đang xét trong khung năng lực.

Ví dụ: chủ đề A: máy tính và em

Khi đánh giá:

Em đạt nla:

nhận biết được các loại máy tính.

nêu được các bộ phận máy tính.

ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU GD

Định hướng đánh giá kết quả củng cố và phát triển năng lực đặc thù

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hiểu như thế nào là định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục và vận dụng trong dạy học môn Tin học ở tiểu học như thế nào?

Tl:

- Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu: Một số chủ đề củ môn Tin học giúp giáo viên hình thành và phát triển một cách hiệu quả những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Các chủ đề tập trung vào nội dung thuật toán và lập trình ( chủ đề f), các chủ đề: D, E tạo ra nhiều tình huống bộc lộ được phẩm chất qua cách ứng xử, đặc biệt trong môi trường số. GV cần căn cứ vào các biểu hiện của phẩm chất được mô tả trong chương trình tổng thể để bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh trong suốt quá giáo dục tin học.

- Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung:

+ Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy hoc môn Tin học.

+ Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp hợp tác thông qua dạy học môn Tin học.

+ Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn Tin học.

2. Trả lời câu hỏi

Thầy cô nêu ví dụ qua đó chứng minh được:

a) Có thể đánh giá năng lực chung tự chủ và tự học thông qua đánh giá hai năng lực NLb và NLd.

b) Có thể đánh giá năng lực chung giao tiếp và hợp tác thông qua đánh giá Nle..

c) Có thể đánh giá năng lực chung giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua đánh giá NLc.

Tl:

a, NLb: biểu hiện Biểu hiện thành tố của năng lực Năng lực thành tốt

Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ Học sinh biết khẳng định và bảo vệ Tự khẳng định và bảo vệ quyền nhu cầu và biết bảo vệ thông tin hóa của cá nhân, và nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo chính đáng.

Biết và thực hiện quyền sở hửu trí tuệ đạo đức và pháp luật ở mức đơn giản

Biết bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số.

b, nle: biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông

  • Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp Xác định mục đích, nội dung, phương pháp dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi thông trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân, thái độ giao tiếp tự tin với bạn bè và người thân
  • Có thói quen trao đổi, giúp xác định mục đích giúp đỡ nhau trong học tập, biết phương thức hợp tác. Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của thầy cô.

c, nlb biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc, tìm được đối với bản thân từ các nguồn tài liệu có sẵn theo thông tin trong máy tính và internet theo hướng dẫn hướng dẫn

Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra vấn đề - Phát hiện và làn rõ vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi đề

Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo - Đề xuất và lựa chọn hướng dẫn phương án

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày các định hướng về đánh giá kết quả hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực sau đây thông qua dạy học môn Tin học ở tiểu học:

1) một số phẩm chất chủ yếu .

2) năng lực tự chủ và tự học

3) năng lực giao tiếp và hợp tác

4) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

5) năng lực tin học

Nêu ví dụ minh họa cho trường hợp trên.

TL:

  1. Năng lực tự chủ và tự học.
  2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
  3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

ĐỊNH HƯỚNG SDKQĐG ĐỂ ĐỔI MỚI PPDH MÔN TIN HỌC

Định hướng đổi mới ppdh

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hay hiểu như thế nào về dạy học kiến tạo theo con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”, cho ví dụ minh họa.

TL:

Xây dựng diễn đàn trực tuyến để cho HS bộc lộ các quan niệm của mình theo từng chủ đề mà giáo viên đặt ra.

- Sử dụng các phần mềm để mô phỏng các nguyên lý, hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra các kiến thức cũ, cũng như vận dụng để khắc sâu kiến thức mới cho HS.

- Mô phỏng các quá trình nguyên lý hoạt động, chuyển động kết hợp với để nêu vấn đề.

- Sử dụng các thư viện mô phỏng để HS kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả để rút ra các kết luận.

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy nêu một ví dụ trong đó có sự đề xuất điều chỉnh cách tổ chức dạy học dựa trên phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá HS trước đó về hành vi, thái độ, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

TL:

Ví dụ: ở chủ đề khám phá máy tính.

Hãy chỉ ra các bộ phận của máy tính: giáo viên dạy học theo kiểu thuyết trình.

Nhưng cô giáo tổ chức dưới dạng trò chơi, dùng phương pháp dạy học nhận dạng và thể hiện.....

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

TL

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày quá trình cải thiện, tìm nguyên nhân và định hướng các phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

TL:

CÁC PP, KT ĐÁNH GIÁ PHỔ BIẾN CỦA MÔN HỌC

Các hình thức đánh giá nl và pc

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy thực hiện các yêu cầu sau:

1) Hãy trình bày mục đích của ĐGTX và ĐGĐK.

2) Tại sao nói ĐGTX thực hiện được triết lí “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh”? nêu ví dụ minh họa.

3) Hãy so sánh giữa ĐGTX và ĐGĐK được thực hiện trong dạy học môn Tin học ở TH, nêu ví dụ minh họa.

TL:

1) Mục đích của DGTX và ĐGĐK:

- Mục đích của ĐGTX chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập.

- Mục đích của ĐGĐK là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

2) ĐGTX thực hiện được triết lí “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh là:

Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Ví dụ: Hãy chỉ ra từng bộ phận máy tính thông qua trò chơi ai nhanh nhất?

+ Qua trò chơi thấy được học sinh nắm được kiến thức đến đâu.

3) So sánh giữa ĐGTX và ĐGĐK được thực hiện trong dạy học môn Tin học ở TH. (đã có trong video ở trên)

Sự giống nhau giữa ĐGTX và ĐGĐK:

*Mục đích:

- ĐGTX: thu nhập thông tin phản hồi hai chiều giữa HS và GV một cách kịp thời để điều chỉnh việc dạy học ngay trong quá trình học tập đang diễn ra.

- ĐGĐK: Thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định.

**Mục tiêu:

- Phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng đến đến kết quả giáo dục để có giải pháp, hỗ trợ kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

- ĐGĐK: Xác định thành tích của học sinh. Xếp loại học sinh. Đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

**Chứng cứ cần thu nhập:

- ĐGTX:+ Liên quan đến kết quả học tập và giáo dục của học sinh trong suốt quá trình học.

+ Giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức kĩ năng hiện tại của học sinh

- ĐGĐK:+ Liên quan đến kết quả học tập và giáo dục của học sinh sau từng giai đoạn học tập.

+ Giúp đánh giá hoặc đo kiến thức, kĩ năng cuối một giai đoạn học tập của học sinh.

**Thời điểm thực hiện:

- ĐGTX: Suốt quá trình học tập

- ĐGĐK: Sau một giai đoạn học tập.

**Người thực hiện:

- ĐGTX: GV, Học sinh tự đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá, đoàn thể, cộng đồng đánh giá.

- ĐGĐK: GV đánh giá, nhà trường và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

Ví dụ:

+ ĐGTX: Qua các câu hỏi, tỉnh huống, vấn đáp, trò chơi.... trong giờ học.

+ ĐGĐK: Qua bài kiểm tra sau mỗi giai đoạn học tập.

2. Trả lời câu hỏi

a) Theo thầy/cô, tại sao ĐGTX lại được chú trọng trong dạy học hình thành PC, NL và cần thực hiện trong suốt quá trình dạy học?

b) Theo thầy/cô, công cụ để ĐGTX và ĐGĐK có khác nhau không và tại sao?

TL:

a, Tại vì trong quá trình đánh giá thường xuyên giáo viên phát hiện ra được những kiến thức lỗ hỏng kiến còn thiếu sót của học sinh, hay chưa đúng đắn từ đó đưa ra được những giải pháp cũng phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức để hoàn kiến thức cho học sinh.

Công cụ đánh giá và Đánh giá định kì không có gì khác nhau vì có thể sử dụng chung công cụ đánh giá chỉ khác nhau về cách sử dụng.

3. Trả lời câu hỏi

Giả sử thầy/cô đang dạy bài học đầu tiên của chủ đề “Khám phá máy tính” trong chủ đề lớn “A. Máy tính và em”.

a) Theo thầy/cô, bài học này gồm những nội dung gì và nhằm thực hiện những yêu cầu cần đạt (YCCĐ) nào của Chương trình?

b) Tại những nội dung nào của bài học, thầy/cô có thể thực hiện ĐGTX? với mục đích gì và thực hiện như thế nào?

TL:

a, Chủ để lớn A: Máy tính và em

Các nội dung: Bài 1: Máy tính và các thành phần của máy tính.

Bài 2: Những máy tính thông dụng

Bài 3: Bước đầu làm quen với máy tính

Bài 4: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính

Bài 5: Trò chơi khám phá máy tính.

- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).

– Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình

cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

– Cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.

– Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi được hệ thống đang chạy theo đúng cách. Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi sử dụng.

– Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình (với mắt, với nguồn sáng trong phòng,...). Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.

– Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

b, Tại các nội dung cần học thì có đánh giá thường xuyên với mục đích thấy sự tiến bộ của học sinh và phát hiện được những kiến thực còn thiếu sót của học sinh đưa ra những giải pháp giúp học sinh hình thành kiến thức chuẩn nhất.

Một số ví dụ

1. Bài tập 1

a) Theo thầy/cô, nội dung các câu hỏi trong các ví dụ của phần “Nội dung cần tìm hiểu” có thực hiện trong ĐGĐK được không và tại sao?

b) Hãy chỉ ra các thang đo Bloom trong cột thang đo của Bảng 2.1?

TL:

a) "Nội dung cần tìm hiểu” không thực hiện trong ĐGĐK

Vì: đáng giá qua quan sát và nhận xét.

b) các thang đo Bloom trong cột thang đo:

- Nhớ/Biết

- Hiểu

- Vận dụng

- Phân tích

- Đánh giá

- Sáng tạo

2. Bài tập 2

Giả sử thầy/cô đang dạy bài học đầu tiên của chủ đề “Tạo bài trình chiếu” trong chủ đề lớn “C. Ứng dụng Tin học”.

a) Theo thầy/cô, bài học này gồm những nội dung gì và nhằm thực hiện những yêu cầu cần đạt (YCCĐ) nào của Chương trình?

b) Hãy nêu ít nhất 03 ví dụ minh họa việc sử dụng kết hợp các kĩ thuật và công cụ ĐGTX cho bài học này? Mỗi ví dụ đại diện cho một thang đo cần đánh giá.

TL:

Bài học thực hiện các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) sau đây:

– HS tìm và kích hoạt được phần mềm trình chiếu; lưu được tệp trình chiếu và đặt tên cho tệp HS nhận ra được các công cụ và chức năng của chúng trong phần mềm trình chiếu đã được học ở lớp 3

– HS sử dụng được các công cụ đã học về phần mềm trình chiếu để nhập nội dung và chèn ảnh vào trang chiếu trong nhiệm vụ tạo bài trình chiếu đơn giản (khoảng vài trang chiếu) giới thiệu về một chủ đề quen thuộc với HS.

– HS có thể thuyết trình về sản phẩm của hoạt động (bài trình chiếu được tạo theo yêu cầu) và có thể thực hiện hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

* Phẩm chất và năng lực được hướng đến:

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

- Năng lực

+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng tự học.

+ Năng lực tin học thành phần: NLa Nhận diện, phân biệt được chức năng của một số nút lệnh, thực hiện một số thao tác kĩ thuật cơ bản với phần mềm trình chiếu.

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Theo thầy/cô, công cụ để ĐGTX và ĐGĐK có khác nhau không? Tại sao?

TL:

Công cụ đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì không khác nhau: Tất cả công cụ đánh giá thường xuyên đều dùng để đánh giá định kì chỉ khác nhau về cách thức tổ chức.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy thực hiện các yêu cầu sau:

1) Trong dạy học Tin học, có những kĩ thuật và công cụ đánh giá phổ biến nào? nêu ví dụ minh họa.

2) Nhóm các kĩ thuật đánh giá có sử dụng để đánh giá được các mức độ nhận thức theo thang đo Bloom – Việt Nam (biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao) được không? Hãy giải thích điều này.

TL:

1, Có những kĩ thuật và công cụ đánh giá phổ biến:

1.1.Kiểm tra kiến thức nền: - Câu hỏi tự luận

-Các dạng câu hỏi trắc nhiệm

- Tranh, ảnh, phim, trò chơi.

1.2. Đánh giá khả năng ghi nhớ: - Câu hỏi trắc nhiệm khách quan, bảng hỏi trí nhớ, tranh, ảnh

1.3. Đánh giá khả năng nhận biết các dấu hiệu đặc trưng: Ma trận dấu hiệu đặc trưng, hình ảnh

1.4. Đáng giá hai mặt trái ngược nhau: Bảng hai phía

1.5:- Làm dàn bài theo mẫu: Sơ đồ what/ how/ why.

- Tóm tắt thành một câu: Câu hỏi yêu cầu gắn

- Làm bài tập 1 phút :Câu hỏi yêu cầu gắn, ví dụ trắc nhiệm đa lựa chọn

1.6: Nhận dạng vấn đề: Câu hỏi tỉnh huống, Bảng điền nội dung nhận diện, Tỉnh huống nhận diện vấn đề; tranh ảnh nhân diện

1.7. Lựa chọn giải pháp: Tình huống vận dụng, Bảng, sơ đồ giải pháp.

1.8: Xác định và thực hiện quy trình: Các bước thực hiện quy trình; Sơ đồ thực hiện, thực hiện quy trình để tạo sản phẩm.

1.9. Vận dụng vào thực tiễn: Bảng mô tả tình huống, bài thực hành.

1.10.Liệt kê các mục tiêu của chủ đề: bản tìm kiếm

1.11.Khàm phá chủ đề: Câu hỏi khám phá; bảng/ phiếu tìm kiếm/ khám phá, quy trình khám chủ đề.

1,12, Đánh giá hoạt động của nhóm: Phiếu đánh giá

1.13. Đánh giá khả năng tổng hợp: Chủ đề và câu hỏi chủ để, trắc nhiệm nhiều lựa chọn, phiếu đánh giá.

Ví dụ: Minh họa kĩ thuật kiểm tra kiến thức nền

KT, KN thành phần: Các bộ phận của máy tính

Chỉ báo hành vi: Nêu được tên các bộ phận của máy tính.

Kĩ thuật đánh giá: Kiểm tra kiến thức nền ( thuộc nhóm đánh giá mức độ nhận thức) Kiến thức nền được kiểm tra ở đây là các bộ phận cơ bản của máy tính. Học sinh liên hệ, tái hiện lại các bộ phận của máy tính đã được quan sát trên lớp và trong sách, từ đó đoán nhận được các bộ phận của máy tính khác qua một hình vẽ hay bức ảnh nào đó.

Công cụ đánh giá: Hình ảnh về một chiếc máy tính cụ thể, không phải là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc máy tính được giáo viên sử dụng để nêu của nó trước bài học

Phương pháp đánh giá: Quan sát và nhạn xét

2. Nhóm kĩ thuật đánh giá có sử dụng để đánh giá được các mức độ nhận thức trong thang đo Bloom: được

Mức độ nhận thức - hiểu, nhớ

Năng lực vận dụng: Phân tích, vận dụng

Khẳng năng tự đánh giá và phản hồi: Sáng tạo, đánh giá.

3. Trả lời câu hỏi

Hãy nêu ít nhất 03 ví dụ minh họa việc sử dụng kết hợp các kĩ thuật và công cụ ĐGTX cho một bài học bất kì trong chương trình? Mỗi ví dụ đại diện cho một thang đo cần đánh giá.

TL:

Ví dụ1: Minh họa kĩ thuật kiểm tra kiến thức nền

KT, KN thành phần: Các bộ phận của máy tính

Chỉ báo hành vi: Nêu được tên các bộ phận của máy tính.

Kĩ thuật đánh giá: Kiểm tra kiến thức nền (thuộc nhóm đánh giá mức độ nhận thức) Kiến thức nền được kiểm tra ở đây là các bộ phận cơ bản của máy tính. Học sinh liên hệ, tái hiện lại các bộ phận của máy tính đã được quan sát trên lớp và trong sách, từ đó đoán nhận được các bộ phận của máy tính khác qua một hình vẽ hay bức ảnh nào đó.

Công cụ đánh giá: Hình ảnh về một chiếc máy tính cụ thể, không phải là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc máy tính được giáo viên sử dụng để nêu của nó trước bài học

Phương pháp đánh giá: Quan sát và nhận xét

ví dụ 2: Minh họa kĩ thuât đánh giá ghi nhớ

KT,KN thành phần: Các bộ phận của máy tính

Chỉ báo hành vi: Nêu được các bộ phận cơ bản của máy tính

Kĩ thuật đánh giá: Đánh giá khả năng ghi nhớ Kiểm tra kiến thức nền ( thuộc nhóm đánh giá mức độ nhận thức)

Công cụ đánh giá: Bảng hỏi nhớ. Bảng hỏi nhớ ở đây có dạng một câu hỏi trắc nhiệm dạng ghép cặp. HS càng nhớ được nhiều bộ phận của máy tính với chức năng của chúng thì càng ghép được nhiều cặp đúng. Do đó kĩ thuật và công cụ này cho phép kiểm tra khẳng năng ghi nhớ của học sinh.

Phương pháp đánh giá: Quan sát và nhận xét

Nội dung: Hãy nối mỗi bộ phận của cột A với đúng chức năng của nó ở cột B.

Màn hình giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.

Thân máy để đưa thông tin vào máy tính bằng các kí tự ví dụ như các chữ và số.

Bàn phím giúp ta nghe được âm thanh, nhạc,... trong máy tính

Chuột để thể hiện chữ, hình ảnh là kết quả hoạt động của máy tính

Loa chứa các chi tiết tinh vi, trong đó có bộ vi xử lí là bộ nào của máy tính.

ví dụ 3: Minh họa kĩ thuật nhận diện vấn đề

KT,KN: thành phần: Ứng dụng của máy tính

Tiêu chí/ Chỉ báo: Nêu được một số ví dụ máy tính trợ giúp con người thực hiện một số công việc trong cuộc sống gần gũi

kĩ thuật đánh giá: Nhận diện vấn đề (thuộc đánh giá kĩ năng/NL vận dụng). Thông qua câu chuyện ngắn (tình huống nhận diện vấn đề), học sinh nhận ra được những trường hợp máy tính trợ giúp con người thực hiện một số công việc cụ thể trong cuộc sống gần gũi (HS nhận diện vấn đề). Trong câu chuyện này, học sinh sẽ nhận diện được máy tính có thể giúp các em vẽ tranh, xem phim, chơi trò chơi, học toán, học nhạc.

Công cụ đánh giá: Tình huống nhận diện

Phương pháp đánh giá: Quan sát, nhận xét

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐG

Đánh giá tư duy thuật toán

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy chọn một nội dung trong chủ đề F “Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của ICT” và đưa một nhiệm vụ (câu hỏi hoặc bài tập) giao cho HS thực hiện, qua đó đánh được khả năng tư duy máy tính của HS.

TL:

Khi giao cho học sinh: Viết kịch bản và chương trình thể hiện kịch bản.

Khả năng tư duy máy tính sẽ được chú trọng đánh giá

Giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy viết kịch bản và tạo ra chương trình thể hiện kịch bản.

Khả năng tư duy máy tính được đánh giá qua các khả năng tư duy thuật toán và tư duy phân rã.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Hãy trình bày đặc điểm của phương pháp kiểm tra “viết” trong môi trường số trong dạy học môn Tin học ở TH, cho ví dụ minh họa.

Trong phương pháp quan sát, hãy đưa ra ví dụ minh họa các dạng quan sát.

Hãy trình bày về phương pháp hỏi – đáp và đưa ra các ví dụ minh họa cho các công cụ và kĩ thuật thực hiện các dạng hỏi – đáp trong dạy học môn Tin học ở TH.

Trong phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, hãy trình bày các bước đánh giá hồ sơ học tập, nêu ví dụ minh họa.

Hãy trình bày các bước đánh giá sản phẩm hoạt động nói chung, sản phẩm số nói riêng trong dạy học Tin học ở TH và đưa ra ví dụ minh họa.

TL:

*) Phương pháp kiểm tra viết:

- Phương pháp kiểm tra viết trong môn Tin học được sử dụng dành cho các nội dung lí thuyết cũng như các bài học không cần máy tính hoặc thực hành. Khi đánh giá chú trọng định hướng sản phẩm số được tạo ra trên máy tính hoặc đề cao đánh giá năng lựcthông qua khả năng vận dụng trong thực tiễn thì phương pháp kiểm tra viết trên giấy có xu hướng giảm dần.

Điểm rất khác biệt so với các môn học khác đó là môi trường kiểm tra “viết” trong môn Tin học thiên về môi trường số. Nói cách khác, việc kiểm tra “viết” có xu hướng thực hiện trên máy tính, mạng máy tính hoặc Internet. Trong môi trường này, phương pháp kiểm tra “viết” dạng trắc nghiệm được ưu tiên sử dụng.

Ví dụ:

Dạng câu hỏi điền khuyết:

- Các câu điền khuyết có thể có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà học sinh phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn.

- Thích hợp với kiểm tra nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xong một chương hay một chủ đề

Cách thực hiện:

- Phần dẫn là một chỗ trống trong một mệnh đề và một số từ, cụm từ, chỉ số cho trước

- Phần trả lời là những ý hoặc từ học sinh phải điền vào chỗ trống cho hợp lý

Ví dụ:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

a) Nhấn phím Delete để xóa một chữ ……………………con trỏ soạn thảo.

b) Nhấn phím Backspace để xóa một chữ ở…………………….con trỏ soạn thảo.

c) Khi gõ bàn phím, tay luôn đặt ở hàng phím……………………………..

d) Hai phím có gai F và J nằm ở hàng phím……………………………….

*) Phương pháp quan sát

- Trong phương pháp quan sát, giáo viên đóng vai trò theo dõi học sinh thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do học sinh làm ra (quan sát sản phẩm) sử dụng các công cụ quan sát khác nhau gồm phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại.

MẪU SỔ GHI CHÉP HÀNG NGÀY

- Môn: Tin học – Lớp: 3A1

- Người quan sát: Giáo viên giảng dạy

- Nội dung: Em hãy kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím?

*) Phương pháp hỏi đáp

  • Khái niệm: PP hỏi đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra

•Ưu điểm:

+ Rèn luyện tư duy, tìm tòi sáng tạo cho HS.

+ Kích thích tính tích cực của HS trong học tập

+ Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ

+ Có sự tương tác 2 chiều giữa Gv và HS

+ Theo dõi sát quá trình học tập của học sinh

Nhược điểm:

+ GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt

Ví dụ

Bài: Làm quen với máy tính (Lớp 3)

- Các em đã nhìn thấy máy tính bao giờ chưa? Máy tính để bàn gốm mấy bộ phận?

*) Phương pháp đánh giá sản phẩm

Đây là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm như:kết quả

thực hiện trên phiếu học tập hoặc phiếu thực hành (bảng kiểm tự đánh giá), các sản phẩm số CS hoặc ICT, sản phẩm dự án mini, … Các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm rất đa dạng.

- Sản phẩm giới ở những kỹ năng thực hiện trong phạm vi hẹp (tạo một bảng, sửa một chi tiết ảnh, mô tả một phần thuật toán…)

- Sản phẩm đò hỏi phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, các kỹ năng có tính phức tạp hơn, và mất nhiều thời gian hơn.

- Sản phẩm này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa các HS và nhóm HS, thông mà GV có thể đánh giá được năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

Ví dụ: Chèn hình ảnh vào văn bản.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chèn hình ảnh vào văn bản.

Bước 2: Công cụ đánh giá là mẫu tự đánh giá sản phẩm.

Bước 3; Học sinh thực hiện và tự đánh giá sản phẩm vào mẫu cô giáo đưa cho.

Bước 4: Học sinh báo cáo sản phẩm: Giáo viên nhận xét sản phẩm.

*) Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập

Đây là phương pháp đánh giá thông qu tài liệu minh chứng (hồ sơ) cho sự tiến bộ của học sin h, trong đó HS tự lưu giữ những minh chứng cho kết quả học tập của mình với những lời nhận xét của thầy/ cô và bạn học. Hồ sơ học tập như một bằng chứng vê những điều học sinh tiếp thu được.

Các loại hồ sơ học tập: Hồ sơ tiến bộ, hồ sơ quá trình, hồ sơ mục tiêu và hồ sơ thành tích.

Ví dụ:

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày về đánh giá sản phẩm số trong dạy học môn Tin học ở TH và cho ví dụ minh họa.

TL:

Đánh giá định hướng sản phẩm số: việc đánh giá định hướng sản phẩm số bao gồm đánh giá quá trình tạo ra chúng và đánh giá chất lượng của chúng. Nội dung đánh giá nhằm vào một số năng lực thành phần của tin học.

Ví dụ: Đánh giá nlc trong cs

HS lớp 4 được giao nhiệm vụ dùng các lệnh FD, RT để vẽ hình chữ nhật trong phần mềm logo

Sản phẩm số trong ví dụ này là dùng các lệnh theo tuần tự để vẽ hình chữ nhật. Nếu học sinh tạo được và thực hiện được các bước tuần tự như sau:đâ

FD 100 RT 90

FD 50 RT 90

FD 100 RT 90

FD 50 RT 90

thì sẽ đánh giá được NLc đây là năng lực thành phần quan trọng của năng lực tin học cần đánh giá.

Nếu sản phẩm được tạo bởi một nhóm học sinh, có thể đánh giá các hoc sinh về NL e (hợp tác trong môi trường số) thông qua quan sát quá trình trao đổi, thảo luận

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày về đánh giá khả năng phân rã và khả năng thuật toán trong tư duy máy tính của HS TH để giải quyết vấn đề dựa trên máy tính, nêu ví dụ minh họa.

TL;

Đánh giá tư duy phân rã: Chủ đề con "Sắp xếp để dễ tìm" của chủ đề C "Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin" - Lớp 3 là chủ đề đầu tiên có thể giúp hình thành cho học sinh tư máy tính và đánh giá kết quả rèn luyện tư duy máy tính. Tư duy máy tính ở đây là tư duy phân rã. Ở cấp tiểu học, khả năng phân rã một vấn đề cần giải quyết thành những vấn đề nhỏ ở được biểu hiện ở những khía cạnh sau đấy:

Sắp xếp làm cho mọi thứ được gọn gàng, ngăn để khi cần tìm chúng ta tìm được nhanh hơn.

Sắp xếp cần hợp lý theo yêu cầu nào đó để dễ tìm kiếm.

Ví dụ: Sắp xếp cho mọi thứ được gọn gàng, ngăn nắp để khi cầ chúng ta cần tìm được nhanh hơn.

Yêu cầu của hoạt động: các em thử nghĩ xem liệu chúng ta có tìm được cuốn sách Tin học trong bàn học mà cả 100 cuốn sách được vất chồng lên nhau không? Nếu tìm thấy thì mất bao lâu? Muốn tìm nhanh ta làm thế nào?

Phân tích: vấn đề cần giải quyết ở đây là sắp xếp lại "đống sách" bừa bộn ngổn ngang, có nhiều loại. HS cần phải nghĩ đến việc phân loại sách. Việc phân loại đống sách đó thành các đống con theo từng phân loại thể hiện tư duy phân rã. Khi đó việc tìm kiếm sách tin học sẽ thu hẹp lại trong đống con thuộc loại SGK . Khi đánh giá TX, GV sẽ đánh giá mực độ hợp lí của việc phân loại sách của học sinh và lời giải thích của các em tại sao phải phân loại như vậy.

Đánh giá tư duy thuật toán

Chủ đề con "Thực hiện công việc theo các bước" của chủ để F "Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính" - Lớp 3 sẽ giúp hình thành và phát triển cho học sinh tư duy thuật toán.

Ví dụ: Tạo chương trình điều khiển con rùa trong logo để vẽ chiếc chỗ đỗ ô tô

Yêu cầu hoạt động: Hãy cùng nhau tìm hiểu các lệnh để điều khiển chú rùa di chuyển để vẽ hình. Sau đó hãy viết lệnh để điều khiển chú rùa một chỗ đỗ ô tô hình chữ nhật.

Phân tích: Nội dung giới thiệu phần mềm logo" và cách điều khiển chú rùa vẽ hình" giúp rèn luyện cho học sinh tư duy thuật toán. Hoạt động rèn luyện này cũng đồng thời gợi ý để học sinh liên hệ, so sánh tương tự để giải quyết yêu cầu đặt ra. Qua đó HS chỉ ra được các lệnh để điều khiển chú rùa vẽ được hình chữ nhật thì các em sẽ đánh giá được là đạt được về tư duy thuật toán.

3. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy nêu một số ví dụ minh họa về đánh giá định hướng ứng dụng Tin học trong dạy học môn Tin học ở TH.

TL:

Ví dụ: Đánh giá khả năng ứng dụng Tin học

Xét tình huống hs lớp 4 được gợi ý tạo một bài trình chiếu giới thiệu về bản thân. Bài trình chiếu là 1 sản phẩm ứng dụng tin học. Bài trình chiếu cụ thể có thể đánh giá đạt hay không đạt dựa vào tiêu chí kĩ thuật và ý tưởng.

4. Trả lời câu hỏi

Thầy cô xét ví dụ sau và cho biết tư duy phân rã được thể hiện qua ví dụ như thế nào?

Liệu chúng ta có tìm được cuốn sách Đoremon tập 12 trong bàn học này không? Và nếu tìm được thì mất bao lâu? Muốn tìm nhanh ta phải làm gì?

TL:

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

Kiểm tra, đgkq học tập của học viên

1. Trả lời câu hỏi

a) Theo thầy/cô, phương pháp đánh giá nào thực hiện như một hoạt động học hiểu theo nghĩa: đánh giá giúp gợi mở, dẫn dắt hình thành kiến thức, luyện tập, củng cố và vận dụng kiến thức? Hãy nêu ví dụ minh họa.

b) Theo thầy/cô, phương pháp quan sát có thể sử dụng kết hợp với phương pháp nào để tăng hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh TH?

TL:

a, phương pháp vấn đáp.

Ví dụ: Trong dạy học nội dung “ Làm quen với bài trình chiéu đơn giản”-Lớp 3(Chủ đề E: Ứng dụng tin học”, HS đã biết cách chèn hình ảnh từ WorArt vào bài trình chiếu nhưng hình ảnh còn rất nhỏ và thiếu thông tin về hình ảnh. GV có thể để giúp HS khăcc phục điều này bằng các câu hỏi gợi động cơ như:

Các em hay quan sát hai kết quả chèn hình ảnh ngôi nhà bên hò nước và cho biết kết quả nào hợp lý và đẹp hơn?

Làm thế nào để chỉnh sửa ảnh sau khi chèn vào trang trình chiếu?

Hãy nháy vào hình ảnh và kéo thả chuột trên các điểm mốc xung quanh hình ảnh để khám phá tác dụng của điểm mốc này?

b, Phương pháp quan sát có thể sử dụng kết hợp với phương pháp hồ sơ học tập.

2. Trả lời câu hỏi

a) Thầy/cô hãy đưa ra một sản phẩm số cần tạo khi dạy học một nội dung nào đó của chủ đề E “Ứng dụng Tin học” và trình bày sự vận dụng các bước đánh giá sản phẩm số này.

b) Thầy/cô hãy đưa ra một sản phẩm đích cần tạo khi dạy học một nội dung nào đó của chủ đề F “Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của ICT” và trình bày hệ thống các câu hỏi để dẫn dắt học sinh tạo được sản phẩm đích đó.

TL:

a,Sẩn phẩm số cần tạo: Bài thực hành chèn hình ảnh vào văn bản trong nội dung của chủ đề E"Ứng dụng tin học"

Vận dụng các bước để đánh giá sản phẩm số:

Bước 1: Đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm:

Bước 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm

Nội dung đánh giá nhằm vào một số năng lực thành phần của năng lực Tin học.

b, Sản phảm đích: Tạo ra một chương trình đơn giản

Hệ thống các câu hỏi:

Câu 1: Để tạo ra một chương trình ta cần thu thập những thông tin gì?

Câu 2: Sử dụng những lệnh và cấu trúc nào để tạo?

Câu 3: Ta cần tạo những chức năng gì?

MỐI QH GIỮA HÌNH THỨC, PP VÀ CÔNG CỤ ĐG

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy phân biệt hình thức, phương pháp, kĩ thuật và công cụ đánh giá, cho ví dụ minh họa.

TL:

Hình thức đánh giá: thể hiện quan điểm đánh giá. Trong tài liệu đã đề cập đến hai hai hình thức đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

−Phương pháp đánh giá: )Mối quan hệgiữa hình thức, phương pháp và công cụđánh giá GV sẽlựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích, thời điểm và yêu cầu của từng hình thức đánh giá; Và mỗi phương pháp cũng sẽcó những công cụkiểm tra, đánh giá phù hợp (các công cụnày sẽđược trình bày cụthểởChương 3 của tài liệu). Mối quan hệgiữa hình thức, phương pháp và công cụkiểm tra, đánh giá được thểhiện như Bảng sau:Bảng 1.7.Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ đánh giáchỉ ra cách thức đánh giá chung và có thể được mô tả thành khung công việc hay qui trình (các bước) thực hiện đánh giá. Phương pháp ĐGTX có thể là: kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và đánh giá sản phẩm học tập.

−Kĩ thuật đánh giá: Chỉ ra một cáchthức đánh giá cụ thể khi thực hiện một phương pháp đánh giá. Các kĩ thuật đánh giá tiêu biểu trong môn Tin học được chỉ ra trong mục tiếp theo dưới đây.

−Công cụ đánh giá chung trong ĐGTX có thể là các thang đo, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp.Mục tiếp theo dưới đây sẽ nêu các công cụ đánh giá kết hợp với các kĩ thuật đánh giá trong dạy học Tin học ở TH

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá, cho ví dụ minh họa.

TL:

XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy cho biết có các loại câu hỏi vấn đáp nào được sử dụng trong dạy học môn Tin học ở TH, cho ví dụ minh họa.

TL:

Câu hỏi vấn đáp là công cụ được dùng để GV tổ chức hỏi – đáp giữa GV và HS nhằm thu được thông tin về kết quả học tập của HS.Kiểm tra bằng câu hỏi vấn đáp có thể sử dụng ởmọi thời điểm trong tiết học cũng như trong khi thi cuối học kì hoặc cuối năm học, HS cần trình bày diễn đạt bằng ngôn ngữ nói.

Có 4 loại câu hỏi vấn đáp: - Câu hỏi gợi mở: Ví dụ sử dụng tình huống: Em hãy quan sát hai bức tranh và cho biết điểm khác nhu giữa hai bức tranh.

- Câu hỏi củng cố: Ví dụ: Chỉ ra hai phím có gai?

vùng phím chữ cái được chia ra làm mấy hàng phím? Kể tên?

- Câu hỏi kiểm tra.

Ví dụ: Phát biểu nào sau đây là đúng: Gõ phím bằng 10 ngón tay có lợi gì?

A. Gõ 10 ngón tay không cần tập luyện nhiều.

B. Tiết kiệm được thời gian và công sức.

C. Giúp ta gõ nhanh và chính xác hơn.

D. Không tiết kiệm được thời gian và công sức.

- Câu hỏi tổng kết: Ví dụ cho học sinh chơi trò chơi: Ong tìm chữ.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cách tạo và sử dụng bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, cho ví dụ minh họa.

TL:

Bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền là một trường hợp riêng của công cụ câu hỏi, nó được tạo bởi 2, 3 câu hỏi mở(yêu cầu câu trả lời ngắn gọn), hoặc 10 -12 câu hỏi nhiều lựa chọn nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của HS về các khái niệm, vấn đề liên quan đến nội dung sẽ học.

Khi sử dụng bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, GV viết các câu hỏi lên bảng hoặc chiếu lên màn hình hoặc lên giấy để phát cho HS, hướng dẫn HS cách trả lời. Nói cho HS biết kết quả của bài kiểm tra không sử dụng để phê bình các em mà chỉ để giúp nhận ra và khắc phục những hạn chế nếu có. Ngay sau giờ học, GV cho HS biết kết quả của bài kiểm tra và những nhận xét, đánh giá tích cực, giúp HS xác định được những công việc cần phải chuẩn bị để học bài mới.

Bài kiểm tra kiến thức nền không mang tính chất thách đố hoặc thi cử. Cần cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ,cách diễn đạt vì đôi khi HS có thể hiểu một khái niệm nào đó nhưng không quen với thuật ngữ được sử dụng trong bài kiểm tra, có thể ảnh hưởng tới kết quả đánh giá. Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra kiến thức nền, GV có thể có phương án cấu trúc lại chương trình, nội dung môn học/bài học cho phù hợp. Tránh những định kiến về điểm mạnh và điểm yếu của một HS nào đó thông qua kết quả của bài kiểm tra kiến thức nền

Ví dụ: về bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền Trong chủ đề “Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số” (Lớp 3), giả sử ở bài học thứ nhất, HS đã có thể nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe ca nhạc,...); có thể nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet.

Trong bài học tiếp theo, HS sẽ được tìm hiểu để biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi. Trước khi dạy bài học thứ hai này, GV có thể đưa ra một bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền như dưới đây và trình chiếu lên màn hình cho HS xem để các em trao đổi thảo luận và trả lời.

INTERNET CÓ GÌ?

1) Em có thể xem được những gì trên Internet?

2) Nếu em đã xem một video nào đó mà em thích, hãy kểcho các bạn vềnội dung video đó?

3) Trong máy tính của em không có thông tin nào mà em quan tâm nhưng em có thểtìm được trên Internet?

3. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cách tạo và sử dụng thẻ kiểm tra, cho ví dụ minh họa.

TL:

Cách tạo và sử dụng thẻ kiểm traThẻ kiểm tra là một trường hợp riêng của công cụ câu hỏi, nó được tạo bởi 3 câu hỏi ngắn theo một khuôn mẫu nào đó với thời gian kiểm tra không quá 5 phút nhằm kiểm tra kiến thức của HS trước, trong và sau một bài học hoặc một buổi học. Dưới đây là một khuôn mẫu 3 câu hỏi của thẻ kiểm tra:

(1) Điều gì trong bài học hay giờ học này làm em thích nhất?

(2) Chỗ nào, phần nào hoặc điều gì trong bài học hay giờhọc này làm em khó hiểu, cần thầy/cô giải thích lại?

(3) Điều gì em đặc biệt quan tâm hay mong muốn được biết, nhưng thầy/cô trong bài học này chưa đề cập đến? HS được GV yêu cầu viết nhanh câu trả lời vào thẻ hay phiếu kiểm tra. GV có thể đọc nhanh các câu trả lời sẽ biết được nhiều thông tin. Điều này rất bổ ích cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy đáp ứng nhu cầu HS.

Ví dụ về thẻkiểm tra sau giờ học Cuối bài học về “Bảo vệ thông tin cá nhân” trong chủ đề D “Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số” (Lớp 3), HS có thể lúng túng vì thông tin cá nhân tùy trường hợp có thể được hoặc không được đưa lên, trao đổi, chia sẻ trên Internet. GV có thể tạo một thẻ kiểm tra theo khuôn mẫu trên đây, nhưng không hỏi chung chung như trên mà hỏi cụ thể vào nội dung bài học.

SỬ DỤNG THÔNG TIN CÁ NHÂN TRÊN INTERNET

Những thông tin cá nhân mà em không nên cung cấp trên Interhet thường là: Tên đầy đủ, Địa chỉ nhà, Số điện thoại, Địa chỉ thư điện tử và Mật khẩu đăng nhập, Tên các thành viên trong gia đình, Số thẻ tín dụng và Mật khẩu truy cập.

1) Hãy nói vềnhững thông tin cá nhân em thường trao đổi trên Internet?

2) Những thông tin cá nhân nào em chưa hiểu, cần được giải thích lại?

3) “Có một sốthông tin cá nhân vẫn cần khai báo, trao đổi trên Internet khi cần thiết”. Em có thểgiải thích được điều này không?

4. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cách tạo và sử dụng bảng KWL, cho ví dụ minh họa.

TL:

Bảng KWLH thường dùng trong dạy học giải quyết vấn đề, được GV sử dụng như sau:

− Chọn vấn đề cần giải quyết mà nó mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.

−Tạo bảng KWLH.

− Đề nghị HS động não nhanh để cùng GV đưa vào và trả lời các câu hỏi K, W, L và H. Hoạt động này kết thúc khi HS đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.

Các câu hỏi điền vào các cột không nhất thiết phải tuần tự, tại một hoạt động trên cột chủ đạo, có thể đặt câu hỏi cho cột tiếp theo. Đối với HS tiểu học, cột H thường được rút bớt để giảm độ khó và thời gian hoạt động.

Một số chú ý khi hoạt động trên bảng KWL

−Tại cột K, GV chuẩn bị những câu hỏi để giúp HS động não. Đôi khi để khởi động, HS cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em: "Hãy nói những gì các em đã biết về..."

−Khuyến khích HS giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.−Tại cột W, GV hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em: "Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?" Đôi khi HS trả lời đơn giản "không biết", vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau:"Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?". Hoặc chọn một ý tưởng từ cột K trước đó và hỏi: "Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?"

−GV nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để bổ sung vào cột W vì có thể các câu hỏi của HS lại không liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Tuy nhiên, GV không nên thêm nhiều câu hỏi của mình. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của HS.

−Yêu cầu HS đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, HS cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em trong cột W và ghi nhận vào cột này.

Ví dụ về sử dụng bảng KWLTrong chủ đề “Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin”, giả sử ở bài học trước đó, HS lớp 3 đã nhận ra dấu hiệu để biết đó là tệp, thư mục và ổ đĩa, biết được thư mục hoặc tệp được chứa trong thư mục mẹ nào. Trong bài học tiếp theo, HS cần được gợi mở, hướng dẫn đểtìm hiểu vềcây thư mục. Khi đó ta có thểthiết kế bảng KWLH như sau:

Khám phá cây thu mục:

Em đã biết được những gì? Em muốn biết điều gì? Em đã học được những gì?

Biểu tương ổ đĩa ...... Dấu hiệu nhận biết tệp

.. Cây thư mục

Thư muc mẹ

Kiểm tra, dg kết quả học tập của học viên.

1. Trả lời câu hỏi

a) Hãy phân biệt giữa hai nhóm câu hỏi vấn đáp: nhóm câu hỏi điều khiển quá trình dạy học và nhóm câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS

b) Hãy phân biệt các công cụ sau: bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, thẻ kiểm tra, và bảng KWL.

TL:

a, Câu hỏi điều khiển quá trình dạy học gồm có 4 loại: Câu hỏi gợi mở, câu hỏi củng cố, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi tổng kết.

Câu hỏi kiểm tra nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

b,Phân loại công cụ;

- Bảng hỏi ngắn (với những câu hỏi mở hoặc đóng) hoặc một bài trắc nghiệm đơn giản là dạng bảng hỏi để kiểm tra kiến thức nền của HS, trong đó yêu cầu HS hoàn thành trước khi bắt đầu một môn học hoặc một bài học mới.

- Thẻ kiểm tra là các câu hỏi ngắn GV đưa ra cho HS nhằm đánh giá kiến thức của HS trước, trong và sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chủ đề học tập.

- Bảng KWLH là một công cụ nhằm yêu cầu HS bắt đầu bài học/chủ đề bằng việc động não về tất cả những gì các em đã biết, muốn biết, học được về chủ đề bài học và khuyến khích HS tìm tòi nghiên cứu bài học. Các mục dưới đây sẽ lần lượt trình bày cách tạo của các loại câu hỏi trên.

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy đưa ra một tình huống dạy học trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba dạng câu hỏi được sử dụng.

TL:

Trong phần khởi động của tiết học: Cho hoc sinh quan sát một đoạn vi deo về cách tạo trang chiếu.

BÀI TẬP

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Đối với HS TH, ta cần chú ý đến các bài tập tình huống loại nào để rèn luyện và đánh giá HS về PC và NL?.

TL:

Ta chú chú ý đến các bài tập tình huống sau:

− Bài tập ra quyết định: Yêu cầu HS đưa ra các quyết định và lập luận cho các quyết định đó trên cơ sở các thông tin đã có.

− Bài tập tìm kiếm thông tin: Thông tin chưa được đưa ra đầy đủ, HS thu thập thông tin cho việc giải quyết vấn đề.

− Bài tập phát hiện vấn đề: Các vấn đề chưa được nêu rõ trong mô tả tình huống và HS phải phát hiện vấn đề ẩn chứa trong tình huống.

− Bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề: Trọng tâm là tìm phương án giải quyết vấn đề có trong tình huống.

− Bài tập phân tích và đánh giá: Trọng tâm là đánh giá các phương án giảiquyết đã cho

− Bài tập khảo sát, nghiên cứu: HS phải thu thập thông tin, nghiên cứu giảiquyêt vấn đề có trong tình huống.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy đưa ra một tình huống dạy học, qua đó GV có thể đánh giá được HS về PC và NL thông qua quá trình và kết quả giải quyết một bài tập tình huống.

TL:

Ví dụ về bài tập ra quyết định (lớp 3)

Mô tả tình huống: Vì có kết quả học tập tiến bộ rõ rệt, bạn Tý được mẹ dẫn cửa hàng đồ chơi và thưởng cho một chiếc ô tô loại có điều khiển từ xa. Tý thích hai loại ô tô sau đây và đang phải suy nghĩ bung lung nên chọn mua cái nào mặc dù hai cái bằng tiền nhau.

Loại siêu xe:

− Kiểu dáng sang trọng

− Một đôi pin đũa có thể chơi được 1 tiếng

− Độ bền kém hơn loại xe thể thao

− Chạy nhanh hơn xe thể thao

Loại xe thể thao:

− Kiểu dáng “hầm hố”

− Một đôi pin đũa có thể chơi được 30 phút

− Độ bền tốt hơn loại siêu xe

− Chạy chậm hơn siêu xe

Yêu cầu: Em sẽ khuyên bạn Tý mua chiếc ô tô nào trong hai chiếc ô tô trên đây và giải thích tạo sao nên mua nó. Biết rằng mỗi ngày bạn Tý được mẹ cho chơi 2 tiếng và mẹ có cho tiền mua thêm thêm pin hay không còn phụ thuộc vào sự chăm chỉ học tập tiếp theo của bạn Tý.

Nhận xét: Đáp án Ô tô nào cũng có thể là đáp án. Điều này phụ thuộc cách giải thích của HS dựa vào các căn cứ:

− Số pin được sử dụng phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ học tập của bạn Tý để có thể được mẹ cho mua thêm nhiều Pin;

− Nhu cầu sử dụng được lâu hay không (độ bền);

− Sở thích về tốc độ (nhanh hay chậm) và

− Ý thích về kiểu dáng xe (sang trọng hay khỏe khoắn);

ĐỀ KT

Câu hỏi tuong tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy giới thiệu về một phần mềm tạo câu hỏi, đề kiểm tra mà mình biết.

TL:

Các phần mềm tạo câu hỏi: Mentimeter, Kahoot, Quizizz

Phần mềm Kahoot: Kahootlà công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí, dùng để thiết kế những bài trắc nghiệm trực tuyến và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác.Về bản chất Kahoot là một website ứng dụng trực tuyến, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được.

Ưu điểm

- Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn.

- Mọi người học độc lập tham gia trả lời các câu hỏi. Giúp người học chủ động tương tác hơn. Tất cả học sinh đều được tham gia trả lời các câu hỏi.

- Giúp GV ôn tập và nắm bắt kết quả nhanh, đặc biệt với những môn thi trắc nghiệm.

Hạn chế

- Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm

- Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm.

- Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày các bước ra đề kiểm tra và nêu ví dụ minh họa.

TL:

Các bước ra đề kểm tra;

Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt và năng lực được hướng đến

Bước 2: Xây dựng rubric đánh giá theo theo yêu cầu cần đạt (rubric mô tả mức

độ đáp ứng YCCĐ theo từng nội dung của chủ đề).

Bước 3: Xây dựng ma trận đề theo rubric đánh giá đã được xác định

Bước 4: Ra đề kiểm tra.

Ví dụ:

a) Xác định yêu cầu cần đạt và năng lực được hướng đến Chủ đề: Chủ đề E – Ứng dụng tin học

Lớp và chủ đề con: Lớp 4 với chủ đề con: Tạo bài trình chiếu

Yêu cầu cần đạt

(i) Thực hiện được thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm trình chiếu.

(ii) Tạo được tệp trình chiếu đơn giản (khoảng 4 trang) có chữ hoa và chữ thường, có ảnh

(iii) Biết lưu tệp sản phẩm vào đúng thư mục theo yêu cầu.

(iv) Sử dụng được công cụ gạch đầu dòng, định dạng được kiểu, màu, kích thước chữ cho văn bản trên trang chiếu

(v) Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản Năng lực được hướng tới để hình thành và phát triển cho học sinh:

− NLc “Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông”, cụ thể là: “Sử dụng phần mềm trình chiếu và có kĩ năng tạo bài thuyết trình để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi”,

− NLd “Ứng dụng CNTT trong học và tự học”, cụ thể là: “Tạo được sản phẩm số đơn giản (bài trình chiếu) để phục vụ học tập và vui chơi” Nội dung kiến thức của chủ đề

− Thao tác với chương trình trình chiếu

− Thao tác với tệp trình chiếu

− Nhập và định dạng nội dung cho trang chiếu

− Sử dụng hiệu ứng

Thời lượng: 3 tiết thực hành

b) Bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt

Bảng “các mức biểu hiện của YCCĐ” chính là rubric được giới thiệu trên đây. Bảng này được trình bày như sau:

Bảng 2.1. Bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt của chủ đề “Tạo bài

trình chiếu”

Kiểm tra, đánh giá kết quả của hv

1. Trả lời câu hỏi

Theo các thầy cô, rubric đánh giá để dựa vào đó xây dựng ma trận đề nên được thiết kế xuất phát từ yêu cầu cần đạt hay từ năng lực cần hướng đến?

TL:

Được thiết kế xuất phát cả yêu cầu cần đạt và năng lực hướng đến.

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy minh họa cách xây dựng đề kiểm tra qua 4 bước được giới thiệu trong tài liệu cho một chủ đề môn Tin học của lớp 3 hoặc lớp 4.

Ví dụ:

XÂY DỰNG BẢNG KIỂM

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày khái niệm, mục đích và cách sử dụng bảng kiểm trong kiểm tra, đánh giá.

TL:

- Khái niệm: Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, đặc điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.

- Mục đích: Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá thái độ, hành vi của HS (Cá nhân hoặc nhóm) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ học tập ở đây có thể là trả lời câu hỏi, làm bài tập, tạo sản phẩm. Ở TH nhiệm vụ này được thể hiện trong các dạng phong phú như chơi trò chơi, tham gia một cuộc thi nhỏ, đóng vai, thực hành và chúng được đánh giá thông qua các tiêu chí ghi trong bảng kiểm.

- Cách sử dụng:

+ Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề và xác định phẩm chất năng lực cần hướng đến.

+ Phân tích quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc tạo sản phẩm của học sinh thành những yếu tố cấu thành để xác định những hành vi, đặc điểm mong đợi căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở trên.

+ Trình bày trong một bảng các hành vi, đặc điểm đã xác định trên đây theo một trình tự để theo dõi và kiểm tra.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày các loại bảng kiểm được sử dụng để kiểm tra, đánh giá trong môn Tin học, cho ví dụ minh họa.

TL:

Các loại bảng kiểm:

- Bản câu hỏi tự kiểm tra: Được dùng để hoc sinh tự kiểm tra xem mình đã biết/hiểu/làm được gì sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chủ đề.

Ví dụ: Bản câu hỏi tự kiểm tra với yêu cầu tái hiện hiện thức (lớp 3)

Sau khi học xong chủ đề con “Khám phá máy tính” (thuộc chủ đề A “Máy tính và em”), HS cần trả lời bản câu hỏi tự kiểm tra sau đây:

Trong danh sách các công việc sau đây, hãy đánh dấu Ö vào ô  tương ứng với những công việc mà em biết hoặc làm được:

1. Chỉ ra được các bộ phận của một máy tính thông dụng 

2. Nêu được chức năng của các bộ phận của máy tín 

3. Phân biệt được hình dạng của các loại máy tính thông dụng 

4. Biết thực hiện đúng qui trình bật và tắt máy tính 

5 Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính 

- Bản xác nhận công việc đã hoàn thành: Được dùng cho học sinh đánh dấu vào các đầu mục công việc đã làm xong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: Bảng xác nhận công việc đã hoàn thành (lớp 4)

Phiếu thực hành dưới đây là một dạng Bảng kiểm.

PHIẾU THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA EM

STTCác công việc cần thực hiệnXác nhận đã hoàn thành
1Đã tạo xong trang chiếu giới thiệu bài trình chiếu
2Đã định dạng xong tiêu đề cho các trang chiếu
3Đã chèn được đủ ảnh vào trang chiếu theo yêu cầu
4Đã định dạng được văn bản trên trang chiếu
5Đã sử dụng hiệu ứng chuyển trang chiếu
6Đã lưu tệp trình chiếu với đúng tên tệp và thư mục theo yêu cầu

- Phiếu hướng dẫn tự đánh giá và Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá: Bảng kiểm nguyên thủy thường không chỉ ra mức độ đạt được đối với một tiêu chí cần đánh giá. Vì mức độ đạt đực này do giáo viên ngầm biết và đánh giá. Nhưng nếu giao cho học sinh đánh giá thì phải có Phiếu hướng dẫn tự đánh giá. Phiếu hướng dẫn tự đánh giá sẽ hướng dẫn cách chấm điểm theo tiêu chí:

Ví dụ. Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá (lớp 4)

Phiếu thực hành dưới đây là một dạng Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

PHIẾU THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA EM

STTNội dungXác nhận Điểm
1Đã tạo xong trang chiếu giới thiệu bài trình chiếu
2Đã định dạng xong tiêu đề cho các trang chiếu
3Đã chèn được đủ ảnh vào trang chiếu theo yêu cầu
4Đã định dạng được văn bản trên trang chiếu
5Đã sử dụng hiệu ứng chuyển trang chiếu
6Đã lưu tệp trình chiếu với tên tệp và tên thư mục theo yêu cầu

Điểm đánh giá

• Điểm nhóm tự đánh giá: …

• Điểm nhóm bạn đánh giá: …

• Điểm trung bình: …

Kiểm tra, đánh giá kết quả của hv

1. Trả lời câu hỏi

Trong tài liệu, Phiếu hướng dẫn tự đánh giá không phải là một rubric vì nó chỉ có một cột mô tả biểu hiện, nó không được chia ra thành các mức biểu hiện theo từng tiêu chí cần đánh giá. Nếu muốn chuyển phiếu chuyển Phiếu này thành rubric thì ta làm như thế nào? cho ví dụ minh họa.

TL: Nếu muốn chuyển phiếu hướng dẫn tự đánh giá thành rubric thì ta thêm các mức độ đạt được vào.

Ví dụ: PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM (lớp 4)

STT Nội dung Mức độ đạt được

1.Trang chiếu giới thiệu ghi đầy đủ các mục: tên bài trình chiếu và tên

người trình bày. Nội dung được định dạng theo yêu cầu.

2. Tiêu đề các trang chiếu được định dạng chữ và kích thước theo đúng yêu cầu.

3. Ảnh được chèn vào trang chiếu đầy đủ theo yêu cầu: đủ ảnh, ảnh được thay đổi kích thước

và bố trí hợp lí

4. Văn bản trên từng trang chiếu được định dạng kiểu chữ, màu sắc, gạch đầu dòng tự động

theo đúng yêu cầu.

5. Áp dụng ít nhất hai hiệu ứng chuyển trang chiếu với loại hiệu ứng tùy chọn

6. Tệp trình chiếu được đặt tên là tên của nhóm em và được trong thưmục cũng có tên là tên của nhóm em.

2. Trả lời câu hỏi

Các ví dụ trên đây minh họa bảng kiểm kết hợp tự đánh giá và phiếu hướng dẫn tự đánh giá đối với sản phẩm của hoạt động. Tương tự như vậy, thầy/cô hãy đưa ra một ví dụ về bảng kiểm kết hợp tự đánh giá và phiếu hướng dẫn tự đánh giá đối với từng cá nhân HS trong hoạt động nhóm.

TL:

PHIẾU THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA EM

TT Nội dung Xác nhận Điểm

1. Đã tạo xong trang chiếu giới thiệu bài trình chiếu 

2. Đã định dạng xong tiêu đề cho các trang chiếu 

3. Đã chèn được đủ ảnh vào trang chiếu theo yêu cầu 

4. Đã định dạng được văn bản trên trang chiếu 

5. Đã sử dụng hiệu ứng chuyển trang chiếu 

6. Đã lưu tệp trình chiếu với tên tệp và tên thư mục theo yêu cầu 

Điểm đánh giá

• Điểm nhóm tự đánh giá: …

• Điểm nhóm bạn đánh giá: …

• Điểm trung bình: …

Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá (Phiếu thực hành) trên đây có thể có những

Bảng 1. Phiếu chấm điểm hoạt động nhóm

Tênnhóm:...............................................................................................

1................................................................................

2.............................................................................

3………………………………………………………

MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KHÁC

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày về các loại sản phẩm học tập điển hình trong môn Tin học.

TL:

Các loại sản phẩm học tập điển hình trong dạy học môn Tin học

Trong môn Tin học, sản phẩm học tập bao gồm bài kiểm tra (bài làm của HS không phải đề kiểm tra), bài tập (bài làm, không phải đề bài) làm ở trên lớp hoặc nộp trên LMS/Web GV (assignment with dealine). Ngoài ra, sản phẩm học tập còn là sản phẩm hoạt động nhận được sau từng hoạt động học trên giờ lên lớp.

Sản phẩm số là một trường hợp đặc biệt của sản phẩm hoạt động vì nó vừa là đối tượng đánh giá (đánh giá về chất lượng sản phẩm) vừa là công cụ đánh giá (đánh giá quá trình thực hiện và thành quả nhận được của HS). Phương pháp đánh giá sản phấm số đã được giới thiệu chi tiết trong mục 2.4.3 (Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập) ở Chương 2. Sản phẩm số có khá nhiều loại, nhưng nói chung được xếp vào 2 nhóm: Sản phẩm CS (sản phẩm thuộc mạch kiến thức về Khoa học máy tính – Computer Science) và Sản phẩm ICT (sản phẩm thuộc mạch kiến thức về Tin học ứng

dụng – Information and Communication Technology).

Đối với HS TH, sản phẩm CS chủ yếu là: Các bước (qui trình thực hiện) giải quyết một công việc hay thực hiện một thao tác trên phần mềm; Thuật toán dưới dạng kịch bản của lập trình trực quan, Chương trình trong lập trình trực quan bằng kéo thả các khối lệnh. Sản phẩm ICT chủ yếu là các sản phẩm tin học ứng dụng như: bài trình chiếu, tệp văn bản được tạo theo yêu cầu. Những sản phẩm này có thể là kết quả của những dự án học tập nhỏ.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày khái niệm và phân loại thang đánh giá, cho ví dụ minh họa.

TL:

Khái niệm và phân loại

Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà học sinh đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.

Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.

- Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, người đánh giá đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời.

Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ diễn đạt ngôn ngữ của HS trong quá trình thuyết trình (trong đó 1 – không bao giờ; 2 – hiếm khi; 3 – thỉnh thoảng; 4 – thường xuyên; 5 – luôn luôn)

Diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng 1 2 3 4 5

- Thang dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định

ở những điểm nhất định trên đoạn thẳng và người đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào

điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng đó. Với mỗi điểm cũng có những lời

mô tả mức độ một cách ngắn gọn.

Ví dụ: HS tham gia vào các hoạt động chung của lớp thế nào?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên E. Rất thường xuyên

- Thang mô tả là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS. Người ta còn thường kết hợp cả thang đánh giá số và thang đánh giá mô tả để việc đánh giá được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Chỉ ra mức độ về việc sử dụng từ ngữ của HS khi thực hiện thuyết trình.

3. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày khái niệm, mục đích, cách thiết kế và sử dụng rubric, cho ví dụ minh họa.

a) Khái niệm và mục đích sử dụng Rubric là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh.

Như vậy, rubric bao gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí, trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả.

Rubric được sử dụng rộng rãi để đánh giá các sản phẩm, quá trình hoạt động cũng như đánh giá thái độ và hành vi của những phẩm chất cụ thể. Cũng giống như bảng kiểm, rubric được sử dụng để đánh giá cả định đính và định lượng.

*) Thiết kế và sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí

Việc thiết kế rubric cần chỉ ra tiêu chí đánh giá và mô tả các mức độ đạt được của các tiêu chí đó. Trong trường hợp đơn giản, các tiêu chí đánh giá được chọn là các YCCĐ của chủ đề/bài học. Các mức độ đạt được của các tiêu chí thường mà các mức biểu hiện của YCCĐ này.

- Đối với rubric đánh giá định tính: GV cho HS thấy khi đối chiếu sản phẩm, quá trình thực hiện của HS với từng tiêu chí, từ đó biết những tiêu chí nào HS làm tốt và làm tốt đến mức độ nào. Từ đó, GV dành thời gian trao đổi với HS hoặc nhóm HS một cách kĩ càng về sản phẩm hay quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS để chỉ cho HS thấy những điểm được và chưa được. Trên cơ sở HS đã nhận ra rõ những nhược điểm của bản thân hoặc của nhóm mình, GV yêu cầu HS đề xuất cách sửa chữa nhược điểm để cải thiện sản phẩm/quá trình cho tốt hơn. Với cách này, GV không chỉ sử dụng rubric để đánh giá HS mà còn hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, HS sẽ nhận rõ được những gì mình đã làm tốt, những gì còn yếu kém, tự vạch ra hướng khắc phục những sai sót đã mắc phải, nhờ đó mà sẽ ngày càng tiến bộ. Tuy việc trao đổi giữa GV và HS cần rất nhiều thời gian của lớp nhưng chúng thực sự đóng vai trò quyết định làm tăng hiệu quả học tập và tăng cường khả năng tự đánh giá của HS.

- Đối với rubric đánh giá định lượng: Để lượng hóa điểm số của các tiêu chí trong bản rubric thành một điểm số cụ thể, GV cần tính tổng điểm các mức độ đạt được của từng tiêu chí sau đó chia cho điểm số kì vọng để quy ra điểm phần trăm rồi đưa về hệ điểm 10. Tùy thuộc vào việc rubric được xây dựng có bao nhiêu mức độ (3, 4, hay 5 mức độ) mà việc tính điểm cho từng tiêu chí có thể khác nhau. Ví dụ, GV sử dụng bản rubric có 5 tiêu chí để đánh giá một bài báo cáo của HS và mỗi tiêu chí đó được chia làm 4 mức thì mỗi mức ứng với một mức điểm từ 1 đến 4, trong đó mức 1 ứng với điểm 1 và mức 4 ứng với điểm 4. Giả sử các tiêu chí có giá trị như nhau. Như vậy, tổng điểm cao nhất (điểm kì vọng) về bài báo cáo của HS là 5 x 4 = 20. Khi chấm bài cho HS A, tổng tất cả các tiêu chí của HS đó được 16, thì HS A sẽ có điểm số là: 16 : 20 x 100 = 80 (tức là 8 điểm)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV chưa xong câu 2

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy phân biệt giữa rubric và bảng kiểm, cho ví dụ minh họa.

Phân biệt giữa rubric và bảng kiểm

Rubric: là bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh.

Tiêu chí/ Mức độMức 1Mức 2Mức 3Mức 4
1. Nhận biết được biểu tượng của phần mềmNhận biết được phần mềmNêu được cách khởi động pmKhởi động PM Khởi động phần mềmsoạn thảo văn bản và kích hoạt được bằng chuột.
Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa,Nhận biết được phím shiftNêu được chức năngGõ được chữ hoa Áp dụng gõ các văn bàicó dấu và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu

- Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, đặc điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.

Ví dụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá (lớp 4)

Phiếu thực hành dưới đây là một dạng Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

PHIẾU THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU CỦA EM

STT Nội dung Xác nhận Điểm

1 Đã tạo xong trang chiếu giới thiệu bài trình chiếu

2 Đã định dạng xong tiêu đề cho các trang chiếu

3 Đã chèn được đủ ảnh vào trang chiếu theo yêu cầu

4 Đã định dạng được văn bản trên trang chiếu

5 Đã sử dụng hiệu ứng chuyển trang chiếu

6 Đã lưu tệp trình chiếu với tên tệp và tên thư mục theo yêu cầu

Điểm đánh giá:

• Điểm nhóm tự đánh giá: …

• Điểm nhóm bạn đánh giá: …

• Điểm trung bình: …

2. Trả lời câu hỏi

Giả sử các thầy/cô đang quan sát các nhóm HS hoạt động tạo một sản phẩm số (một bài trình chiếu hoặc một văn bản thực hiện theo mẫu/yêu cầu). Thầy/cô hãy:

a) Thiết kế một thang đánh giá về thái độ, hành vi của HS, từ đó đánh giá PC của HS (PC ghi trong CT GDPT 2018).

b) Thiết kế một phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric) để đánh giá sản phẩm số của các nhóm HS.

TL:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày về các bước thực hiện phân tích yêu cầu cần đạt đối với một chủ đề/bài học

TL:

Trước khi xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề/bài học, cần phân tích YCCĐ của chủ đề về nội dung giáo dục và về phẩm chất, năng lực. Công việc phân tích này nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Chủ đề ở vị trí nào trong Chương trình (Chương trình môn Tin học tiểu học)?

- Mô tả về YCCĐ của chủ đề trong Chương trình là gì?

- Đối với từng YCCĐ, các mức biểu hiện của nó là gì?

- Chủ đề nhằm hình thành và phát triển cho HS những năng lực tin học thành tố nào?

- Chủ đề hướng đến hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực chung nào?

Ví dụ, ở đây ta chọn chủ đề là “Khám phá máy tính”, lớp 3. Câu trả lời cho các câu hỏi trên được trình bày trong các mục dưới đây. Trong đó mục 4 sẽ trả lời chung hai câu hỏi cuối cùng.

2. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày các bước lập kế hoạch đánh giá một chủ đề/bài học cụ thể.

TL:

Các bước lập kết hoạch đánh giá một chủ đề;

Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt

Bước 2: Xác định các mức biểu hiện (tiêu chí chất lượng hành vi0)

Bước 3: Kiểm tra đánh giá (Xác định phương pháp và công cụ đánh giá

3. Trả lời câu hỏi

Theo thầy cô tại sao cần xây dựng bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá trong một chủ đề/bài học?

TL:

Cần xây dựng bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá trong từng chủ đề vì: qua kiểm tra đánh giá thường chiếu trên các biểu hiện cần đạt của học sinh để đưa ra các công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá.

LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV

1. Trả lời câu hỏi

a) Tại sao cần xây dựng bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá trong một chủ đề/bài học?

b) Phương pháp và các công cụ đánh giá được lựa chọn, thiết kế trong dạy học một chủ đề/bài học dựa trên căn cứ nào? cho ví dụ minh họa.

TL:

a) Tại vì:

- Khi xây dựng bảng và xác định được các biểu hiện của yêu cầu cần đạt từ đó GV mới xác định được phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp của chủ đê/bài học. Có thể tìm được phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp khác nhau.

b) phải dựa trên căn cứ yêu cầu cần đạt và nội dùng của chủ đề.

ví dụ:

THÔNG TIN CHUNG

- Lớp: 4

- Chủ đề: Ứng dụng tin học - Thời lượng: 13 tiết

- Yêu cầu cần đạt của của chủ đề/chủ đề con: Tập soạn thảo văn bản (5 tiết)

1. Nhận biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bản và kích hoạt được bằng chuột.

2. Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa, có dấu và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu. Mở được tệp có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.

3. Đưa được hình ảnh vào văn bản.

4. Chỉnh sửa được văn bản với các thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản.

- Yêu cầu cần đạt chọn minh hoạ: Đưa được hình ảnh vào văn bản

- Nội dung dạy học cụ thể: Chèn hình ảnh vào văn bản.

- Thời lượng: 1 tiết.

2. Trả lời câu hỏi

Giả sử các thầy/cô đang dạy học chủ đề “Tạo bài trình chiếu”. Thầy/cô hãy lập bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt đối với chủ đề này; xác định các phương pháp, công cụ đánh giá; và lập kế hoạch đánh giá khi dạy một bài học trong chủ đề này.

TL:

*** Lập bảng các mức biểu hiện của yêu cầu cần đạt của chủ đề “Tạo bài trình chiếu”:

* Nội dung (Hành vi/Yêu cầu cần đạt):

1. Thao tác (được) với chương trình trình chiếu.

2. Thao tác (được) với tệp trình chiếu.

3. Nhập (được) nội dung cho trang chiếu.

4. Định dạng (được) nội dung cho trang chiếu.

5. Sử dụng (được) hiệu ứng.

* Biểu hiện (Tiêu chí chất lượng hành vi):

Nội dung 1:Thao tác (được) với chương trình trình chiếu.

- Mức 1: 1.1. Thực hiện được việc kích hoạt biểu tượng phần mềm trình chiếu có sẵn trên màn hình.

1.2. Thực hiện được việc ra khỏi phần mềm trình chiếu.

- Mức 2: 1.3. Thực hiện được việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm.

- Mức 3: 1.4. Thực hiện thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm trình chiếu.

Nội dung 2:Thao tác (được) với tệp trình chiếu.

- Mức 1: 2.1. Lưu được tệp trình chiếu ở thư mục mặc định.

- Mức 2: 2.2. Lưu được tệp trình chiếu vào đúng thư mục theo yêu cầu.

- Mức 3: 2.3. Lưu được tệp sản phẩm vào đúng thư mục theo nhu cầu.

Nội dung 3:Nhập (được) nội dung cho trang chiếu.

- Mức 1: .1. Nhập được chữ chữ thường vào trang chiếu

- Mức 2: 3.2. Nhập được chữ chữ hoa và chữ thường vào trang chiếu.

3.3. Chèn được ảnh vào trang chiếu.

- Mức 3: 3.4. Thêm được hộp văn bản mới để nhập nội dung.

3.5. Chỉnh sửa được hình ảnh đã chèn.

Nội dung 4:Định dạng (được) nội dung cho trang chiếu.

- Mức 1: 4.1. Sử dụng được công cụ gạch đầu dòng cho văn bản

- Mức 2: 4.2. Định dạng được chữ (kiểu, màu, kích thước chữ) cho văn bản trên trang chiếu

- Mức 3: 4.3. Định dạng được chữ hợp lý và đẹp.

4.4. Có thể dãn cách dòng.

Nội dung 5:Sử dụng (được) hiệu ứng.

- Mức 1: 5.1. Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản theo mẫu

- Mức 2: 5.2. Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản theo yêu cầu

- Mức 3: 5.3. Sử dụng được một vài hiệu ứng đơn giản theo nhu cầu.

*** Xác định các phương pháp, công cụ đánh giá:

- phương pháp quan sát, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi.

- Các công cụ đánh giá trong bài học:

+ Trang chiếu giới thiệu ghi đầy đủ các mục: tên bài trình chiếu và tên người trình bày. Nội dung được định dạng theo yêu cầu.

+ Tiêu đề các trang chiếu được định dạng chữ và kích thước theo đúng yêu cầu

+ Ảnh được chèn vào trang chiếu đầy đủ theo yêu cầu: đủ ảnh, ảnh được thay đổi kích thước và bố trí hợp lí.

+ Văn bản trên từng trang chiếu được định dạng kiểu chữ, màu sắc, gạch đầu dòng tự động theo đúng yêu cầu.

+ Áp dụng ít nhất hai hiệu ứng chuyển trang chiếu với loại hiệu ứng tùy chọn.

*** Kế hoạch đánh giá khi dạy Bài 1: Những gì em đã biết về phần mềm trình chiếu.

-Thực hiện được thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm

- Tạo được tệp trình chiếu đơn giản (4 trang) có chữ hoa, chữ thường, có ảnh.

+ Thang đo: Kiểm tra kiến thức nền; Mức: 2 ; Kĩ thuật đánh giá: Đánh giá khả năng ghi

nhờ; Công cụ đánh giá: tranh ảnh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ Thang đo: Năng lực vận dụng; Mức : 3; Kĩ thuật đánh giá; Vận dụng vào thực tiễn;

Công cụ đánh giá: Thực hiện quy trình để tạo ra sản phẩm.

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hay hiểu như thế nào về dạy học kiến tạo theo con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”, cho ví dụ minh họa.

TL

Xây dựng diễn đàn trực tuyến để cho HS bộc lộ các quan niệm của mình theo từng chủ đề mà giáo viên đặt ra.

- Sử dụng các phần mềm để mô phỏng các nguyên lý, hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra các kiến thức cũ, cũng như vận dụng để khắc sâu kiến thức mới cho HS.

- Mô phỏng các quá trình nguyên lý hoạt động, chuyển động kết hợp với để nêu vấn đề.

- Sử dụng các thư viện mô phỏng để HS kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả để rút ra các kết luận.

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy nêu một ví dụ trong đó có sự đề xuất điều chỉnh cách tổ chức dạy học dựa trên phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá HS trước đó về hành vi, thái độ, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Tl:

Ví dụ: ở chủ đề khám phá máy tính.

Hãy chỉ ra các bộ phận của máy tính: giáo viên dạy học theo kiểu thuyết trình.

Nhưng cô giáo tổ chức dưới dạng trò chơi, dùng phương pháp dạy học nhận dạng và thể hiện.....

1. Trả lời câu hỏi

Các thầy/cô hãy trình bày cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

TL: Giáo dục theo cách nào thì sẽ cho kết quả kết quả theo cách ấy. Kết quả của dạy học giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho biết học sinh""đang ở đâu" (đã/chưa biết, hiểu và làm được gì). Từ kết quả này cần xác định tiếp theo học sinh "sẽ đi đâu "(cần biết, hiểu, làm được gì" Cùng với điều này là xác định "bằng cách nào" học sinh đi được đến đích của mình. Sự điều chỉnh, đồi mới PPDH giúp học sinh con đường đi đến được đích của mình. Sự điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh cách thức: Tốt nhất có thể được đi trên con này để đạt được mục tiêu dạy học. Đây là cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học dựa trên kết quả đánh giá.

1. Bài tập 1

a) Theo thầy/cô, nội dung các câu hỏi trong các ví dụ của phần “Nội dung cần tìm hiểu” có thực hiện trong ĐGĐK được không và tại sao?

b) Hãy chỉ ra các thang đo Bloom trong cột thang đo của Bảng 2.1?

TL:

a. Các nội dung câu hỏi trong ví dụ ở phần cần tìm hiểu có thực hiện trong đánh giá thường xuyên tại vì nó nằm trong các yêu cầu cần đạt.

b. Thang đo Bloom trong cột 2.1 là mức hiểu