Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau gọi là?

Phân biệt giá [tiếng Anh: Price Discrimination] là khả năng bán các sản phẩm của nhà cung cấp theo giá bán khác nhau trên các thị trường khác nhau.

Hình minh họa [Nguồn: Lynda.com]

Phân biệt giá [Price Discrimination]

Khái niệm

Phân biệt gía trong tếng Anh gọi là Price Discrimination.

Phân biệt giá là khả năng bán các sản phẩm của nhà cung cấp theo giá bán khác nhau trên các thị trường khác nhau.

Các cách phân biệt giá

Phân biệt giá theo dòng và hỗn hợp hàng hóa

Phân biệt giá cho chủng loại hàng hóa

Phân biệt giá cho các chủng loại hàng hóa trong một dòng tức là định giá cho những sản phẩm có cùng một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã.

Mức chênh lệch giá giữa các chủng loại trong dòng sản phẩm thường dựa vào sự cảm nhận của khách hàng về giá và tính năng, chất lượng từng chủng loại, giá của đối thủ cạnh tranh cũng như chênh lệch về chi phí để sản xuất ra chúng. 

Doanh nghiệp thường xác định những mức giá theo chủng loại sao cho người mua phải mua những chủng loại giá cao và mua đồng thời nhiều chủng loại.

Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm

Ngoài sản phẩm chính, doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều sản phẩm phụ bán kèm theo để thỏa mãn nhiều khía cạnh khác nhau của nhu cầu khách hàng. 

Việc định giá phân biệt giữa sản phẩm chính và phụ rất phức tạp vì doanh nghiệp phải đối phó với đối thủ cạnh tranh đưa ra một mức giá "hời" hơn cho khách hàng khi họ chỉ thực hiện một mức giá cho sản phẩm hoàn hảo. 

Doanh nghiệp đã hi sinh mục tiêu lợi nhuận ở sản phẩm này để thu lại lợi nhuận ở sản phẩm khác, và cuối cùng đạt tổng lợi nhuận cao hơn.

Xác định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc

Một số sản phẩm khi sử dụng cần có những sản phẩm khác đi kèm bắt buộc. Ví dụ: Phim cho máy ảnh, lưỡi dao cho bán dao cạo,...

Những người sản xuất các sản phẩm chính thường định giá thấp cho sản phẩm của họ và bán các sản phẩm đi kèm bắt buộc với giá cao để thu lợi nhuận.Tất nhiên, doanh nghiệp phải kiểm soát được việc sản xuất các sản phẩm dùng kèm để không có sản phẩm nhái hay bắt chước bán với giá thấp hơn.

Định giá cho sản phẩm phụ của sản xuất

Ở một số ngành sản xuất như công nghiệp hóa chất, nông nghiệp,...trong cùng một quá trình sản xuất, người ta đồng thời thu được sản phẩm chính và một số sản phẩm phụ. Giá bán các sản phẩm phụ có thể ở mức linh hoạt so với sản phẩm chính để nhằm các mục tiêu thị trường khác nhau.

Phân biệt giá bán thành hai phần: Phần cố định và phần linh hoạt

Ở đây, doanh nghiệp định một mức giá tối thiểu cố định mà mọi khách hàng mua đều phải trả cho một lượng hàng hóa và dịch vụ tối thiểu. Ngoài phần tối thiểu, khách hàng sử dụng thêm hàng hóa dịch vụ sẽ phải trả thêm theo giá bổ sung. 

Phân biệt giá theo giá trọn gói và giá sản phẩm riêng lẻ

Bên cạnh việc bán từng sản phẩm riêng lẻ doanh nghiệp tập hợp một số hàng hóa lại thành một "gói hàng" để bán từng nhóm hàng.

Phân biệt giá theo khu vực địa lí

Các doanh nghiệp thường kinh doanh trên một khu vực thị trường rộng lớn nên phải phân biệt giá theo khu vực. Giá bán cùng một mặt hàng trên mỗi khu vực thị trường phụ thuộc vào sức mua của khu vực thị trường đó và chi phí vận chuyển.

- Doanh nghiệp định giá một mức giá bán tại nhà máy, người mua phải lo chi phí vận chuyển. 

- Doanh nghiệp có thể áp dụng một mức giá bán thống nhất cho tất cả các khu vực thị trường trên cơ sở tính chi phí vận chuyển bình quân theo nguyên tắc lấy gần bù xa. 

- Doanh nghiệp xác định những mức giá riêng cho từng khu vực thị trường theo chi phí vận chuyển đến khu vực đó. 

Cả ba phương án đó đều có những ưu nhược điểm nhất định và vẫn không giải quyết triệt để được mâu thuẫn giữa sức mua và chi phí vận chuyển,

Một số loại phân biệt giá khác

Trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp có thể có nhiều cách khác nữa để phân biệt giá: Phân biệt giá theo khối lượng mua, mua một lúc khối lượng càng lớn càng được hưởng giá thấp; phân biệt giá theo các khâu lưu thông trong kênh phân phối; phân biệt giá theo thời vụ để điều tiết cung cầu các sản phẩm có tính thời vụ,...

 [Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Thanh Hoa

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung [68 câu với 19 câu đúng/sai]
2. Cung và cầu [125 câu với 61 câu đúng/sai]
3. Tiêu dùng [81 câu với 35 câu đúng/sai]
4. Sản xuất và chi phí [57 câu với 29 câu đúng/sai]
5. Cạnh tranh hoàn hảo [71 câu với 35 câu đúng/sai]
6. Độc quyền [22 câu với 11 câu đúng/sai]
7. Cạnh tranh độc quyền [74 câu với 35 câu đúng/sai]
8. Độc quyền tập đoàn [33 câu với 15 câu đúng/sai]
9. Cung và cầu lao động [34 câu với 15 câu đúng/sai]
10. Vai trò của chính phủ [71 câu với 39 câu đúng/sai]

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 7, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C7_1: Trong mô hình cạnh tranh thì ○ Doanh thu cận biên đối với một hãng bằng giá thị trường ○ Nếu hãng nâng giá của mình lên cao hơn giá mà các đối thủ đặt thì nó sẽ mất tất cả khách hàng ○ Đường cầu mà hãng gặp là đường nằm ngang ○ Hãng là người chấp nhận giá

● Tất cả đều đúng

MICRO_2_C7_2: Nếu một hãng cung cho toàn bộ thị trường thì cấu trúc thị trường là ○ Cạnh tranh hoàn hảo ○ Độc quyền tập đoàn ● Độc quyền ○ Cạnh tranh độc quyền

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_3: Cạnh tranh độc quyền khác với độc quyền tập đoàn ở chỗ ● Trong cạnh tranh độc quyền các hãng không lo lắng về các phản ứng của các đối thủ của mình ○ Trong độc quyền tập đoàn không có sự cạnh tranh ○ Độc quyền tập đoàn là một hình thức cạnh tranh ○ Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống

○ Trong độc quyền tập đoàn giá cao hơn chi phí cận biên

MICRO_2_C7_4: Nếu thị trường do một số hãng chi phối thì cấu trúc thị trường của nó là ○ Cạnh tranh hoàn hảo ● Độc quyền tập đoàn ○ Độc quyền ○ Cạnh tranh độc quyền

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_5: Khi có cạnh tranh không hoàn hảo thì ○ Đường cầu mà hãng gặp bằng đường cầu thị trường ○ Đường cầu mà hãng gặp là đường nằm ngang ● Đường cầu mà hãng gặp là dốc xuống ○ Đường cầu mà hãng gặp là dốc lên

○ Đường cầu mà hãng gặp là thẳng đứng

MICRO_2_C7_6: Khi đường cầu hãng gặp là đường dốc xuống thì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá ○ Vì nguyên lý hiệu suất giảm dần ○ Trong ngắn hạn chứ không phải trong dài hạn ● Vì khi sản lượng tăng giá phải giảm cho tất cả các đơn vị sản phẩm ○ Vì phải trả thuế

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_7: “Chi phí cận biên bằng giá” là quy tắc tối đa hóa lợi nhuận cho cấu trúc thị trường nào sau đây? ● Cạnh tranh hoàn hảo ○ Độc quyền tập đoàn ○ Độc quyền ○ Cạnh tranh độc quyền

○ Tất cả các cấu trúc thị trường trên

MICRO_2_C7_8: So với cạnh tranh, độc quyền bán ○ Đặt giá cao hơn ○ Bán nhiều sản lượng hơn ○ Đặt gia thấp hơn ○ Bán ít sản lượng hơn

● a và d

MICRO_2_C7_9: Đường cầu thị trường là đường cầu hãng gặp khi cấu trúc thị trường là: ○ Cạnh tranh hoàn hảo ○ Độc quyền tập đoàn ● Độc quyền ○ Cạnh tranh độc quyền

○ Tất cả các cấu trúc thị trường trên

MICRO_2_C7_10: Trong độc quyền bán chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên sẽ lớn hơn khi đường cầu là ○ Co dãn hơn ● Ít co dãn hơn ○ Co dãn đơn vị ○ Co dãn hoàn toàn

○ Không câu nào đúng


MICRO_2_C7_11: Vì họ là những người bán duy nhất nên độc quyền bán có thể thu được ● Lợi nhuận kinh tế thuần túy ○ Lợi nhuận kế toán thuần túy ○ Lợi nhuận bằng không ○ Tỷ lệ lợi nhuận bình thường từ vốn đầu tư

○ c và d

MICRO_2_C7_12: Thước đo sức mạnh thị trường của hãng là ○ Số công nhân hãng có ○ Quy mô tư bản ○ Giá thị trường của các cổ phiếu của nó ● Mức độ mà đường cầu nó gặp dốc xuống

○ Tất cả

MICRO_2_C7_13: Đường cầu mà hãng gặp dốc xuống như thế nào được quy định bỏi ○ Số hãng trong ngành ○ Mức độ mà sản phẩm của nó khác với của các đối thủ ○ Quy mô tư bản ○ Mức tối thiểu của chi phí trung bình của nó

● a và b

MICRO_2_C7_14: Sự khác biệt sản phẩm là do ○ Những sự khác nhau trong đặc tính của các sản phẩm do các hãng khác nhau sản xuất ra ○ Những sự khác nhau trong vị trí của các hãng ● Những sự khác nhau nhận được do quảng cáo ○ Thông tun không hoàn hảo về giá và sự sẵn có

○ Tất cả

MICRO_2_C7_15: Khi các sản phẩm bán trong một ngành là khác nhau thì nếu một hãng nâng giá của mình lên ○ Sẽ mất hết khách hàng ○ Sẽ không mất khách hàng nào ● Sẽ mất một số chứ không phải tất cả khách hàng ○ Sẽ rời bỏ kinh doanh

○ Lợi nhuận của nó sẽ tăng

MICRO_2_C7_16: Các hàng rao gia nhập ○ là các yếu tố ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành ○ Là bất hợp pháp ○ Cho phép các hãng đang ở trong ngành tiếp tục thu được lợi nhuận kinh tế ○ Hàm ý rằng doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên

● a và c

MICRO_2_C7_17: Ở cân bằng trong cạnh tranh độc quyền ○ Các hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng không ○ Giá bằng chi phí trung bình ○ Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ○ Giá cao hơn chi phí cận biên

● Tất cả

MICRO_2_C7_18: Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau gọi là ○ Phân biệt sản phẩm ● Phân biệt giá ○ Đặt giá chiếm thị trường ○ Đặt giá giới hạn

○ Độc quyền tự nhiên

MICRO_2_C7_19: Tính kinh tế của quy mô đề cập đến ● Khi sản lượng tăng chi phí trung bình giảm ○ Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau ○ Một yếu tố nào đó dựng lên các hàng rào gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh mới ○ Khi sản xuất ra các sản phẩm khác nhau bằng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị thì chi phí trung bình thấp hơn

○ Đặt giá thấp cho trong một khoản thời gian để đuổi các đối thủ cạnh tranh ra ngoài thị trường

MICRO_2_C7_20: Một hãng không thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm mà mình bán ra gọi là: ○ Người đặt giá ● Người chấp nhận giá ○ Người ra quyết định hợp lý ○ Không câu nào đúng

○ Tất cả đều đúng


MICRO_2_C7_21: Nếu D là đường thẳng dốc xuống thì ○ MR bắt đầu ở cùng một điểm với đường cầu và là đường dốc xuống nhưng với độ dốc lớn hơn gấp đôi ● MR cao hơn P ○ MR dương ○ MR không đổi

○ MR chính là đường thẳng đó

MICRO_2_C7_22: Sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là số lượng có: ● MC bằng MR bằng P ○ AVC bằng P ○ Tối thiểu hóa ATC ○ ATC bằng P

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_23: Nếu đường cầu của hãng là đường nằm ngang thì doanh thu cận biên của hãng: ○ Nhỏ hơn giá của sản phẩm ● Bằng giá của sản phẩm ○ Lớn hơn giá của sản phẩm ○ Lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn giá của sản phẩm phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể

○ Không thể xác định được từ các thông tin trên

MICRO_2_C7_24: Câu nào sau đây mô tả một hãng ở điểm cận biên tối đa hóa lợi nhuận của nó? ○ Doanh thu cận biên luôn luôn bằng doanh thu trung bình ○ Độ dốc của đường tổng lợi nhuận bằng 1 ● Độ dốc của đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí bằng nhau ○ Cầu lớn hơn cung

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_25: Trong tình huống cạnh tranh không hoàn hảo mối quan hệ giữa giá thị trường và doanh thu cận biên của hãng là: ○ P nhỏ hơn MR ở tất cả hay hầu hết các mức sản lượng ● P lớn hơn MR ở hầu hết các mức sản lượng ○ P bằng MR ở tất cả các mức sản lượng ○ P hoặc nhỏ hơn MR ở những mức sản lượng cụ thể hoặc bằng MR

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_26: Trong ngắn hạn hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận [hoặc tối thiểu hóa thua lỗ] phải đảm bảo: ○ Tổng chi phí trung bình cao hơn chi phí cận biên ○ Doanh thu trung bình cao hơn tổng chi phí trung bình ○ Tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí ● Giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình

○ Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí trung bình

MICRO_2_C7_27: Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì nó phải làm điều gì sau đây? ○ Tối đa hóa doanh thu ○ Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị ○ Chọn mức sản lượng nào có chi phí trung bình tối thiểu ○ Chọn mức sản lượng nào có chi phí cố định trung bình tối thiểu

● Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_28: Nếu một hãng cạnh tranh không hoàn hảo hiện đang sản xuất ở điểm mà doanh thu trung bình cao hơn chi phí cận biên thì ban quản lý phải áp dụng chính sách nào trong các chính sách sau để tối đa hóa lợi nhuận ○ Mở rộng sản lượng và hạ giá ○ Thu hẹp sản lượng và tăng giá ○ Thu hẹp sản lượng và giữ nguyên giá ○ Mở rộng sản lượng và giữ giá không đổi

● Không nhất thiết phải làm một điều nào trong các điều trê vì có thể nó đang tối đa hóa lợi nhuận

MICRO_2_C7_29: Để tối đa hóa lợi nhuận [hoặc tối thiểu hóa thua lỗ] hãng phải đảm bảo sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó: ● Doanh thu cận biên giảm nhanh hơn chi phí cận biên ○ Chi phí trung bình đang tăng ○ Chi phí cận biên đang giảm ○ Doanh thu cận biên đang tăng

○ Doanh thu cận biên đang giảm

MICRO_2_C7_30: Một nhà độc quyền thấy rằng, ở mức sản lượng hiện thời, doanh thu cận biên bằng 4$ và chi phí cận biên bằng 3,2$, điều nào trong các điều sau sẽ tối đa hóa được lợi nhuận ? ○ Giữ giá và sản lượng không đổi ○ Tăng giá và giữ sản lượng không đổi ○ Giảm giá và tăng sản lượng ● Giảm giá và tăng sản lượng

○ Giảm giá và giữ nguyên sản lượng


MICRO_2_C7_31: Nếu có các điều kiện cầu đang làm cho hãng không thể thu được lợi nhuận ở bất kỳ mức sản lượng nào thì cách sách ngắn hạn tốt nhất mà hãng nên thực hiện là gì? ○ Đóng cửa ○ Tiếp tục sản xuất nếu có một mức sản lượng nào đó mà hãng có thể bù đắp được chi phí cố định của mình ● Tiếp tục sản xuất nếu có một mức sản lượng nào đó mà hãng có thể bù đắp được chi phí biến đổi của mình ○ Loại bỏ quy tắc doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên

○ Cho doanh thu cận biên bằng chi phí trung bình

MICRO_2_C7_32: Trong một tình huống độc quyền bán thuần túy ○ Giá sản phẩm và sản lượng phải bằng trong cạnh tranh thuần túy ○ Giá sản phẩm và sản lượng phải cao hơn trong cạnh tranh thuần túy ○ Giá sản phẩm và sản lượng phải thấp hơn trong cạnh tranh thuần túy ● Giá sản phẩm thông thường là cao hơn và sản lượng thấp hơn trong cạnh tranh thuần túy

○ Giá sản phẩm thấp hơn và sản lượng cao hơn so với cạnh tranh thuần túy.

MICRO_2_C7_33: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cạnh tranh hoàn hảo tạo ra sự phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn độc quyền ? ○ Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối thiểu hóa chi phí trong khi các độc quyền cố gắng tối đa hóa lợi nhuận ○ Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối đa hóa sản lượng trong khi các độc quyền cố gắng tối đa hóa lợi nhuận ○ Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối đặt giá thấp hơn trong khi các độc quyền cố gắng đặt giá cao hơn ● Một hãng trong cạnh tranh hoàn hảo không kiểm soát được giá thị trường của sản phẩm của mình trong khi độc quyền có thể được lợi từ việc tạo ra sự khác nhau giữa P và MC

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_34: Nếu đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: [$] 5, 4, 3, 2, 1 và q: 8, 12, 17, 22, 27 thì lượng doanh thu bổ sung do giá giảm đi 1$ là: ○ 3, 8, 12 [$] ○ 3, 8, 12, -7 [$] ○ 8, 12, -7, -17 [$] ● 8, 3, -7, -17 [$]

○ 0, 3, -7 [$]

MICRO_2_C7_35: Đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: 5, 4, 3, 2, 1 [$], và q: 8, 12, 17, 22, 27. Nếu hãng không thể sản xuất ở mức sản lượng bất kỳ nào khác thì giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu là: ○ P bằng 5, q bằng 8 ○ P bằng 4, q bằng 12 ● P bằng 3, q bằng 17 ○ P bằng 2, q bằng 22

○ P bằng 1, q bằng 27

MICRO_2_C7_36: Đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: 5, 4, 3, 2, 1 [$], và q: 8, 12, 17, 22, 27, và MC không đổi ở 4,5$. Nếu hãng không thể sản xuất ở mức sản lượng bất kỳ nào khác thì giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là: ○ P bằng 5, q bằng 8 ○ P bằng 4, q bằng 12 ○ P bằng 3, q bằng 17 ● P bằng 2, q bằng 22

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_37: Một hãng cạnh tranh không hoàn hảo có các mối quan hệ giữa chi phí và cầu được cho ở hình : ○ Đang bị lỗ ○ Đang có lợi nhuận thuần túy ● Đang không có lợi nhuận thuần túy ○ Đóng cửa sản xuất

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_38: Độc quyền tập đoàn có nghĩa là: ○ Một người bán ○ Hai người bán ● Một số người bán ○ Độc quyền tự nhiên bị điều tiết

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C7_39: Đặc điểm nào sau đây là của độc quyền bán tập đoàn? ○ Một thị trường mở vì lợi ích tốt nhất của người tiêu dùng ○ Một tình huống thị trường trong đó không có cạnh tranh ○ Một tình huống thị trường trong đó chỉ có một người bán ● Một tình huống thị trường trong đó có một số người bán cạnh tranh với nhau

○ Một tình huống thị trường trong đó có một số người mua cạnh tranh với nhau


MICRO_2_TF7_1: Trong cạnh tranh hoàn hải đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_2: Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_3: Khi hãng gặp đường cầu dốc xuống thì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_4: Doanh thu cận biên nhỏ hơn giá bán vì giá phải giảm để sản lượng tăng ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_5: Ngành có một người bán là độc quyền bán ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_6: Đường cầu mà nhà độc quyền gặp cũng là đường cầu của ngành ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_7: Trong độc quyền bán giá cao hơn chi phí cận biên ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_8: Trong cạnh tranh độc quyền giá cao hơn chi phí cận biên ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_9: So với cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_10: Nếu có hàng rào gia nhập thì các hãng có thể tiếp tục thu được lợi nhuận ròng ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_11: Sự khác biệt sản phẩm do các hàng rào gia nhập gây ra ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_12: Ở cân bằng trong cạnh tranh độc quyền giá cao hơn chi phí trung bình ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_13: Mức độ của sức mạnh thị trường của hãng được đo bởi đường cầu của hãng dốc như thế nào ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_14: Đường cầu càng co dãn thì giá càng cao hơn chi phí cận biên trong độc quyền ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_15: Độc quyền tập đoàn có đúng hai người bán ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_16: Thép là một ngành độc quyền tập đoàn ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_17: Nếu một ngành là độc quyền tập đoàn thì hãng sẽ bị hạn chế hơn trong việc làm dịch chuyển đường cầu của mình do các hành động của các hãng khác so với khi là hãng cạnh tranh độc quyền ● Đúng

○ Sai


MICRO_2_TF7_18: Hãng cạnh tranh hoàn hảo khác biệt ở chỗ nó không có được sự kiểm soát đối với giá ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_19: Sản lượng mà hãng phải sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận là mức sản lượng mà ở đó lợi nhuận từ đơn vị sản phẩm cuối cùng lớn hơn ở bất kỳ mức sản lượng nào đó khác ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_20: Nếu doanh thu cận biên âm có nghĩa là tổng doanh thu đang giảm ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_21: Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo doanh thu cận biên và giá đối với cá nhân hãng là một ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_22: Một hãng luôn cố gắng sản xuất ở điểm chi phí trung bình tối thiểu ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_23: Một hãng tối đa hóa lợi nhuận sẽ luôn luôn cố gắng hoạt động ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên nếu chi phí trung bình không đạt tối thiểu ở điểm đó ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_24: Nhà độc quyền tập đoàn đạt cân bằng khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_25: Sản xuất lúa được mô tả tốt nhất là độc quyền tập đoàn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_26: Tối đa hóa lợi nhuận xảy ra ở độ co dãn của cầu theo giá bằng 1 ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_27: Một nhà cạnh tranh không hoàn hảo không gia nhập ngành ở mức giá đang thịnh hành vì làm như thế sẽ làm giảm doanh thu cận biên ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_28: Thuế cả gói [không phụ thuộc vào sản lượng] đánh vào hãng cạnh tranh không hoàn hảo sẽ làm dịch chuyển đường doanh thu cận biên của nó lên trên và do đó làm tăng giá cân bằng và làm giảm số lượng cân bằng ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_29: Khi một hãng cạnh tranh không hoàn hảo đặt chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên sẽ dẫn đến sản lượng nhỏ hơn và giá cao hơn so với chi phí cận biên bằng giá ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_30: Nếu một hãng có chi phí bằng không thì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là mức mà ở đó doanh thu cận biên bằng không ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_31: Một hãng không thể tối đa hóa được lợi nhuận của mình nếu nó hoạt động ở miền không co dãn của đường cầu ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_32: Đường tổng doanh thu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng dốc lên xuất phát từ gốc tọa độ ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_33: Quy mô tối thiểu có hiệu quả là mức sản lượng mà ở đó tính kinh tế của quy mô không còn nữa ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF7_34: Trong thực tế một doanh nghiệp không đặt giá cho sản phẩm của mình bằng cách làm chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên vì nó thấy rằng nó có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bằng cách đặt giá cao hơn chi phí cận biên ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF7_35: Trong những ngành chi phí giảm mạh không thể hy vọng có cạnh tranh hoàn hảo ● Đúng

○ Sai

Bài liên quan

  • Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô

Video liên quan

Chủ Đề