Đặt câu với cặp từ trái nghĩa thẳng cong

Đặt câu với cặp từ trái nghĩa thẳng cong

  • Đuôi được thiết lập trên cấp độ với các đường thẳng, mạnh mẽ ở gốc, thon ở cuối, thẳng, thực hiện trong một đường cong lên nhẹ, và đạt đến khuỷa chân sau.
  • Một đường nào phi tuyến tính, nôm na là chúng có thể bắt đầu như một đường thẳng và sau đó lại cong.
  • Hãy xem công việc của Đức Chúa Trời, vì những gì ngài đã bẻ cong thì ai có thể làm thẳng lại được?
  • Cái ô vuông nhỏ bị cong trước đây thì bây giờ thẳng tắp và bằng phẳng trong mô hình vẽ trên cánh cửa sổ.
  • Đuôi được gắn cao và cong một cách duyên dáng và thẳng
  • Chúng ta có ý gì khi nói về 1 đường thẳng trên 1 mặt cong?
  • Việc đeo đai không làm cột sống thẳng lại nhưng có thể ngăn chặn mức cong vẹo
  • Một định nghĩa năm 1828 của tiếp tuyến là "đường thẳng chạm vào đường cong, nhưng không cắt nó".
  • Giữ thân người thẳng, khuỷu tay và đầu gối hơi cong, bàn tay hơi khum lại nhưng không nắm chặt.
  • Quỹ đạo trong không thời gian của nó (khi tính tới chiều thời gian ct) sẽ là một đường gần thẳng, hơi cong (với bán kính cong có độ lớn tới vài năm ánh sáng).
  • Chúng ta đang uốn cong đường cong này.
  • Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng của người bắn, chiều gió và mũi tên thẳng hay cong.
  • Vì thế tia sáng này sẽ không tiếp tục đi theo một đường thẳng, nhưng sẽ bị bẻ cong và chiếu đến mắt chúng ta.

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa, mẫu 1

1. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:a. Ăn ít nói nhiềub. Ba chìm bảy nổic. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho

Trả lời:các từ trái nghĩa tìm được trong các thành ngữ, tục ngữ đã cho là:a) ít – nhiều b) chìm - nổic) Nắng - mưa, trưa - tối d) trẻ già

2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm

a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí ..

b. Trẻ ... cùng đi đánh giặc

c. ... trên đoàn kết một lòng

d. Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Trả lời:Các từ cần điền vào chỗ trống là:a) lớn b) già d) Dưới d) sống

3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chố trống

a. Việc ... nghĩa lớnb. Áo rách khéo vá, hơn lành ... may

c. Thức .... dậy sớm

Trả lời:Các từ cần điền vào chỗ trống là:a) Nhỏ b) vụng c) khuya

4. Tìm những từ trái nghĩa nhau

a. Tả hình dáng: VD: cao - thấpb. Tả hành động: VD: khóc - cườic. Tả trạng thái: VD: buồn - vui

d. Tả phẩm chất: VD: tốt - xấu

Trả lời:Những từ trái nghĩa nhau

a) Tả hình dáng:- cao - thấp; cao - lùn; cao vống - lùn tịt…bé; to - nhỏ; to xù - bé tí; to kềnh - bé tẹo reo - gầy; mập - ốm; béo múp - gầy tong...
b) Tả hành động: khóc - cười; đứng - ngồi; lên - xuống; vào - ra.

c) Tả trạng thái- buồn - vui; lạc quan - bi quan; phấn chân - ỉu xìu; sướng - khổ; vui sướng - đau khổ; hạnh phúc - bất hạnh- khỏe - yếu; khỏe mạnh - ốm đau; sung sức - mệt mỏi.

d) Tả phẩm chất:tốt - xấu; hiền - dữ; lành - ác; ngoan - hư; khiêm tốn - kiêu căng; hèn dũng cảm; thật thà -dối trá; trung thành - phản bội; cao thượng - hèn hạ; tế nhị - thô lỗ

5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được trong bài tập trên

Trả lời:- Bọn trẻ nghịch đùa, chọc ghẹo nhau, dứa khóc, đứa cười ầm ĩ.

- Anh nó béo múp còn nó gầy nhom.

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa, mẫu 2

Câu 1 (trang 43 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Ăn ít ngon nhiều.b) Ba chìm bảy nổi.c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.d) Yêu tre, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

Trả lời:

a) ít / nhiều.b) chìm / nổi.c) nắng / mưa.d) trẻ /già.

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí …
b) Trẻ … cùng đi đánh giặc.
c) … trên đoàn kết mọt lòng.
d) Xa-da-co đã chết nhưng hình ảnh của em còn … mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
Trả lời:a) lớn.b) già.c) dưới.d) sống.

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:

a) Việc … nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành … may.

c) Thức … dậy sớm.

Trả lời:

a) nhỏ.

b) vụng.

c) khuya.

Câu 4 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa nhau:

a) Tả hình dángM: cao – thấp

b) Tả hành độngM: khóc – cười

c) Tả trạng tháiM: buồn - vui

d) Tả phẩm chấtM: tốt – xấu

Trả lời:

a) Tả hình dángcao – thấp, cao – lùn, to tướng – bé tẹo, mập – gầy, mũm mĩm – tong teo…

b) Tả hành độngkhóc – cười, nằm – ngồi, đứng – ngồi, lên – xuống, vào – ra…

c) Tả trạng tháibuồn – vui, sướng – khổ, hạnh phúc – khổ đau, lạc quan – bi quan, phấn chấn - ỉu xìu…

d) Tả phẩm chấttốt – xấu, hiền – dữ, ngoan – hư, khiêm tốn – tự kiêu, trung thành – phản bội, tế nhị - thô lỗ…

Câu 5 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): 5. Đặt câu để phân biệt các từ trogn một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.

Trả lời:

a) Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.

b) Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.

c) Hãy nên khiêm tốn, đừng nên tự kiêu.

 

-----------------------HẾT-----------------------

Bài tập về từ trái nghĩa lớp 5 gồm phần lý thuyết và các dạng bài tập về từ trái nghĩa hay, trình bày đa dạng. Mời các bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô tham khảo.

A. Lý thuyết từ trái nghĩa

- Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Công dụng :Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,. . . .

- Lưu ý:

+ Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

+ Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD: với từ "nhạt":

  • (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là "độ mặn"
  • (đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là "độ ngọt"
  • (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là "mức độ tình cảm"
  • (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là "màu sắc".

B. Bài tập từ trái nghĩa

Bài 1. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu để điền vào chỗ trống:

a. Cô Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì …

b. Thấy Thánh Gióng dũng cảm, mạnh mẽ, kẻ địch … khiếp sợ kéo nhau bỏ chạy.

c. Thời tiết mùa này thật kì lạ. Mới sáng nay trời còn âm u, mưa bay bay, mà đến chiều đã chuyển …, ánh nắng chan hòa.

d. Thầy Tiến dạy học rất hay, lại rất hiền, khác hẳn với vẻ ngoài … và cũ kĩ.

e. Từ đằng xa, những đám mây đen kéo nhau về đây, dàn ra, che lấp hết những khoảng … trên nền trời.

f. Thằng Hùng nghĩ, nếu mà trời cứ giá rét như này, thì thật khó để ra ruộng. Nhưng may thay, ngày hôm sau, thời tiết đã trở nên … hơn nhiều.

Bài 2. Cho các đoạn văn sau, đọc và thực hiện những yêu cầu ở dưới:

(1) Cô giáo có mái tóc đen óng mượt. Lúc nào cô cũng buộc gọn phía sau đầu bằng một cái nơ xinh xinh. Những lúc cô viết bảng, cái đuôi tóc lại khẽ đung đưa theo nhịp tay cô. Giống như một dòng thác nhỏ.

(2) Mùa đông về, thời tiết trở nên rét mướt. Cây cối sau nhà cây thì rụng hết lá. Cây còn lá thì cũng cụp cả xuống, ủ rũ, chán chường. Mấy chú chim vốn hoạt bát là thế, nay cũng kéo nhau nằm co ro trong tổ, không chịu ra ngoài.

(3) Sân trường những ngày nghỉ Tết thật là khác lạ. Ngoài đường phố nhộn nhịp bao nhiêu, thì ở đây lại càng yên tĩnh bấy nhiêu. Chỉ có bóng dáng bác bảo vệ một mình ngồi trực trong văn phòng. Bác có mở một bài nhạc xuân không rõ tên là gì, nhưng nghe rất hay. Nó mang đến niềm vui cho không gian cô đơn này.

Trả lời câu hỏi:

a. Tìm các tính từ xuất hiện trong các đoạn văn trên.

b. Tìm từ trái nghĩa tương ứng với các từ em vừa tìm được.

Bài 3.

a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ tính cách của con người. Chọn 1 cặp từ vừa tìm được để đặt câu.

b. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ đặc điểm của thời tiết. Chọn 1 cặp từ vừa tìm được để đặt câu.

Bài 4. Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Gần nhà xa ngõ

B. Lên thác xuống ghềnh

C. Nước chảy đá mòn

D. Ba chìm bảy nổi

2. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?

A. Vạm vỡ - gầy gò

B. Thật thà - gian xảo

C. Hèn nhát - dũng cảm

D. Sung sướng - đau khổ

3. Từ trái nghĩa với từ “hoà bình” là:

A. bình yên

B. thanh bình

C. hiền hoà

D. a,b,c đều sai

4. Từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ?

A. chăm bẵm

B. lười biếng

C. siêng năng

D. chuyên cần

5. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. quyền công dân

B. quyền hạn

C. quyền thế

D. quyền hành

6. Trái nghĩa với từ hạnh phúc là:

A. Túng tiếu

B. Bất hạnh

C. Gian khổ

D. Phúc tra

Bài 5. Em hãy gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa có trong những câu tục ngữ sau:

  • Yêu trẻ, trẻ đến nhà; Kính già, già để tuổi cho
  • Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Xấu người đẹp nết con hơn đẹp người
  • Lùi một bước tiến ngàn dặm

Bài 6. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn sau:

Tiếng đàn từ trong phòng bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao, thấp.

Bài 7. Em hãy gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ sau:

Nắng non mầm mục mất thôi
Vì thời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.

Bài 8. Tìm các từ trái nghĩa với từ “lành” nói về:

  • Áo: ….…………………………………
  • Bát: ….………………………………..
  • Tính tình: ….…………………………
  • Thức ăn: ….………………………….

Bài 9. Viết một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu về đề tài Sự ô nhiễm môi trường, trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

Bài 10.

a) Tìm 2 từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.

b) Đặt câu với 1 từ vừa tìm được.

Bài 11. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau:

a) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

b) Non xanh bao tuổi đã già

c) Chỉ vì sương tuyết hóa ra bạc đầu

Bài 12. Ghi lại cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:

a) Việc nhỏ nghĩa lớn (…………………./……………………..)

b) Chết vinh còn hơn sống nhục (…………………./……………………..)

c) Đoàn kết là sống chia rẽ là chết (…………………./……………………..)

d) Chân cứng đá mềm (…………………./……………………..)

Bài 13. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Bài 14. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

  • thật thà - …………………………
  • giỏi giang - …………………………
  • cứng cỏi - …………………………
  • hiền lành - …………………………
  • nhỏ bé - …………………………
  • nông cạn - …………………………
  • sáng sủa - …………………………
  • thuận lợi - …………………………
  • vui vẻ - …………………………
  • cao thượng - …………………………
  • cẩn thận - …………………………
  • siêng năng - …………………………
  • nhanh nhảu - …………………………
  • đoàn kết - …………………………
  • hoà bình - …………………………

Bài 15: Chọn 3 cặp từ trái nghĩa mà em thích ở bài 11. Đặt câu với từng cặp từ trái nghĩa đó.

Bài 16: Em hãy tìm từ trái nghĩa với các từ được gạch chân dưới đây:

a) Già:

  • Quả già - …………………………
  • Người già - ………………………
  • Cân già - …………………………

b) Chạy:

  • Người chạy - …………………………
  • Ô tô chạy - …………………………
  • Đồng hồ chạy - ………………………

c) Chín:

  • Lúa chín - …………………………
  • Thịt luộc chín - ………………………
  • Chín chắn - ………………………

d) Đông

  • Đông cứng - …………………………
  • Chợ đông đúc - ………………………
  • Mùa đông - …………………………

Bài 17.Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó.

Bài 18. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chứa từ trái nghĩa? Gạch chân dưới các từ đó.

a) Ở hiền gặp lành.

b) Cao chạy xa bay.

c) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

d) Chết trong còn hơn sống đục.

Bài 19.

a) Nối ô chữ bên trái với ô chữ thích hợp bên phải để được các thành ngữ, tục ngữ.

Đặt câu với cặp từ trái nghĩa thẳng cong

b) Chép lại các câu thành ngữ, tục ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa. Gạch chân dưới các cặp từ đó.

Bài 20. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong số những từ cho dưới đây : sướng, đói, bé, nặng, khổ, may, nhiều, ít, no, rủi, lớn, nhẹ.

Bài 21. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :

a) khiêm tốn - ………..….

b) tiết kiệm - …………….

c) cẩn thận - ……………

d) nhọc nhằn -……………

Bài 22. Đặt 2 câu có chứa các từ trái nghĩa. Gạch chân dưới các từ em sử dụng.

Bài 23. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau :

a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm.

c) Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắc dồn lâu hóa nhiều.

Bài 24.

a) Viết 3 từ trái nghĩa với từ nhạt.

b) Đặt 1 câu có từ nhạt và 1 câu có từ trái nghĩa với nhạt:

Bài 25: Tìm các cặp từ trái nghĩa chỉ:

  • Sự trái ngược về thời gian:
  • Sự trái ngược về khoảng cách:
  • Sự trái ngược về kích thước thẳng đứng:

Bài 26. Tìm những cặp từ trái nghĩa :

  • Miêu tả tính cách
  • Miêu tả tâm trạng
  • Miêu tả cảm giác

Bài 27. Tìm từ ngữ trái nghĩa với từ in đậm điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các tục ngữ dưới đây:

  • Chết đứng còn hơn sống …………..
  • Chết ………….. còn hơn sống đục
  • Chết vinh còn hơn sống …………..

Bài 28. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết

Bài 29. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa dày - thưa (Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu)

Bài 30. Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Phân tích tác dụng cặp từ trái nghĩa tìm được.

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Nguyễn Khoa Điềm

C. Một số câu trích trong đề thi vào lớp 6

Câu 1 (Năm 2009). Tìm những cặp từ trái nghĩa để điền vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

a)Đi hỏi ……. . … về nhà hỏi …. . ……

b) ………… kính …. . …. … nhường.

c) Khoai đất ……. . … mạ đất ……. …

d) Thức …………… dậy……………

Câu 2 (Năm 2008). Điền cặp từ trái nghĩa vào các câu thành ngữ :

a) Kính…………… yêu…………. .

b) Gần………. . . . xa…………. ……

c) Trước………. . . sau………….

d) ………. . … khơi………. . . lộng

-----------------------------------------------------------------------------------------