Đất dịch vụ an thượng 2023

Theo kế hoạch năm 2022, Đồng Nai sẽ đấu giá 15 khu đất, nhưng do một số vướng mắc dẫn đến tiến độ đấu giá các khu đất rất chậm.

Ngày 31/10, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp với các sở, ngành và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đấu giá các khu đất công.

Do một số vướng mắc dẫn đến tiến độ đấu giá đất tại Đồng Nai đang rất chậm. [Ảnh: minh họa. Internet]

Theo kế hoạch được duyệt, năm 2022, tỉnh sẽ đấu giá khoảng 15 khu đất có tổng diện tích gần 158ha. Tuy nhiên, do vướng mắc về hồ sơ thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, quy hoạch chi tiết, khó tìm được đơn vị tư vấn xác định giá đất nên đa số các khu đất không thể đưa ra đấu giá trong năm nay.

Qua rà soát, khả năng năm nay, Đồng Nai chỉ đấu giá được 1 khu đất công thuộc thửa đất số 360, tờ bản đồ số 2 thị trấn Long Giao [huyện Cẩm Mỹ] có giá khởi điểm trên 30 tỷ đồng. Thời gian đấu giá là đầu tháng 12/2022 và đất được quy hoạch thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, 14 khu đất khác sẽ chuyển sang đấu giá trong năm 2023.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp giải quyết nhanh các hồ sơ và lập quy hoạch chi tiết để sớm đưa các khu đất ra đấu giá có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đầu tư những công trình hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh. Các địa phương cùng những sở, ngành liên quan rà soát, tổng hợp những thửa đất đủ điều kiện đấu giá trong năm 2023 gửi về UBND tỉnh để xem xét chỉ đạo thực hiện.

Phong Vân

Phó trưởng phòng TN&MT huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định, trong tổng số 13.073 hộ đủ điều kiện giao ĐDV, đến nay có 10.723 hộ đã bốc thăm hoặc giao ĐDV tại thực địa, đạt hơn 82%, trong số này nhiều hộ đã xây nhà ở. Một số địa phương có tỷ lệ giao ĐDV thấp đang tích cực cùng cơ quan chuyên môn xây dựng hạ tầng cơ sở các khu đất để giao ĐDV tại thực địa như các xã: An Thượng, La Phù, Vân Côn, An Khánh…

Nguyên nhân khiến công tác giao ĐDV trên địa bàn Hoài Đức chưa thể hoàn thành là do công tác GPMB các dự án ĐDV ở một số xã bị chậm tiến độ với nhiều lý do, như: Người dân chưa phối hợp trong công tác kiểm đếm; không đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB; không nhận tiền để bàn giao đất sạch… Ngoài ra, tiến độ xây dựng hạ tầng một số khu đất còn chậm. Một số dự án ĐDV còn phải thỏa thuận vị trí chờ đảm bảo đủ các điều kiện mới tiến hành GPMB.

Chủ tịch UBND xã Lại Yên Nguyễn Ngọc Đức cho biết, trên địa bàn có 4 DA thu hồi đất có chính sách ĐDV, tương đương với 1.401 hộ được hưởng ĐDV. Thời gian gần đây một số vướng mắc trong công tác GPMB, xây dựng hạ tầng cơ sở chậm và một số hộ dân không phối hợp trong công tác kiểm đếm đã được các đơn vị tập trung tuyên truyền, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, đến nay đã giao được ĐDV cho 1.171 hộ, tương đương 839/866 thửa và cấp xong 735 Giấy CNQSD đất.

Bảo đảm quyền lợi

Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức Cao Văn Toàn chia sẻ, hiện nay các xã An Thượng, Kim Chung, La Phù, An Khánh… đang được cơ quan chuyên môn tích cực phối hợp, tập trung tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác thu hồi đất, GPMB, xây dựng hạ tầng cơ sở. Qua đó sớm giúp người dân xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác giao ĐDV, từ năm 2016 đến nay, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, UBND xã, thị trấn rà soát tồn tại của từng DA, địa phương, hộ dân để đưa ra giải pháp. Công tác giao ban các tổ công tác, kiểm điểm tiến độ giao ĐDV được triển khai hàng tuần nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Với những vướng mắc vượt thẩm quyền, UBND huyện báo cáo, xin ý kiến TP và sở, ngành chỉ đạo giải quyết.

“Thời gian tới, UBND huyện quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương thu hồi đất, phối hợp trong công tác kiểm đếm, GPMB diện tích còn lại và hoàn thiện hạ tầng cơ sở. Đồng thời, tập trung xét duyệt hồ sơ, tổ chức bốc thăm giao đất tại địa bàn các xã còn lại. Phấn đấu đến giữa năm 2021 hoàn thành việc giao ĐDV cho người dân” - ông Nguyễn Anh nhấn mạnh.

Bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị Nam An Khánh, theo quy định, gia đình ông bà Nguyễn Đình Hận - Nguyễn Thị Mận [thôn Đào Nguyên, xã An Thượng] sẽ được cấp 107m2 [làm tròn] đất dịch vụ. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 4/2010, ông Hận, bà Mận đã lần lượt làm hợp đồng chuyển nhượng cho 3 người với tổng diện tích lên tới 167m2 [làm tròn]. Cụ thể ngày 4/1/2010, gia đình ông Hận lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Lập [tỉnh Vĩnh Phúc] 51m2; ngày 5/4/2010, chuyển nhượng cho ông Đặng Văn Thế [quận Đống Đa] 60m2 và đến ngày 7/4/2010 chuyển nhượng tiếp cho bà Phùng Thị Kim Thanh [quận Ba Đình] 56m2. Như vậy, chẳng những gia đình ông Hận đã bán hết phần đất dịch vụ kiểu “lúa non” mà còn bán thêm diện tích ngoài phần được cấp.

Trong đơn gửi báo Kinh tế & Đô thị, ông Đặng Tiến Dũng [phường Phương Liên, quận Đống Đa] cho biết, năm 2010, bố đẻ của ông là Đặng Văn Thế [đã mất năm 2017] có mua 60m2 đất dịch vụ của gia đình ông Hận, bà Mận. Việc mua bán được Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương [hiện ông Lương là Chủ tịch UBND xã An Thượng] và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận. Sau khi ông Thế mất, gia đình đến UBND xã An Thượng làm các thủ tục để được bốc thăm nhận đất thì mới phát hiện gia đình ông Hận, bà Mận đã bán mảnh đất cho 3 người. Theo ông Dũng, từ 20/11/2017, ông đã làm đơn trình báo UBND xã An Thượng nhưng đến nay chưa được giải quyết. Đất không được nhận, tiền mua đất cũng không đòi được.

Ngoài gia đình ông Dũng, 2 người nữa tham gia vào vụ chuyển nhượng đất nói trên là ông Nguyễn Thành Lập và bà Phùng Thị Kim Thanh đều rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở" vì đã nộp tiền xây dựng hạ tầng nhưng đến nay đất vẫn nằm trên giấy. Ông Đặng Tiến Dũng cho rằng, việc Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận vào 3 hợp đồng mua bán nói trên là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Và việc ông Hận, bà Mận chỉ có 107m2 đất nhưng bán cho 3 người [với diện tích lên đến 167m2] là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương cho biết, trong 3 hợp đồng kể trên, ông chỉ ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Nguyễn Đình Hận, bà Nguyễn Thị Mận [ngày xác nhận là 5/4/2010]. Hai hợp đồng còn lại, đều do Chủ tịch UBND xã An Thượng lúc đó là ông Lê Văn Vinh ký xác nhận. “Ngày 4/1/2010, gia đình ông Hận, bà Mận chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Lập 51/107m2. Đến ngày 5/4/2010, tôi mới ký xác nhận vào hợp đồng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Hận, bà Mận. Trên thực tế, lúc này gia đình ông Hận, bà Mận vẫn còn đất [107m2 - 51m2 = 56m2]. Như vậy, việc ông Đặng Tiến Dũng tố cáo tôi liệu có đủ căn cứ? Vả lại, chúng tôi chỉ xác nhận chữ ký của ông Hận, bà Mận và các thành viên trong gia đình là đúng” - ông Lương nói tiếp. Vẫn theo ông Lương, do vụ việc phức tạp nên Công an huyện Hoài Đức đang điều tra theo quy định.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề