Đạt giá hột kém là gì?

Nguyên liệu kém phẩm chất khiến chất lượng điều chế biến trong nước giảm, gây hại cho thương hiệu điều Việt Nam

Đạt giá hột kém là gì?
Trong quý đầu năm 2019, Campuchia là nguồn cung điều lớn nhất cho Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhập khẩu hạt điều nguyên liệu trong quý đầu năm nay đạt 224 nghìn tấn, kim ngạch 389 triệu USD, tăng 6,2% về khối lượng nhưng lại giảm 19,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Điều thô nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là loại hàng giá rẻ (hạt cỡ nhỏ, điều thu hoạch từ các vụ cũ, đã kém phẩm chất...) đang ảnh hưởng đến thương hiệu điều chế biến của Việt Nam.

Vấn đề triền miên về nguyên liệu

Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 3/2019 ước đạt 92 nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị hạt điều nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 224 nghìn tấn và giá trị đạt 389 triệu USD, tăng 6,2% về khối lượng nhưng lại giảm 19,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong quý đầu năm 2019, Campuchia là nguồn cung điều lớn nhất cho Việt Nam với tỷ trọng 33,2% giá trị nhập khẩu điều của Việt Nam; tăng 9,9 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đứng thứ hai là thị trường Bờ Biển Ngà, với giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 47 triệu USD, tăng 1,64 lần. Kế đến là nhập khẩu từ thị trường Indonesia với giá trị nhập khẩu đạt 24,2 triệu USD, tăng gấp 1,8 lần.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nhập khẩu điều thô năm nay sẽ khoảng hơn 1 triệu tấn. Nhập khẩu điều nguyên liệu là vấn đề đã diễn ra triền miên từ nhiều năm nay, mỗi năm ngày càng tăng. Nguyên do là diện tích trồng điều và sản lượng thu hoạch trong nước ngày càng giảm, khi giá hạt điều quá thấp, nông dân trồng điều không có lợi nhuận. 

Trong quý đầu năm nay, giá hạt điều trong nước giảm mạnh, hiện chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2018. Tại Bình Phước, giá hạt điều tươi thu mua tại vườn ở mức 28.500 - 30.000 đồng/kg, giao tại nhà máy có mức giá 30.000 - 32.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 40.000 - 42.000 đồng/kg năm 2018. Trong tháng 3/2019, giá hạt điều khô giảm 3.000 đồng/kg so với tháng 2/2019, xuống còn khoảng 36.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 50.000 đồng/kg năm 2018.

Hiện đang vào mùa thu hoạch rộ, nhiều chủ vườn lo ngại giá càng thấp càng dễ bị thương lái ép giá. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự đoán: giá điều thô có thể tiếp tục giảm trong vài tháng tới, do áp lực xả kho của Tanzania (tồn kho điều của nước này hiện đang ở mức 300 nghìn tấn).

Hiện nhiều nước xuất khẩu như Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Bénin, Mozambique, Ghana vẫn đang trong vụ thu hoạch. Phải bước sang quý 2/2019, giá điều thế giới mới có khả năng phục hồi trở lại do nhu cầu hạt điều tăng từ Trung Quốc và một số thị trường nhập khẩu khác. Theo dự báo của Ủy ban Quả và Hạt khô quốc tế, sản lượng điều trên thế giới năm 2019 sẽ đạt mức gần 4 triệu tấn, tăng 300.000 - 400.000 tấn so với 2018.

Điều nguyên liệu nhập khẩu chất lượng kém

Giữa bối cảnh thị trường hạt điều thế giới đang cung vượt cầu, thì điều cỡ lớn vừa phải (W240, loại có cỡ từ 220 -240 hạt/pound, tức 454 g) lại rơi vào tình trạng khan hiếm cục bộ trong thời gian gần đây. Theo Hiệp hội Hạt điều thế giới, tại Ấn Độ, nước sản xuất và tiêu thụ nhiều hạt điều trên thế giới, nhu cầu hạt điều loại W240 đang cao hơn nguồn cung. Nhà nhập khẩu liên tục tăng giá điều nhân từ 8,48 USD/kg lên 9,24 USD/kg nhưng không có hàng để bán vì thiếu nguyên liệu.

Điều thô nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến nay chủ yếu là loại điều giá rẻ: hạt cỡ nhỏ, điều thu hoạch từ các vụ cũ, đã kém phẩm chất. Điều này khiến chất lượng điều chế biến của nước ta giảm, đang gây hại cho thương hiệu điều Việt Nam. Chính vì vậy, từ đầu năm 2019, cơ quan kiểm dịch thực vật đã yêu cầu kiểm tra, lấy mẫu toàn bộ những lô hàng điều thô nhập khẩu có nguồn gốc từ châu Phi tại cảng, thay vì cho phép đưa về kho của doanh nghiệp như trước đây.

Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2013 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật nhiều lần phát hiện các lô hàng điều nhập khẩu từ châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam là mọt cứng đốt (Trogoderma SP).

Trong tháng 4/2019, ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã gửi văn bản lên Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II, bày tỏ nỗi lo của ngành điều Việt Nam trước quy định mới đây về kiểm dịch con mọt cứng đốt. Theo các doanh nghiệp, quy định mới lộ nhiều bất cập như: Doanh nghiệp phải tăng thêm thời gian và chi phí cho việc nhận hàng hóa, đồng thời phát sinh rất nhiều chi phí để phục vụ kiểm tra hàng hóa trong cảng. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải bố trí nhiều nhân lực giám sát tại cảng, gây ách tắc hàng hóa tại cảng, làm giảm năng lực cạnh tranh...

Theo Vinacas, trong ba tháng đầu năm 2019, số lượng điều thô châu Phi vụ mùa mới 2019 và vụ cuối năm 2018 được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Tanzania, vẫn chưa lô nào đươc vận chuyển về Việt Nam.

"Trong bối cảnh toàn ngành điều gặp rất nhiều khó khăn năm 2019, việc thực hiện quy định trên đã gây trở ngại và tổn thất cho các doanh nghiệp chế biến và nhập khẩu điều thô" - văn bản của Vinacas nhận định. Vì vậy, Vinacas đề nghị áp dụng lại quy trình lấy mẫu như đã áp dụng đối với hạt điều thô nhập khẩu trước đây. Tức cho phép doanh nghiệp được kiểm tra, lấy mẫu tại kho của doanh nghiệp, theo hình thức kiểm tra nhanh, áp dụng đối với mặt hàng hạt điều.