Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Xét nghiệm nhằm loại trừ các rối loạn phụ khoa về cấu trúc. Hầu hết bệnh nhân cần

Mang thai trong tử cung và thai ngoài tử cung cần được loại trừ khi thử thai. Nếu nghi ngờ có bệnh viêm vùng khung chậu, thì nuôi cấy dịch cổ tử cung được thực hiện.

Xét nghiệm siêu âm vùng khung chậu có độ nhạy cao với khối u vùng chậu (ví dụ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u cơ tử cung do lạc niêm mạc) và có thể tìm ra các dụng cụ vòng tránh thai bị mất và nằm bất thường.

Nếu các xét nghiệm này không thể kết luận và triệu chứng vẫn tồn tại, các xét nghiệm khác được thực hiện, như sau:

  • Chụp X quang tử cung buồng trứng hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung để xác định polyps niêm mạc tử cung, u xơ dưới niêm mạc, hoặc bất thường bẩm sinh

  • MRI để xác định các bất thường khác, bao gồm các bất thường bẩm sinh, hoặc, nếu phẫu thuật được lên kế hoạch, để xác định thêm các dị tật đã được xác định trước đó

  • Chụp hệ tiết niệu có tiêm tĩnh mạch, nhưng chỉ khi dị tật tử cung được xác định là gây ra hoặc đóng góp vào chứng đau bụng kinh

Nếu kết quả của tất cả các xét nghiệm khác không kết luận được thì có thể thực hiện nội soi buồng tử cung hoặc nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp kiểm tra chính xác nhất vì nó cho phép các bác sĩ lâm sàng trực tiếp kiểm tra tất cả các vùng chậu và các cơ quan sinh sản và để kiểm tra các bất thường.

Bụng dưới chứa nhiều cơ quan như: đại tràng, trực tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung, phần phụ ở nữ (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo…), tiền liệt tuyến (nam giới). Vì vậy, khi bất kỳ một cơ quan nào ở trong bụng dưới có vấn đề đều thể hiện bằng triệu chứng đau.

Đau bụng dưới là tình trạng đau vùng bụng dưới ngang rốn. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn từng cơn. Tùy theo nguyên nhân, đau bụng dưới sẽ có những kiểu đau khác nhau, có thể đau bụng dưới bên trái hoặc đau bụng dưới bên phải, vậy nên cũng có hướng xử lý riêng.

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Ảnh minh họa

Chị em cần chú ý khi có hiện tượng đau vùng bụng dưới

Hiện tượng đau bụng dưới thường xảy ra khi nữ giới gần đến tháng. Lúc này, tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài, sự co bóp này khiến chị em có cảm giác đau ở vùng bụng dưới. Đây là việc bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản khoa, cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của bệnh nào?

Viêm ruột thừa

Đau nhói vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục, buồn nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón thì khả năng cao là bạn đang bị viêm ruột thừa. Nên phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm nếu không sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu đau bụng dưới và chậm kinh thì hãy chú ý, vì rất có thể đó là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung. Các triệu chứng như đau vùng chậu, chậm kinh hoặc thấy ra máu âm đạo bất thường (không trùng chu kỳ kinh như bình thường, số lượng ít, màu nâu đen,...) buồn nôn, chóng mặt.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh gây rối loạn bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong lại không nằm trong tử cung mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Nó tiếp tục phát triển dày lên vì không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, gây chảy máu nhiều hơn khi tới kỳ kinh nguyệt, kèm theo những cơn đau bụng dưới dữ dội.

U nang buồng trứng

Đây chỉ là u nang lành tính, nhưng nếu hình thành ngày càng nhiều thì gây cản trở quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt và đặc biệt là khiến chị em bị đau tức vùng bụng dưới.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở chị em từ 30 - 40 tuổi, là khối u lành tính, xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung, gây ra đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng, nếu không xử lý kịp thời tình trạng này, sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết, .... Do đó, chị em cần chú ý các biểu hiện của bệnh như: đau vùng bụng dưới, đi tiểu đau buốt và hay tiểu mót.

Làm gì khi bị đau bụng dưới?

Chị em không nên chủ quan khi có dấu hiệu đau bụng dưới vì nó liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Vậy nên hãy đi khám bác sĩ để có câu trả lời chính xác cho tình trạng sức khỏe của mình.

Tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ hầu như đều liên quan đến bệnh phụ khoa. Vì vậy chị em nên vệ sinh vùng kín cẩn thận, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, để cân bằng độ pH, tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra các chị nên chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH=4-6, chiết xuất từ thảo dược với công nghệ kháng khuẩn Nano bạc, giúp khử mùi hôi, ngăn ngừa viêm nhiễm và ngứa...

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Số GPQC: 00614/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Đau bụng dưới bên trái cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa không nên xem nhẹ.
Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu của bạn. Góc bụng dưới bên trái chứa nhiều các mô khác nhau, bao gồm cả cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Đặc biệt, đau bụng dưới bên trái ở nữ còn chứa cả buồng trứng.

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái do bệnh phụ khoa

  • Viêm vòi trứng: Do viêm vòi trứng là do hại khuẩn gây ra.
  • Viêm vùng chậu: Phụ nữ bị viêm vùng chậu mạn tính có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt.
  • U nang buồng trứng: Đau bụng đi kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh màu đen và vón cục to. Vùng bụng dưới căn cứng và nổi một cục u nhỏ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Một số trường hợp có thê cảnh báo thai ngoài tử cung. Nếu bạn có hiện tượng đau quặn thắt vùng bụng dưới thì hãy đề cao cảnh giác và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Rụng trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau tức bụng dưới ở nữ

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh

Khi có triệu chứng đau bụng dưới bất thường chị em nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề

Bạn thường được chẩn đoán là mắc chứng viêm túi thừa cấp khi bị đau bụng. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường các túi thừa này không gây bất kì triệu chứng nào nhưng lại dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội khi bị viêm. Thường thì các cơn đau này diễn ra chủ yếu ở đây vì bụng dưới bên trái là nơi hầu hết các túi thừa phát triển. Khi bị viêm túi thừa, ngoài bị đau bụng ra thì bạn thường gặp những triệu chứng khác đi kèm như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón.

Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gặp như:

  • Đau sưng ruột già, ruột già co thắt quá mạnh, đường tiểu bị đau.
  • Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa, khi mành ruột già bị sưng đau thì không có triệu chứng biểu hiện đặc biệt. Những cơn đau thường đau quặn gần như đau đẻ, bụng đầy hơi, người nóng sốt, tiêu chảy hay đi vệ sinh ra máu.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi hệ bài tiết gặp vấn đề

Sỏi tiết niệu là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Hiện tượng này xuất hiện khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn. Sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới ở bên này. Bạn nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu.

Nhiễm trùng đường niệu đôi khi có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái. Giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu, những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.

Đau bụng do một số nguyên nhân khác

Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra) cũng là một nguyên nhân của các cơn đau này. Ngoài ra, cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột tại vùng này.

Từ những nguyên nhân gây đau bụng nêu trên, có thể thấy rằng đây là một hiện tượng rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải đề cao cảnh giác đặc biệt là với nữ giới. Khi gặp phải các triệu chứng này thì cần đi khám bác sĩ sớm, để được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.