Đau bụng vùng thượng vị là bệnh gì năm 2024

Đau vùng thượng vị từng cơn thường xuất hiện khi người bệnh có chế độ ăn uống không khoa học hoặc bị stress kinh niên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể thể liên quan đến tình trạng bệnh lý khác nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế để tránh những rủi ro không đáng có.

Đau thượng vị từng cơn là gì?

Vùng thượng vị là vùng bụng nằm trên rốn và dưới xương ức. Đau thượng vị là tình trạng đau theo chu kỳ, có thể âm ỉ hoặc dữ dội.

Đau thượng vị là tình trạng phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, bệnh do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Ăn nhiều đồ ăn gây khó tiêu như đồ cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều axit, sử dụng nhiều chất kích thích,… sẽ khiến người bệnh bị đau thượng vị. Ngoài ra, sống trong tâm trạng căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài cũng có thể khiến bạn bị đau vùng thượng vị.

Tuy nhiên, nếu đó là đau bụng trên, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_thuong_vi_tung_con_la_dau_hieu_cua_benh_gi1_1f03d64ae0.jpg]

Đau thượng vị từng cơn có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng

Đau vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gì?

Như đã đề cập trước đó, đau thượng vị thường là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu đau thượng vị từng cơn thì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo sẽ khác nhau tùy theo bệnh và mức độ bệnh, cụ thể:

Trào ngược dạ dày

Nếu cơn đau bụng trên diễn ra từng cơn thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài đau bụng trên, bệnh còn có thể gây ợ hơi, ợ chua, tức ngực và các triệu chứng khác. Cơn đau vùng thượng vị có thể âm ỉ hoặc từng cơn. Người bệnh có thể thấy đau hơn khi cúi người về phía trước. Điều này có thể kéo dài hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm loét thực quản, thủng dạ dày…

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_thuong_vi_tung_con_la_dau_hieu_cua_benh_gi2_f496bbb93d.jpg]

Đau thượng vị từng cơn có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là chảy máu từ niêm mạc của dạ dày. Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh là đau vùng thượng vị, vã mồ hôi, nước da xanh xao, nôn ra máu,... Nếu có hiện tượng ra máu cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Khi bệnh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu và tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác.

Thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày có thể dẫn đến thủng dạ dày nếu không được điều trị sớm. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng trên và dưới. Đau bụng như dao cắt, bụng cứng như gỗ. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu,… Đây là một tình huống nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Các bệnh về gan mật

Những người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan, sỏi mật, polyp túi mật và các vấn đề về tuyến mật như áp xe ống mật chủ cũng có thể bị đau vùng thượng vị.

Ngoài ra, sự xâm nhập của giun vào đường mật cũng có thể gây ra tình trạng đau vùng thượng vị. Những cơn đau này diễn ra một cách dữ dội khiến người bệnh phải vật vã, vã mồ hôi.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_thuong_vi_tung_con_la_dau_hieu_cua_benh_gi3_6921268eed.jpg]

Đau thượng vị từng cơn có thể là dấu hiệu một số bệnh về gan

Viêm đại tràng

Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là đi khám càng sớm càng tốt. Do đó, hãy chấp nhận chỉ định điều trị hợp lý của bác sĩ và tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho bản thân.

Đau vùng thượng vị là tình trạng mà vùng thượng vị, tức khu vực ở vùng bụng trên, ngay dưới lồng xương sườn bị đau hay khó chịu. Đây là vị trí chứa một số cơ quan quan trọng trong bụng, bao gồm dạ dày, gan, tuyến tụy và túi mật, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Viêm loét dạ dày có thể gây đau vùng thượng vị khi đói

SHUTTERSTOCK

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau vùng thượng vị, từ chấn thương đến vấn đề tiêu hoá. Tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến nhất là viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] và viêm tụy. Những nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là bệnh túi mật, viêm ruột, đau ruột thừa.

Một nguyên nhân hay gặp khác gây đau vùng thượng vị là đói. Những cơn đói cồn cào có thể gây ra cơn co thắt dạ dày dữ dội, dẫn đến cảm giác khó chịu hoặc đau âm ỉ trong bụng.

Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cũng thường bị đau thượng vị. Đặc biệt, khi đang đói, triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Tương tự, loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], hội chứng ruột kích thích [IBS] là những tình trạng có thể gây đau thượng vị khi đói.

Để phân biệt giữa đau vùng thượng vị do đói hay do các vấn đề sức khỏe khác thì cần dựa vào thời gian và biểu hiện của cơn đau. Nếu nguyên nhân do đói thì cơn đau thường xảy ra khi sắp đến bữa, dạ dày đang cồn cào và sẽ giảm bớt khi được ăn món gì đó.

Ngược lại, các nguyên nhân bệnh lý gây đau vùng thượng vị lại không giảm bớt dù có ăn món gì đi nữa. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc kèm theo một sớ triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu hoặc đau ngực.

Nếu cơn đau vùng thượng vị kéo dài không hết hoặc xuất hiện với mức độ nghiêm trọng thì cần phải tìm đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Để xác định nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ cần đánh giá kỹ lưỡng, từ kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu, chụp ảnh cắt lớp đến nội soi.

Điều trị đau vùng thượng vị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản nhưng các biện pháp điều trị thường được áp dụng là dùng thuốc, phẫu thuật và điều chỉnh một số thói quen của người bệnh, theo Healthline.

Chủ Đề