Đâu không phải là tác dụng của hoocmôn thực vật

Hormone thực vật (tiếng Anh: phytohormone, còn gọi là nội tiết tố thực vật) là những chất hóa học điều hòa sự phát triển của thực vật. Chúng thường được sản sinh bởi bản thân thực vật, nhưng một số hợp chất do vi khuẩn hay nấm tiết ra cũng có tác động lên tăng trưởng và phát triển của thực vật. Hiện nay có một lượng lớn hormone thực vật được tổng hợp bởi con người và chúng được gọi là chất điều hòa tăng trưởng thực vật (PGR).

Đâu không phải là tác dụng của hoocmôn thực vật

Thiếu hormone tăng trưởng auxin có thể gây tăng trưởng bất thường (cây bên phải không tăng chiều cao)

Hormone thực vật là các phân tử tín hiệu được tạo ra bên trong cây, và có thể có tác dụng ngay cả ở nồng độ cực thấp. Chúng điều tiết các quá trình cấp độ tế bào, có thể ở các tế bào đích lân cận nhưng cũng có thể di chuyển đến các địa điểm khác để gây tác dụng, tại các cơ quan chức năng khác của cây. Thực vật, không giống như động vật, thiếu các tuyến chuyên biệt sản xuất và tiết ra hormone, thay vào đó, mỗi tế bào tự sản xuất chúng.

Hormone thực vật quyết định sự hình thành của hoa, thân, lá, các quá trình như rụng lá, và sự phát triển, chín và rụng của quả, cũng như giúp định hình cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt, thời gian ra hoa, giới tính của hoa. Chúng cũng ảnh hưởng đến hướng mọc của các mô, hình thành lá và tăng trưởng thân, quá trình phát triển và chín quả, tuổi thọ của cây, quá trình chết của cây. Hormone thực vật đóng vai trò rất quan trọng cho sự của tăng trưởng thực vật, không có hormone thì thực vật chỉ là một khối các tế bào giống hệt nhau không được biệt hóa. Vì lý do này, chúng còn được gọi là các yếu tố tăng trưởng hoặc kích thích tố tăng trưởng. Thuật ngữ "phytohormone" được đặt ra bởi Went và Thimann và được sử dụng trong tiêu đề của cuốn sách của họ vào năm 1937.[1]

Hormone thực vật không chỉ tìm thấy ở thực vật bậc cao mà còn ở trong tảo, cũng cho thấy các chức năng tương tự,[2] và cả vi sinh vật, chẳng hạn như nấm và vi khuẩn, nhưng trong những trường hợp này chúng không có vai trò sinh lý hay tác dụng sinh lý tức thời trong cơ thể và như vậy, có thể gọi chúng là chất chuyển hóa thứ cấp.[3]

  1. ^ Went FW, Thimann KV (1937). Phytohormones. New York: The Macmillan Company.
  2. ^ Tarakhovskaya ER, Maslov Y, Shishova MF (2007). “Phytohormones in algae”. Russian Journal of Plant Physiology. 54 (2): 163–170. doi:10.1134/s1021443707020021.
  3. ^ “Gibberellin formation in microorganisms”. Plant Growth Regulation. 15: 303–314. doi:10.1007/BF00029903.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hormone_thực_vật&oldid=68093439”

ÔN TẬP SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Bài 1: Lập bảng phân biệt các hoocmôn kích thích ở thực vật?

Loại hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác động

Ứng dụng

Ở mức tế bào

Ở mức cơ thể

Auxin

Gibêrelin

Xitôkinin

 Trả lời

Loại hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác động

Ứng dụng

Ở mức tế bào

Ở mức cơ thể

Auxin

Đỉnh của thân và cành

Kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của TB 

Tham gia vào quá trình sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v.

Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ

Gibêrelin

Ở lá và rễ

Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào 

Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống

Xitôkinin

Ở  rễ

Kích thích sự phân chia TB  làm chậm quá trình già của TB

Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus

Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng  bảo tồn giống cây quý

Bài 2: Lập bảng phân biệt các hoocmôn ức chế?

Trả lời

Loại hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác động

Ứng dụng

Ở mức tế bào

Ở mức cơ thể

Etilen

Lá già, hoa già, quả chín

Ức chế phân chia tế bào, làm tăng quá trình già của tế bào.

Ức chế sinh trưởng chiều dài nhưng lại tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây.

Khởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ Dứa và gây sự ứng động ở lá cà chua, thúc quả chín, tạo quả trái vụ 

Axit abxixic

Trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già

Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt (rụng quả), chồi cây, (rụng cành).

Tương quan AAB/ GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, chồi. 

 Bài 3: Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

 Trả lời

- Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên.

- Sinh trưởng sơ cấp của rễ là do các tế bào mô phân sinh đỉnh rễ phân chia nguyên nhiễm tạo nên.

- Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.

Bài 4: Trả lời các câu hỏi:

1. Sinh trưởng thứ cấp là gì?

2. Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì ?

3. Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

Trả lời

1. Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.

2. Cây 2 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

3. Các lớp tế bào ngoài cùng (bầu) của vỏ cây Thân gỗ được sinh ra lừ tầng sinh bần

Bài 5: Nêu ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây và cho biết tác động của AIA?

 Trả lời

- Auxin kích thích sinh trưởng làm tăng kích thước quả dâu tây.

+ Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng dãn dài của tế bào.

+ Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều họat động sống cùa cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên).

- Các chất Auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, ví dụ, ANA, AIB ... Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó, nên được tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật.

- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo như ANA, AIB, ... được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thủ quả (cà chua,...), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cây. Không nên dùng các chất auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

Bài 6: Trình bày tác động của gibêrelin đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn?

Trả lời

Gibêrelin kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân cây ngô lùn làm cho nó đạt kích thước bình thường của cây ngô.

Bài 7: Cho nhận xét về vai trò của xitôkinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus (trong nuôi cấy mô thực vật)?

Trả lời

Xitôkinin hoại hóa sự phân hóa phát sinh chồi thêm trong nuôi cấy mô callus.

Bài 8: Quan sát hình và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì?

 Trả lời

Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả cà chua chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh quá trình chín của các quả cà chua xanh được xếp chung với nó (quả chín).

Bài 9: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm?

Trả lời

Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định.

Dựa vào sự ra hoa để xác định tuổi của thực vật 1 năm

Bài 10: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp ?

 Trả lời

Ở điều kiện quang chu kì thích hợp. trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng cùa thân làm cho cây ra hoa.

Bài 11: Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt. cứ nảy mầm.

Trả lời

-  Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng nhiệt độ cao hay ngoài nắng, bằng hoá chất hay các chất kích thích sinh trưởng (gibêrelin) như ở củ khoai tây.

- Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng cách của hạt trong nước ấm, đảo hạt nảy mầm, dùng hoocmôn kích thích, thí dụ: hạt thóc, hạt đậu,...

Bài 12: Sinh trưởng ở thực vật là gì? Thế nào gọi là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Những nét hoa văn trên gỗ cây xuất xứ từ đâu?

 Trả lời

1. Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào).

2. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

3. Những nét hoa văn trên gỗ có xuât xứ từ sinh trưởng thứ cấp.

Bài 13: Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối?

 Trả lời

Hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối là do ánh sáng làm biến đổi hình thái cây.

Bài 14: Hoocmôn thực vật là gì?  Nêu các đặc điểm chung của chúng. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng?

 Trả lời

1. Hoocmôn thực vật là các chât hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

2. Hoocmôn Thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm hoocmôn kích thích gồm AIA, GA, xitôkinin…..

+ Nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axil abxixic,...

Bài 15:  Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật? Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì, tại sao?

Trả lời

1. Chiết cành, nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong công tác nhân giống sinh dưỡng.

2. Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, tích lũy lại trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và gia súc.

Bài 16: Phát triển của thực vật là gì? Lúc nào thì cây ra hoa?

 Trả lời

1. Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).

2. Cây ra hoa khi đã có các điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng) tuỳ thuộc vào giống, loài cây, các chồi đỉnh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng hình thành lá sang trạng thái sinh dưỡng hình thành hoa.