Đâu là nhận định kinh tế học thực chứng

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 18:10 PM  •  24/05/2022, 18:10

Kinh tế học thực chứng được xây dựng dựa trên các số liệu cụ thể. Kinh tế học thực chứng được sử dụng cùng kinh tế học chuẩn tắc khi thiếp lập các chính sách.

Khi nghiên cứu kinh tế học, có 2 loại hình kinh tế phổ biến là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Vậy sự khác nhau giữa 2 loại hình kinh tế này là gì?

Kinh tế học thực chứng là phương pháp nghiên cứu kinh tế đòi hỏi mọi thứ đều được phải chứng minh, kiểm nghiệm chứ không tìm cách nhận định là sự vật phải hay nên như thế nào. Mục tiêu của kinh tế học thực chứng là phân tích xem xã hội ra quyết định như thế nào về tiêu dùng, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Kinh tế học thực chứng xem xét thế giới thực sự hoạt động như thế nào. Đối với kinh tế học thực chứng, tất cả chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: nếu điều này thay đổi thì điều kia sẽ xảy ra. Kinh tế học thực chứng trả lời cho câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra?".

Ví dụ, các nhà kinh tế học với các quan điểm chính trị hoàn toàn khác nhau đều đồng ý rằng khi chính phủ áp đặt thuế đối với một hàng hóa, giá của hàng hóa đó sẽ tăng lên. Câu hỏi chuẩn tắc cho việc này chẳng hạn như "Đánh thuế hàng hóa có tốt hay không?" lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Các phát biểu thực chứng nhằm mô tả nền kinh tế vận hành như thế nào và tránh các đánh giá. Chẳng hạn một phát biểu thực chứng là "lạm phát tăng 5% so với năm trước". Con số 5% này đã được tổng hợp dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng. Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng.

Kinh tế học thực chứng cũng vẫn tồn tại những câu hỏi chưa giải đáp được và có nhiều bất đồng. Những quan điểm bất đồng này chính là những thách thức đặt ra cho kinh tế học thực chứng.

Kinh tế học chuẩn tắc

Việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về lý thuyết có thể giải thích nhiều vấn đề còn tồn tại trong kinh tế học thực chứng. Kinh tế học chuẩn tắc dựa trên những nhận định mang giá trị chủ quan chứ không dựa trên những nghiên cứu về sự thực khách quan. Từ đó, kinh tế học chuẩn tắc cũng đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá trị cá nhân.

Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học chuẩn tắc đề cập đến "điều gì nên xảy ra?". Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp nên được giảm xuống".

Ví dụ, một phát biểu sau đây kết hợp cả kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc: "Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao và chính phủ nên trợ cấp cho họ". "Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao" là một phát biểu thực chứng, nó nhận định về sự vận động của thế giới thực. Phần thứ hai của luận điểm này đề xuất việc chính phủ nên làm gì. Đây chỉ là một nhận định mang giá trị chủ quan dựa trên cảm giác của người đưa ra nhận định và không thể được chứng minh đúng hay sai bằng bất cứ nghiên cứu khoa học nào.

Kinh tế học không thể chỉ ra nhận định của kinh tế học chuẩn tắc là đúng hay sai. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích hay các ưu tiên của cá nhân hay xã hội khi đưa ra sự lựa chọn.

Sự khác nhau giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc giải thích tại sao lại có sự bất đồng giữa các nhà kinh tế. Thực tế, sự bất đồng bắt nguồn từ quan điểm của mỗi nhà kinh tế khi nhìn nhận vấn đề.

Nguồn: vietnamfinance.vn

Link bài gốc

//vietnamfinance.vn/khac-biet-giua-kinh-te-hoc-thuc-chung-va-kinh-te-hoc-chuan-tac-20180504224268965.htm

Vũ Trang

Kinh tế học thực chứng [tiếng Anh: Positive Economics] được xây dựng dựa trên các số liệu và dữ kiện có thể kiểm chứng được. Kinh tế học thực chứng được sử dụng cùng với kinh tế học chuẩn tắc khi thiếp lập các chính sách.

Hình minh hoạ. Nguồn: edcoexamcentre.ie

Khái niệm

Kinh tế học thực chứng trong tiếng Anh là Positive Economics.

Kinh tế học thực chứng sử dụng các phân tích khách quan để nghiên cứu kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế quan sát những gì đã xảy ra và những gì hiện đang xảy ra trong một nền kinh tế nhất định để hình thành cơ sở dự đoán cho tương lai. Quá trình nghiên cứu này là kinh tế học thực chứng. 

Nền tảng của kinh tế học thực chứng là xem xét tài chính hành vi trong thực tế và các mối quan hệ kinh tế, mối tương tác giữa nguyên nhân và kết quả để phát triển các lí thuyết kinh tế.

Kiểm chứng các giả thuyết trong kinh tế học thực chứng

Các kết luận rút ra từ các phân tích kinh tế thực chứng có thể được xác minh và củng cố bởi dữ liệu. Ví dụ, dự đoán rằng nhiều người sẽ tiết kiệm nếu lãi suất tăng là dựa trên kinh tế học thực chứng vì các hành động trong quá khứ có thể chứng minh cho hiện tượng đó.

Các phân tích này có bản chất khách quan, trái ngược với các tuyên bố và lí thuyết chuẩn tắc mang tính chủ quan. Hầu hết các thông tin được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông là sự kết hợp của các tuyên bố hoặc giả định thuộc kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc.

Mối quan hệ giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học thực chứng không đưa ra lời khuyên hoặc hướng dẫn. Ví dụ, kinh tế học thực chứng có thể mô tả cách chính phủ có thể tác động đến lạm phát bằng cách in thêm tiền và chứng minh cho tuyên bố đó bằng các sự kiện thực tế và phân tích khách quan.Tuy nhiên, nó không cho biết cách thực hiện đúng và các chính sách cụ thể cần tuân theo liên quan đến lạm phát và in tiền.

Ngược lại, do mục tiêu của kinh tế học chuẩn tắc là đưa ra những lời khuyên và phương án, nên kinh tế học chuẩn tắc hữu ích trong việc thiết lập và đề ra các ý tưởng mới. Nhưng kinh tế học chuẩn tắc không thể là cơ sở duy nhất để đưa ra quyết định, vì không có có tính khách quan nghiên cứu các sự kiện cùng với mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Khi được xem xét cùng nhau, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc mang đến sự hiểu biết rõ ràng về các chính sách công. Hai học thuyết này bao gồm cả các sự kiện và tuyên bố thực tế kết hợp với phân tích dựa trên ý kiến chủ quan. 

Do đó, khi ra quyết định chính sách, tốt nhất nên hiểu nền tảng kinh tế học thực chứng của tài chính hành vi và nguyên nhân của các sự kiện cùng với việc đưa thêm các phán đoán chủ quan về lí do tại sao mọi việc xảy ra.

[Theo investopedia.com]

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

11 Tháng Mười, 201919 Tháng Ba, 2020

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

No comments found.

Video liên quan

Chủ Đề