Đau vùng bụng bên trái là bệnh gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiêu hóa - Gan mật tụy.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới phía bên trái như các bệnh liên quan đến các cơ quan sinh sản, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,.... Bài viết này sẽ làm rõ các bệnh có thể liên quan tới hiện tượng đau bụng dưới bên trái.

1. Các bệnh về hệ tiêu hóa

Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,...

Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,...

2. Bệnh lý về hệ sinh sản

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,...

3. Hệ bài tiết gặp vấn đề

Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Khi bị sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu đều thường sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,...

Bên cạnh đó bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái kèm với những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.

4. Một số bệnh khác liên quan

Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hãy ĐĂNG KÝ KHÁM với bác sĩ hoặc để lại thông tin NHẬN TƯ VẤN

Điều quan trọng nhất là khi gặp phải tình trạng này, chị em nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh quá trình điều trị, chị em nên tạo cho mình chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để tình trạng sức khỏe cải thiện; tái khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra lại tình trạng bệnh lý sau thời gian điều trị.

Phát hiện và điều trị sớm sỏi tiết niệu

XEM THÊM:

  • Đau bụng dưới kèm đau chân cảnh báo bệnh gì?
  • Đau cơ thành bụng, phải làm sao?
  • Nổi hạch gây đau nhói ở bụng dưới, phải làm sao?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Triệu chứng đau bụng bên trái là một dấu hiệu phổ biến, có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể là biểu hiện cho các bệnh nguy hiểm như viêm túi thừa, viêm ruột thừa, sỏi thận, hoặc xoắn thừng tinh hoàn… Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tự mình tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế nguy cơ phát triển biến chứng đe dọa tới sức khỏe sau này. Sau đây, cùng Hoàn Mỹ tham khảo ngay những triệu chứng và nguyên nhân đau bụng bên trái nhé!

\>> Xem thêm:

  • Đau bụng dưới ở phụ nữ và nam giới cảnh báo bệnh gì?
  • Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng

Đau bên trái bụng thường là biểu hiện phổ biến của tình trạng táo bón hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là tín hiệu cảnh báo về các vấn đề về tiêu hóa, như viêm túi thừa, thoát vị cơ bụng… Đối với phụ nữ, đau bên trái bụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể liên quan đến việc lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

Các cơn đau có thể biến chuyển từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc trở thành cơn đau cấp tính. Một số triệu chứng phụ thường xuất hiện như đầy hơi, cảm giác nặng bụng, và khó tiêu hóa liên tục… Nếu người bệnh cảm thấy những dấu hiệu trên kèm theo buồn nôn, khó thở, ngứa ở cánh tay, đau ngực lan xuống dạ dày, có nguy cơ cao là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim.

Những vị trí đau bụng trái thường gặp

Dưới đây là hai vị trí đau bên trái bụng:

  • Đau bên trái phía trên: Đau bụng ở phía trên bên trái dưới xương sườn, có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan, bao gồm bệnh lá lách, tuyến tụy, dạ dày, phổi và đại tràng. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ đau tim, có thể gây ra nguy hại đến tính mạng.
  • Đau bụng dưới bên trái: Vị trí này thường chứa phần cuối của đại tràng và ở nữ giới, buồng trứng trái. Nếu bạn cảm thấy đau ở vị trí này, có thể liên quan đến các vấn đề như viêm túi thừa, thoát vị bẹn, sỏi thận, lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh, u nang buồng trứng…
    Những vị trí đau bụng và nguyên nhân thường gặp [Nguồn: Hoàn Mỹ]

Nguyên nhân gây đau bụng bên trái

Dấu hiệu đau vùng bụng bên trái có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng viêm nhiễm của túi thừa, gây sưng to và Phù nề ở các mô xung quanh. Bệnh thường gặp phổ biến ở những người trên 40 tuổi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau và sưng ở vùng bụng bên trái.
  • Sốt.
  • Buồn nôn.
  • Cảm giác đầy hơi.
  • Co thắt dạ dày.
  • Đau khi đi tiêu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Ăn mất ngon.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay. Phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật đối với các trường hợp nghiêm trọng.

\>>> Xem thêm: Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm túi thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng bên trái [Nguồn: Hoàn Mỹ]

Viêm ruột thừa

Nếu cơn đau bên trái xuất hiện cách rốn khoảng 5cm, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế trong trường hợp cơn đau di chuyển sang vùng bụng bên phải. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:

  • Ăn không ngon.
  • Hay bị tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Sốt ở nhiệt độ >38 độ C.

Tình trạng táo bón

Cơn đau bên trái cũng có thể xuất phát từ tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường liên quan đến Mất nước cơ thể, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc ít hoạt động, vận động. Có một số triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết:

  • Phân trở và khô.
  • Cảm giác rặn mà không thể đại tiện.
  • Sưng bụng.
  • Chảy máu nhẹ ở hậu môn.

Hầu hết các trường hợp táo bón có thể được cải thiện hiệu quả thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, đảm bảo duy trì lượng nước đủ và thực hiện vận động đều đặn hàng ngày. Nếu triệu chứng đau bên trái vẫn không giảm đi, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và nhận liệu pháp điều trị phù hợp hơn.

Sỏi thận

Sỏi thận là các tinh thể rắn được hình thành từ cặn canxi hoặc axit uric, tích tụ trong thận, gây ra những triệu chứng đặc trưng sau:

  • Đau ở vùng bụng bên trái.
  • Đau lưng.
  • Đau ở hông.
  • Tiểu tiện thường xuyên.
  • Nước tiểu có thể lẫn máu.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt từ 38,3 độ C trở lên.

\>>> Xem thêm: Đau bao tử: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bị sỏi thận cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng bên trái [Nguồn: Hoàn Mỹ]

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid [NSAID]. Bệnh lý này có thể gây đau ở vùng bụng trên bên trái và đi kèm với các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Cảm giác nóng rát ở vùng bụng.
  • Mất cân nhanh chóng.

Các vết loét dạ dày có thể tự khỏi, nhưng thường tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu, chảy máu nội, thủng thành dạ dày… Vì vậy, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Viêm ruột

Các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể gây đau ở vùng bụng dưới bên trái. Đây là những bệnh mãn tính, gây sưng, đỏ lớp niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Triệu chứng cụ thể có thể biến thiên tùy theo loại viêm ruột, nhưng phần lớn bao gồm:

  • Cảm giác đầy bụng.
  • Tiêu chảy có máu.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối.
  • Sự sụt cân không kiểm soát.
  • Sốt.
  • Cảm giác ớn lạnh.

Phương pháp điều trị thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc giảm viêm… Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh lý.

\>>> Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Viêm ruột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng bên trái [Nguồn: Hoàn Mỹ]

Sự khác nhau giữa đau bụng bên trái ở nam giới và nữ giới

Ngoài các nguyên nhân đã được đề cập ở trên, đau bên trái ở nam và nữ có thể có nguồn gốc từ các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản.

Bị đau bụng bên trái ở nữ

Cảm giác đau bên trái liên tục, đau quặn và đi kèm với chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của sảy thai [đối với phụ nữ mang thai] hoặc mang thai ngoài tử cung. Các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, và lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây ra đau ở vùng này. Do đó, người bệnh cần quan sát và khi phát hiện các triệu chứng bất thường, nên đi khám sớm.

Bị đau bụng bên trái ở nam

Đối với nam giới, xuất hiện đau bên trái cũng có thể liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng về hệ sinh sản như xoắn tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh. Những bệnh này cần được điều trị kịp thời để bảo vệ khả năng sinh sản của nam giới.

Đau bụng bên trái khi nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp thường sẽ có sự cải thiện về triệu chứng trong vòng 2 – 3 ngày, đặc biệt là trong các tình huống đau do đầy hơi, táo bón… Tuy nhiên, quý bệnh nhân cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ nếu gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột và cực kỳ cấp tính.
  • Sốt cao.
  • Phân kèm máu.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Da và mắt bắt đầu trở nên vàng.
  • Triệu chứng không có sự cải thiện sau 2 ngày.
  • Sụt cân đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Một số biện pháp phòng tránh và cách giảm đau bụng bên trái

Không phải mọi trường hợp đau bụng bên trái đều có thể tránh được, nhưng có một số biện pháp hữu ích có thể giúp giảm thiểu nguy cơ:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và giàu chất xơ để thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước để duy trì sức khỏe của hệ tiết niệu.
  • Tránh vận động quá sức.
  • Giảm căng thẳng và tìm cách thư giãn.
  • Thực hiện tập thể dục đều đặn.
  • Tuân thủ lịch sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đại tràng, sỏi thận…

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến triệu chứng đau bụng bên trái, các nguyên nhân phổ biến và các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ này, bạn đã nhận được nhiều thông tin hữu ích để tự quản lý và chủ động theo dõi sức khỏe của mình, đồng thời thăm khám sớm để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Để có thông tin chi tiết và tư vấn chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Bạn cũng có thể khám phá thêm nhiều thông tin sức khỏe và y học hấp dẫn trong phần Tin tức y tế. Nếu bạn cần tư vấn đặc biệt, xin hãy liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch hẹn TẠI ĐÂY. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và chăm sóc bạn tận tình nhất tại các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Câu hỏi thường gặp

Bầu đau bụng bên trái có sao không?

Thông thường, bị đau bụng dưới bên trái khi mang bầu sẽ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xảy ra đó là mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, sảy thai, tiền sản giật, bong nhau thai, …

Đau bụng bên trái dưới xương sườn là bệnh gì?

Đau bụng bên trái dưới xương sườn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau: Tắc ruột, táo bón, rối loạn tiêu hóa, phình động mạnh chủ, hội chứng ruột kích thích, …

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chủ Đề