Dđường hồ chí minh mới đượ xây dựng khi nào

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản số 7507/BGTVT-CQLXD gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An trả lời kiến nghị cử tri về đẩy nhanh việc thi công tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa để phát triển kinh tế địa phương và tạo liên kết vùng”.

DỪNG THI CÔNG SUỐT CHỤC NĂM RÒNG

Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho thấy dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3950/QĐ-BGTVT ngày 17/12/2007. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2009, dự kiến hoàn thành cuối năm 2011.

Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên dự án phải dừng thi công.

Nhằm tiếp tục thi công hoàn thành toàn tuyến và kết thúc dự án đường Hồ Chí Minh theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Bộ Giao thông vận tải cho biết đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa tại Quyết định số 809/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2023 và giao Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư dự án.

Hiện nay, "Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đang gấp rút triển khai các thủ tục tiếp theo để khởi công xây dựng vào quý 4/2023, hoàn thành dự án trong năm 2025", Bộ Giao thông vận tải khẳng định.

Dự án có mục tiêu tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe, góp phần chia sẻ lưu lượng với các trục dọc vùng Đông Nam Bộ, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

GẦN 2.300 TỶ TÁI KHỞI ĐỘNG ĐOẠN TUYẾN

Theo quyết định phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải, dự án có tổng chiều dài khoảng 73 km, không bao gồm cầu vượt và nút giao với Quốc lộ 22 đã được đầu tư.

Dự án có điểm đầu dự án tại Km10 tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương và điểm cuối tại Km82+750 giao với quốc lộ N2, tức đường Hồ Chí Minh hiện nay, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa được đầu tư nhằm nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng đến Đất Mũ, tỉnh Cà Mau, góp phần chia sẻ lưu lượng giao thông với các trục dọc vùng Đông Nam Bộ. Dự án có tổng mức đầu tư 2.293 tỷ đồng.

Đường mòn Hồ Chí Minh là tuyến đường huyết mạnh của nước ta. Với sự xuất hiện của tuyến này các cửa ngõ giao thông được khai mở, việc di chuyển giữa các tỉnh thành cũng trở nên thuận tiện hơn. Đặc biệt khi có tuyến đường mòn Hồ Chí Minh các dự án của một số tỉnh thành cũng trở nên đắt giá hơn.

Dự Án Đường mòn Hồ Chí Minh ở đâu?

\>>> Xem thêm: Ngã Ba Bắc Nam Thái Nguyên: Tìm Đường Đi Nhanh Chóng, Dễ Dàng

Đường Hồ Chí Minh là một trong bốn con đường giao thông huyết mạch, chạy dọc từ miền Bắc vào cuối miền Nam Việt Nam [Các tuyến còn lại là Quốc lộ 1, Đường cao tốc Bắc – Nam và đường ven biển Việt Nam]. Hiện nay, đường Hồ Chí Minh vẫn còn một số đoạn đang tiếp tục thi công. Một số đặc điểm nổi bật của tuyến đường Hồ Chí Minh

  • Chạy qua vùng núi phía tây với chiều dài khoảng 3.167 km
  • Điểm bắt đầu tại Cao Bằng đi qua các tỉnh miền Trung & Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và kết thúc điểm cuối tại tỉnh cực Nam Cà Mau. Tuyến đường chạy qua tất cả 30 tỉnh thành.
  • Dự kiến, sau năm 2030, đường mòn Hồ Chí Minh sẽ được cải tạo và nâng cấp trở thành cao tốc Bắc – Nam Việt Nam nhánh phía Tây, có quy mô nhỏ hơn nhánh Đông.

Các điểm tiếp giáp đường mòn Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh có những đoạn trùng với các đường cao tốc, tỉnh lộ và quốc lộ sau: Đường tỉnh 203 [Cao Bằng]

  • Quốc lộ 1 [Cà Mau]
  • Quốc lộ 2
  • Quốc lộ 2C
  • Quốc lộ 3
  • Quốc lộ 12B
  • Quốc lộ 21A
  • Quốc lộ 15
  • Quốc lộ 14
  • Quốc lộ 14B
  • Quốc lộ 14E
  • Đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa
  • Đường cao tốc Mỹ An – Rạch Sỏi
  • Quốc lộ 61
  • Quốc lộ 63
    Các điểm tiếp giáp đường mòn Hồ Chí Minh

Quảng Bình là địa phương có hệ thống Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 320 km [[bao gồm nhánh Đông và nhánh Tây].

Đường Mòn Hồ Chí Minh – Con đường nâng tầm giá trị của các dự án Bất Động Sản trên toàn quốc

Đường mòn Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm của Quốc gia có vai trò cực kỳ lớn từ từ lịch sử đến kinh tế – du lịch của Việt Nam.

Đường Mòn Hồ Chí Minh – Con đường nâng tầm giá trị của các dự án Bất Động Sản trên toàn quốc

Điều tiết giao thông

Khi tuyến đường Hồ Chí Minh xuất hiện đã góp phần giúp giảm tải giao thông cho tuyến Quốc lộ 1A. Theo thống kê, lượng xe lưu thông hằng năm trên đường mòn Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao, đặc biệt là các tuyến Hà Nội – Thanh Hóa – Vinh và khu vực Tây Nguyên…Tuyến đường đã tạo sự nên sự liên thông ở khu vực phía Tây và tăng sự liên hệ chặt chẽ giữa ba miền Bắc – Trung – Nam.

Bên cạnh đó, đường Hồ Chí MInh được xem như sợi dây kết nối với các tuyến đường lớn khác như Quốc lộ 13, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, Vành Đai 3, Vành Đai 4,…

\>>> Xem thêm: Ngã Ba Cái Mép Ở Đâu? Cách Di Chuyển Đến Ngã Ba Cái Mép

Kích cầu du lịch

Tuyến đường Hồ Chí Minh đã phá vỡ thế ngõ cụt để đảm bảo giao thông thuận tiện hơn. Người dân có thể dễ dàng di chuyển đến các tỉnh thành từ phía Bắc đến phía Nam, xuống các tỉnh ven biển đặc biệt là có thể kết nối đến các nước bạn Lào, Thái Lan….

Với lộ trình di chuyển thuận lợi, kết nối dễ dàng các tỉnh thành với nhau thì đây chính là ưu điểm lớn cho ngành du lịch. Các điểm tham quan, thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng lân cận có thể hình thành tour liên kết để thu hút khách hàng.

Từ tuyến đường này, du khách có thể dễ dàng ghé thăm các di tích, thắng cảnh nổi tiếng như: Suối Cá thần Mó Ngọc, Thành Nhà Hồ, Vườn Quốc Gia Bến En ở Thanh hóa; Hang Bua, Hang Thẳm Ồm, Suối Khe Thần, Cột Mốc số 0 lịch sử của Đường Trường Sơn, Đền Quả Sơn, Vườn Quốc Gia Pù Mát ở Nghệ An; Ngã Ba Đồng Lộc, Suối nước nóng Sơn Kim, Chùa Tượng Sơn và khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh; khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Hang Tám Cô ở Quảng Bình…

Phát huy tiềm năng kinh tế nâng tầm giá trị các dự án bất động sản

Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu được đưa ra khi xây dựng tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và đến nay, tuyến đường đã phát huy gần như đầy đủ vai trò của mình.

Nước ta có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng để khai thác và phát triển vùng đất giàu tiềm năng ở phía Tây Tổ quốc, đáp ứng xu thế hội nhập của nền kinh tế đất nước. Tuyến đường đã gắn kết các vùng kinh tế trọng điểm như vùng Bác Giát Kinh Tế gồm các tỉnh: TP Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Tây Ninh – Bình Phước – Long An – Tiền Giang, các cảng biển, cửa khẩu trên toàn quốc và các nước trong khu vực.

Phát huy tiềm năng kinh tế nâng tầm giá trị các dự án bất động sản

Từ những lợi ích trên, đường mòn Hồ Chí Minh chính là chìa khóa mở ra tiềm năng lớn cho các dự án bất động sản mà nó đi qua. Sự liên kết giữa các vùng sẽ tạo nên nhịp độ giao thương sôi động, tăng giá trị của những mảnh đất hứa, là cánh cửa mới, cơ hội mới cho các nhà đầu tư.

Meey Map ứng dụng bản đồ số cho nhà đầu tư bất động sản

Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm thông tin các lô đất tại các khu vực vàng, hãy truy cập ngay ứng dụng Meey Map để được cung cấp nhanh nhất thông tin dự án.

Meey Map – Ứng dụng tra cứu bản đồ nền tảng bản đồ tìm kiếm thông tin bất động sản tại 63 tỉnh thành của cả nước, mang đến thông tin về tất cả các dự án một cách nhanh nhất, đáng tin cậy nhất, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường bất động sản qua các giai đoạn.

Chủ Đề