Đề an xây dựng nông thôn mới cấp xã

Thực hiện nội dung công văn số 1892/UBND-KTN, ngày 12/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai lập Đề án và Quy hoạch xây dựng Chương trình nông thôn mới.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010  2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:1. Mục đích, yêu cầu của việc Lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã:a. Mục đích: Làm rõ mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới theo hiện trạng của từng xã; xác định được các nhiệm vụ, khối lượng công việc, kinh phí đầu tư cho chương trình trong từng giai đoạn Đánh giá đúng thực trạng, xác định đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách, cân đối các nguồn lực đảm bảo cho việc xây dựng nông thôn mới có căn cứ khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao.b. Yêu cầu:- Xây dựng nông thôn mới ở xã được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương là chính; khơi dậy tính tích cực, tự giác của cộng đồng dân cư, các thành phần kinh tế để xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước.- Việc lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã phải hướng tới thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn xã và các nguồn lực bổ sung. Với tiêu chí đang có chương trình, dự án triển khai nhưng mức đạt còn thấp do nguồn lực hạn chế thì bổ sung để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới đề ra.- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp uỷ Đảng và Chính quyền xã đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện.- Người dân đóng vai trò là chủ thể trong qúa trình xây dựng nông thôn mới. Các nội dung của Đề án và hoạt động cụ thể của từng hạng mục thực hiện do người dân bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn, đơn vị tư vấn.- Việc thực hiện các nội dung của Đề án chủ yếu dựa vào cơ chế, chính sách hiện hành. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, mỗi địa phương căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, nâng cao khả năng áp dụng ra diện rộng sau này.2. Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình: Theo mục V Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010  2020.3. Về trình tự, thẩm quyền lập, phê duyệt và thực hiện đề án:a. Về lập đề án: Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã do Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã lập. Ban chỉ đạo cấp tỉnh cử chuyên viên ngành liên quan hướng dân lập đề án.Trên cơ sở đề cương hướng dẫn lập đề án nông thôn mới của tỉnh. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, xây dựng đề án đánh giá thực trạng, theo tiêu chí đã được ban hành.Xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tiến hành lấy ý kiến của các cộng đồng dân cư từ thôn, hộ dân, đảm bảo mọi nội dung trong đề án được bàn bạc công khai, dân chủ; Ban quản lý tập hợp ý kiến và hoàn thiện tổ chức thông qua Hội nghị tại xã, tham vấn một số thôn hoàn chỉnh đề án trình UBND huyện phê duyệt.b. Trình tự, tiến độ thẩm định và phê duyệt đề án: Bước 1:Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã trình, xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tỉnh trước khi UBND huyện phê duyệt.Bước 2: Trên cơ sở các ý kiến của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ban chỉ đạo cấp huyện hoàn thiện, phê duyệt đề án.c. Tiến độ lập đề án: Hoàn thành trong năm 2010 và 2011.d. Tổ chức thực hiện đề án được duyệt: Từ năm 2010 - 2020.(Có đề cương nhiệm vụ chi tiết kèm theo)Để việc tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt. UBND tỉnh hướng dẫn cách thức điều tra, lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã theo đề cương được ban hành.Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề chưa phù hợp cần sử đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở NN và PTNT để tổng hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


YÊU CẦU CÁCH THỨC, SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ LẬP ĐỀ ÁN1. Cách điều tra, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí:a. Tiêu chí về quy hoạch:- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả.- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường cấp xã: Rà soát lại đã thực hiện hoặc chưa xây dựng.- Quy hoạch phát triển các khu dân cư: Do Phòng Công thương báo cáo.Kiểm tra lại xem tất các các quy hoạch ngành đã thực hiện có bàn giao lại cho địa phương (xã) không.b. Tiêu chí về hạ tầng:- Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Tổng hợp từ thôn lên.- Về nhà ở nhân dân: Thôn trưởng, Chi bộ của các thôn phải xác minh và cung cấp số liệu mới chính xác.c. Tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất: Phòng Thống kê huyện, như: Hộ nghèo, cơ cấu lao động....- Về thu nhập: Xã phải tự tính và báo cáo, tổ tư vấn phải giúp xã cách tính cho chính xác.d. Tiêu chí về văn hóa - xã hội và môi trường (Giáo dục, y tế, văn hóa): Giao cho các Phòng y tế, giáo dục, văn hóa cung cấp số liệu.Riêng về môi trường: Cần tập trung quan tâm đến vấn đề như tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh, vị trí bố trí khu nghĩa địa hợp lý, kiểm tra giếng nước có đạt yêu cầu về vệ sinh không.e. Tiêu chí về hệ thống chính trị:- Về cán bộ xã đạt chuẩn: Do Phòng Nội vụ cung cấp- Về các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảng bộ, chính quyền..: Do huyện ủy cung cấp.2. Cách làm:- Khảo sát thực tế, xác định rõ địa điểm, địa danh đầu tư, quy hoạch, lựa chọn ưu tiên giải quyết trước mắc và lâu dài, tổ chức thông qua tại thôn góp ý, hoàn chỉnh trước khi trình UBND huyện phê duyệt.- Trọng tâm của Đề án là trả lời được 19 tiêu chí đối với địa phương đạt ở mức độ nào.- Phấn đấu từng tiêu chí như thế nào, cách làm, khi nào đạt, phân công từng cán bộ phụ trách.3. Chốt vấn đề của Đề án:- Mục tiêu của đề án là phải tạo được đột phá trong phát triển nông thôn, phát triển KT-XH theo hướng hàng hóa, văn hóa lành mạnh, thuần phong mỹ tục được bảo tồn, niềm tin nhân dân được tăng lên.- Thu nhập của người dân: Phụ thuộc vào vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Cơ cấu lao động phụ thuộc vào chuyển đổi ngành nghề sao cho phải đạt 40% lao động làm nông nghiệp.Phải giải thích được vì sao tăng thu nhập người dân và vì sao có thể chuyển từ 80-90% lao động nông nghiệp xuống còn 40% lao động nông nghiệp- Về vốn đầu tư: Chủ yếu từ nội lực, vị vậy cách tính toán phải sao cho phù hợp và tiết kiệm.Đối với giao thông phải xác định đâu là được trục xã, đâu là đường thôn xóm, đường nội đồng.Xác định xã có bao nhiêu điển dân cư tập trung, và thực hiện tốt công tác bố trí sắp xếp dân cư để di dời các hộ dân sống rãi rác về các điểm dân cư tập trung.4. UBND xã thành lập Ban quản lý dự án tại xã có tài khoản và con dấu của xã để giao dịch; trên cơ sở nội dung đề án Ban quản lý dự án xã xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện.

Video liên quan