Đề bài - giải bài 1.52 trang 22 sách bài tập toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống

\(\begin{array}{l}8 = {2^3};256 = {2^8};1024 = {2^{10}};\\2048 = 1024.2 = {2^{10}}{.2^1} = {2^{10 + 1}} = {2^{11}}\end{array}\)

Đề bài

a) Lập bảng giá trị của \(2^n\) với n{0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10};

b) Viết dưới dạng lũy thừa của 2 các số sau: 8; 256; 1 024; 2 048.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+Quy ước: \(a^0=1\)

Tính các giá trị của \(2^n\) với n{0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Lời giải chi tiết

a)

+) Với n = 0 thì \(2^n= 2^0 = 1\)

+) Với n = 1 thì \(2^n = 2^1 = 2\)

+) Với n = 2 thì \(2^n = 2^2=2.2 = 4\)

+) Với n = 3 thì \(2^n = 2^3=2.2.2 = 8\)

+) Với n = 4 thì \(2^n = 2^4=2.2.2.2 = 16\)

+) Với n = 5 thì \(2^n = 2^5=2.2.2.2.2 = 32\)

+) Với n = 6 thì \(2^n = 2^6=2.2.2.2.2.2 = 64\)

+) Với n = 7 thì \(2^n = 2^7=2.2.2.2.2.2.2 = 128\)

+) Với n = 8 thì \(2^n = 2^8=2.2.2.2.2.2.2.2 = 256\)

+) Với n = 9 thì \(2^n = 2^9=2.2.2.2.2.2.2.2.2 = 512\)

+) Với n = 10 thì\(2^n = 2^{10}=2.2.2.2.2.2.2.2.2.2 = 1024\)

Ta có bảng sau:

Đề bài - giải bài 1.52 trang 22 sách bài tập toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống

b) Từ bảng trên ta thấy:

\(\begin{array}{l}8 = {2^3};256 = {2^8};1024 = {2^{10}};\\2048 = 1024.2 = {2^{10}}{.2^1} = {2^{10 + 1}} = {2^{11}}\end{array}\)

Lời giải hay