Để bảo quản khoai tây giống người ta thường làm như thế nào

So với hầu hết các loại rau củ khác, khoai tây là loại củ có thể đem bảo quản dễ dàng. Khi được bảo quản đúng cách, khoai tây ngon có thể để được vài tháng. Để giữ được các giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của khoai tây, dù là khoai mua trong siêu thị hay khoai tự trồng, thì việc hiểu rõ quy trình bảo quản khoai tây đúng cách là vô cùng cần thiết.

  1. 1

    Phân loại khoai tây. Sau khi mua khoai ở ngoài hoặc tự đào khoai trong vườn, bạn hãy dành một chút thời gian để phân loại chúng. Hãy lựa riêng những củ có dấu hiệu xấu bên ngoài như bị nứt vỏ và thâm. Những củ này không đem bảo quản được vì chúng sẽ héo nhanh và có thể khiến những củ khoai ngon bị héo theo. Với những củ có dấu hiệu xấu, bạn có thể áp dụng các cách sau:

    • Cắt bỏ phần bị hỏng, nứt hoặc thâm và đem sử dụng phần khoai tây còn lại trong vòng 1-2 ngày.
    • "Cứu" khoai tây (theo hướng dẫn ở dưới) để loại bỏ phần bị hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.
    • Bỏ những củ khoai tây bị hỏng quá nặng hoặc bị héo.

  2. 2

    Bảo quản những củ khoai ngon ở nơi khô và tối. Sau khi phân loại, bạn hãy để khoai ngon ở nơi không có ánh sáng và không ẩm thấp như tầng hầm, hầm rượu, tủ bếp riêng biệt. Độ ẩm và ánh sáng có thể khiến khoai chuyển màu xanh và/hoặc bị héo.

    • Ngoài ra, bạn phải để khoai tây được thoáng khí. Hầu hết khoai tây đều được bán trong túi lưới để không khí có thể lưu thông. Bạn nên để khoai trong túi lưới, không nên cho vào hộp bảo quản kín khí.
    • Nếu bạn tự thu hoạch khoai tây, hãy xếp khoai trong rổ đan hoặc hộp thoáng khí. Nhớ đặt một tờ báo vào giữa từng lớp khoai và lên trên lớp khoai cuối cùng.

  3. 3

    Giữ nhiệt độ lạnh. Khoai tây nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khoai tây nên được để ở nhiệt độ từ 2-4 độ C để bảo quản được lâu. Bảo quản ở nơi lạnh và tối như tầng hầm hoặc hầm rượu là tốt nhất.

    • Lưu ý rằng nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để bảo quản khoai tây và có thể làm mất đi hương vị của khoai. Bạn hãy đọc thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Kiểm tra khoai tây định kỳ để phát hiện dấu hiệu của khoai hỏng. Khi được bảo quản bằng các phương pháp ở trên, khoai tây có thể để đến vài tháng mà không bị hỏng. Tuy nhiên, cứ mỗi vài tuần, bạn nên kiểm tra sơ để phát hiện dấu hiệu khoai gặp "vấn đề". Một củ khoai tây bị héo có thể ảnh hưởng đến những củ xung quanh. Vì vậy, việc sớm loại bỏ những củ khoai hỏng là rất cần thiết. Dấu hiệu của khoai tây bị hỏng bao gồm:

    • Chuyển màu xanh: Khoai tây có màu xanh. Khi để lâu, phần thịt khoai tây sẽ bị mềm và hơi khô. Khoai chuyển màu xanh thường là do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ mới hơi bị xanh, bạn hãy cắt bỏ phần màu xanh bên ngoài trước khi dùng để chế biến món ăn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Mọc mầm: Phần "mầm" giống như chồi bắt đầu mọc ra khỏi củ khoai. Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng khoai bị xanh/mềm. Nếu khoai không quá mềm hoặc xanh, bạn hãy cắt bỏ phần mầm trước khi đem đi chế biến.
    • Khoai héo: Khoai tây có dấu hiệu phân hủy thấy rõ như mùi hôi, kết cấu mềm và/hoặc bị dập. Hãy vứt bỏ những củ khoai héo và cả phần giấy báo tiếp xúc với chúng.

  5. 5

    Cứu khoai tây để bảo quản trong thời gian dài. Nếu muốn bảo quản khoai tây lâu hơn nữa, bạn hãy thử bí quyết dưới đây. Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những củ khoai tây bị hỏng ít hoặc sắp bị héo. Các vết cắt hoặc vết thâm nhỏ thường sẽ lành lại sau khi khoai tây "được cứu". Để cứu khoai tây, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

    • Xếp khoai tây trên một lớp giấy báo và để ở nơi khô và tối.
    • Tăng nhiệt độ lên 10-15 độ C, hơi cao hơn nhiệt độ bình thường để bảo quản khoai tây.
    • Để yên khoai tây ở nơi bảo quản. Sau khoảng 2 tuần, vỏ khoai sẽ dày lên và khô. Lúc này, bạn hãy quét sạch bụi bẩn trên vỏ khoai và đem bảo quản theo hướng dẫn ở trên. Lưu ý nên hạ thấp nhiệt độ xuống một chút khi bảo quản.

  1. 1

    Không rửa khoai tây trước khi bảo quản. Mặc dù việc "rửa sạch" có vẻ sẽ giúp khoai khó bị héo hơn nhưng thực ra không phải vậy. Để khoai tây tiếp xúc với hơi ẩm sẽ rút ngắn thời gian bảo quản và khiến khoai dễ bị héo hơn. Vì vậy, bạn nên giữ cho củ khoai được khô ráo hết mức có thể trước và trong quá trình bảo quản. [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu vỏ khoai bị dính bẩn, bạn hãy để bụi bẩn khô lại rồi dùng bàn chải khô quét các mảng đất lớn đi. Bạn có thể (và nên) rửa sạch khoai ngay trước khi dùng để chế biến món ăn.

  2. 2

    Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Như đã lưu ý ở trên, nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để có thể bảo quản khoai tây được tốt. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong khoai tây biến thành đường, khiến khoai có vị ngọt không ngon. Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh còn ảnh hưởng đến màu sắc của khoai. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu cho khoai vào tủ lạnh, bạn hãy để khoai được ấm dần lên bằng nhiệt độ phòng trước khi dùng để chế biến món ăn. Cách này sẽ giúp làm giảm (nhưng không loại bỏ hoàn toàn) tình trạng đổi màu của khoai.

  3. 3

    Không bảo quản hở khoai tây đã cắt. Khi đã cắt khoai tây ra, bạn nên đem chế biến càng sớm càng tốt. So với lớp vỏ cứng, phần thịt củ lộ ra khó được bảo quản tốt bằng. Nếu lỡ cắt quá nhiều khoai và không thể nấu ngay, bạn hãy cho khoai vào nước lạnh ngập 3-5 cm. Như vậy có thể bảo quản khoai tây thêm được 1 ngày mà không làm thay đổi màu sắc hoặc kết cấu của khoai. [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Không bảo quản khoai tây cùng hoa quả. Nhiều loại hoa quả như táo, lê và chuối tiết ra chất hóa học ethylene. Loại khí này đẩy nhanh quá trình chín (bạn sẽ thấy hoa quả thường chín nhanh hơn khi đặt chung một chỗ). Khí ethylene có thể khiến khoai nảy mầm sớm nên bạn hãy bảo quản hoa quả riêng.

  • Nếu mùa xuân đến và trong vườn vẫn còn khoai tây sót lại, bạn hãy dùng chúng để trồng vụ khoai mới.
  • Nếu khoai tây bị ngọt trong quá trình bảo quản, bạn hãy chuyển chúng sang nơi ấm hơn (nhưng vẫn phải tối và khô) khoảng 1 tuần trước khi dùng để chế biến. Đường trong khoai tây sẽ bắt đầu chuyển hóa lại thành tinh bột và giảm vị ngọt. [7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 10 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 31.888 lần.

Chuyên mục: Trái cây và rau củ

Trang này đã được đọc 31.888 lần.

Để bảo quản khoai tây giống người ta thường làm như thế nào

Thu hoạch khoai tây (Nguồn: Internet).

Thời điểm thu hoạch khoai tây được xác định khi có từ 80% số lá trên thân chuyển vàng. Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước từ 15 – 20 ngày, nếu mưa thì phải tháo kiệt nước.

1. Thu hoạch

Thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày nên cắt cách gốc 15 – 20 cm (ruộng giống cắt toàn bộ thân lá) thì củ khoai tây sẽ không bị xây xát, mã củ đẹp dễ bán, bảo quản tốt.

Khi thu hoạch nên phân loại củ ngay tại đồng ruộng, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt đưa về nơi lưu giữ, bảo quản.

2. Bảo quản khoai tây

– Bảo quản khoai tây không mọc mầm trong điều kiện tự nhiên:

Bình thường sau khi thu hoạch, ở điều kiện khí hậu không thuận lợi cho việc bảo quản thì khoai tây chỉ để được tối đa không quá 2 tuần là khoai tây giảm chất lượng và có thể mọc mầm.

Để bảo quản được tốt, trước tiên chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn. Khoai tây đã lựa chọn không được rửa trước khi đưa vào bảo quản.

+ Thời gian bảo quản trong khoảng 2 tháng (khoảng 10 độ C): Để khoai tây ở nơi tối, thoáng mát. Không nên bảo quản chung với các loại nông sản khác. Không cất trữ khoai trong túi nilon hay trong hộp, thùng kín. Giữ khoai tây hoàn toàn tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên để khoai không bị chuyển sang màu xanh và mọc mầm. Thường xuyên kiểm tra khoai đang được bảo quản để loại bỏ những củ thối và những củ đang xuất hiện màu xanh trên bề mặt củ.

Theo kinh nghiệm dân gian, với lượng khoai tây ít người dân thường dải khoai tây xuống gầm giường, tủ hoặc để trên sàn góc nhà, góc bếp. Nếu lượng khoai tây nhiều: cho khoai tây vào bao tải dứa có đục lỗ thủng cho lưu thông không khí trong bao và môi trường bên ngoài. Xếp 1 – 3 lớp bao chồng lên nhau ở nơi thoáng mát, cao ráo, không có ánh sáng trực tiếp.

+ Thời gian bảo quản khoảng 3 – 4 tháng: Nên vùi kín củ khoai trong cát khô. Tuy nhiên chỉ áp dụng được với lượng ít.

– Bảo quản khoai tây trong nhà lạnh:Hiện nay, để bảo quản củ khoai lâu trên 4 tháng (có thể bảo quản trong vòng 1 năm), người ta bảo quản trong kho lạnh. Khoai tây bảo quản trong nhà lạnh được đóng vào bao tải dứa có đục lỗ thủng như trên và đưa vào xếp trong nhà lạnh. Kho lạnh luôn có nhiệt độ ổn định 8 10 độ C. Khoai tây bảo quản trong kho lạnh thường được sử dụng làm giống cho vụ sau.

Video liên quan