Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2022 của Đại học Bách khoa. Là kỳ thi rất HOT đang được nhiều trường đại học và báo chí nhắc nhiều trong những năm gần đây, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng chứng minh được chất lượng của mình. Một trong những điểm mới của kỳ thi đánh giá tư duy năm nay so với năm 2021 là thời gian thi kéo dài từ 180 phút lên 270 phút. Năm 2022, kết quả bài thi đánh giá tư duy được dùng riêng và tăng chỉ tiêu lên rất mạnh: chiếm đến 60 – 70% trong tổng số 7500 chỉ tiêu.

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa
đề thi đánh giá tư duy

Bài thi đánh giá tư duy được cấu trúc dựa trên việc đánh giá các khả năng của thí sinh:

+ Vận dụng kiến thức môn Toán ở cấp THPT để giải quyết các vấn đề thực tế;

+ Vận dụng các kiến thức Lý, Hóa, Sinh để đánh giá sự hiểu biết về Khoa học tự nhiên của thí sinh;

+ Đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh;

+ Đánh giá năng lực đọc – hiểu về khoa học kỹ thuật của thí sinh.

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

Bài thi tổ hợp gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Về cấu trúc bài thi: Bài thi gồm 2 phần (Phần bắt buộc và Phần tự chọn) trong 270 phút.

+ Toán (90 phút): Tự luận 3 bài (đánh giá khả năng trình này, quy trình giải); trắc nghiệm khách quan 25 câu.

+ Đọc hiểu (30 phút) chủ yếu là bài luận dài về kỹ thuật công nghệ (năng lượng gió, năng lượng, mặt trời, virut covid) – kiểm tra khả năng đọc hiểu.

+ Tự chọn 1: Khoa học tự nhiên (90 phút): nội dung kiến thức trong chương trình THPT, gồm Lý – Hóa – Sinh . Sử dụng 1 đầu điểm cho tổ hợp KHTN.

+ Tự chọn 2: Tiếng Anh (có thể thi chiều – 60p): sự phân loại nhiều hơn kỳ thi THPT (Có thể quy đổi từ IELTS)

Khi dự thi, thí sinh có thể chọn 3 tổ hợp thi và xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường hoặc những trường có sử dụng điểm của kỳ thi này.

+ K01: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 (Khoa học tự nhiên).

+ K02: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 2 (Tiếng Anh).

+ K00: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 + Tự chọn 2.

Đối với phần tự chọn 1, các môn khoa học tự nhiên là một điểm mới trong năm 2022. Phần này nhằm đánh giá am hiểu của thí sinh về kiến thức THPT, tránh việc học tủ, học lệch.

Bài thi sẽ được tính theo thang điểm 30, với những thí sinh thi đủ 4 phần sẽ đạt tối đa 40 điểm và sẽ được quy đổi về thang 30 điểm để công bố (trường nhân hệ số 2 có thể lên thang 40-50 sẽ quy đổi về thang 30 điểm để công bố).

Về hình thức, để các thí sinh không bỡ ngỡ, bài thi đánh giá năng lực được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của các sĩ tử.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu: Đề thi đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa - ĐHQG Hà Nội năm 2022 lần 1 có đáp án.

Trong bài viết này thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc phần thi môn Toán trong Đề thi đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa - ĐHQG Hà Nội năm 2022 lần 1. Đề thi gồm 27 câu với 25 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận xoay quanh kiến thức môn Toán ở bậc THPT.

Khác với đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Bách Khoa tích hợp tất cả các kiến thức được học ở bậc THPT bao gồm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 kèm theo đó là rất nhiều bài toán ứng dụng thực tế. Do đó để có thể giải tốt đề này các bạn cần phải nắm vững kiến thức môn Toán lớp 10, 11 và 12. 

Hi vọng với tài liệu này, các bạn sẽ học tập được những bổ ích để chuẩn bị thật tốt cho kỳ đánh giá năng lực sắp tới. Chúc các bạn học tốt!

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

  • Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với Đề thi đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2022 sẽ giúp học sinh ôn luyện đề thi ĐGNL đạt kết quả tốt.

Tải xuống

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đề thi Đánh giá năng lực năm 2021 - 2022

Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN 1: BÀI THI BẮT BUỘC

I – Đọc hiểu văn bản. 

Chụp ảnh bằng sóng siêu âm

Khi mang thai, đa số các phụ nữ đều đi chụp ảnh bằng siêu âm để xem tình trạng thai nhi, đặc biệt để kiểm tra các dị tật, sự phát triển của thai hay xác định giới tính. Tuy kết quả thu được là một tờ giấy có in ảnh rõ ràng, nhưng ít ai nói là chụp ảnh bằng siêu âm mà chỉ nói gọn là siêu âm, thí dụ hỏi: Siêu âm chưa? Siêu âm con trai hay con gái? Vậy siêu âm là gì và chụp ảnh bằng siêu âm dựa trên cơ chế gì? 

Sóng âm là sự truyền dao động cơ trong môi trường khí, lỏng cũng như rắn. Sóng âm cỏ tần số 20.000 Hz đén 109 Hz gọi là sóng siêu âm. với tần sổ cao như vậy. người ta dễ tạo tia sóng siêu âm mảnh đi thẳng như một tia sáng. Tuy sóng siêu ám là sóng cơ (sóng đàn hồi), về bàn chất hoàn toàn khác với ánh sáng là sóng điện từ nhưng việc truyền tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng. Thí dụ về quang học. ta xét một tia sáng chiếu xuống một hồ nước. Khi đến mặt phân cách giừa không khí và nước, tia sáng bị phản xạ một phần, một phần bị khúc xạ. Nếu nước trong, ta có thể nhìn thấy đáy hồ. Đó là do ảnh sảng đến đáy hồ phàn xạ lại đến mắt ta. 

Nhìn vào cơ thể người bàng tia siêu âm cùng tương tự như nhìn vào cải hồ bằng tia sáng. Thật vậy, cơ thể người chứa nhiều nước và tia siêu âm rất dễ dàng đi vào môi trường như vậy không khác gi tia sáng chiểu vào hồ nước. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể cỡ 1.500 mét giây, nhưng tùy thuộc chất liệu chỗ nhiều nước, chỗ nhiều mỡ, chỗ nhiều thịt v.v. mà tốc độ đó thay đổi cỡ cộng trừ 60 mét/giây. Điều quan trọng là khi đi qua mặt phân cách giừa hai bộ phận của cơ thể do chất liệu khác nhau, nên tia siêu âm bị phản xạ không nhiều thì ít. Sau khi bị phản xạ ở mặt phân cách, tia siêu âm đi thẳng bị yếu đi, lại tiếp tục hành trinh, nếu gặp mặt phân cách khác lại bị phản xạ, bị yếu đi và lại tiếp tục đi... Sau một số lần phản xạ như thế. đến một lúc tia siêu âm đi thẳng quá yếu, xem như bị tắt hẳn. Đối với cơ thể người, do cơ chế mồi lần phản xạ bị yếu đi như vậy nên tia siêu âm đi vào cơ thể chi vài chục centimet xem như bị tắt. Nhưng chính nhờ cơ chế bị phản xạ nhiều lần này mà mảy chụp ảnh siêu âm cỏ thể chụp được ảnh bên trong cơ thể đển độ sâu vài chục centimet. 

Trong một máy chụp ảnh siêu âm. bộ phận quan trọng nhất là bộ phận đầu dò gồm bốn viên áp điện được đặt trên hình trụ quay được. Mỗi viên áp điện có thể phát ra các xung sóng siêu âm đồng thời thu được các xung sóng siêu âm phản xạ từ các mô, các bộ phận trong cơ thể. Trong mỗi giây đồng hồ. chu trình thu, phát lặp lại đến 400 lần. 

Quy trình chụp ánh của máy chụp ảnh siêu âm có thể phân ra ba giai đoạn như sau

a, Phát ra sóng siêu âm: Máy phát ra xung điện dẫn đến viên áp điện. viên áp điện phát xung siêu âm với tần số nhất định. 

b, Các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng: Mỗi khi chùm siêu âm đi từ môi trường này sang môi trường kia, bị phản xạ (một phần) ở mặt phân cách. Khi viên áp điện nhận được tiếng vọng (sóng siêu âm phản xạ), viên áp điện biến siêu âm thành xung điện. có thể gặp nhiều mặt phân cách có nhiều tiếng vọng. Máy phân tích thời gian giữa xung điện phát ra và các xung điện dp phản xạ gây nên để từ đó tính các khoảng thời gian và các khoảng cách đến các mặt phản xạ. 

c, Quét tia siêu âm để dựng ảnh: Các viên áp điện dịch chuyển theo nhịp độ quay của hình trụ gắn các viên áp điện. Máy căn cứ vào các số liệu về khoảng cách và tốc độ truyền siêu âm để dựng lên hình ảnh. 

Do những đặc điểm truyền và phản xạ sóng siêu âm, nên các máy chụp ảnh bằng siêu âm thường không phải là vạn năng mà là chuyên dụng (như máy chụp ảnh siêu âm dùng cho thai nhi. máy chụp ảnh siêu âm dùng để chụp gan. máy chụp ảnh siêu âm đo loãng xương, v.v.) Ưu điểm rất lớn của phép chụp ảnh bằng tia siêu âm là ít độc hại so với chụp ảnh tia X hay chụp ảnh bằng tia phóng xạ. 

Câu 1. Ý chính của bài viết trên là gì? 

A. Các bộ phận cấu tạo chính của máy chụp ảnh siêu âm. 

B. Cơ chế tạo ảnh và nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh siêu âm. 

C. Sự so sánh giữa quá trình chụp ảnh siêu âm và chụp ảnh quang học. 

D. Những ưu điểm nổi bật của máy chụp ảnh siêu âm. 

Câu 2. Trong đoạn 2 và đoạn 3, tác giả có ý gì khi nhắc đến sóng siêu âm và sóng ánh sáng? 

A. So sánh tốc độ truyền trong chất lỏng của hai loại sóng này. 

B. So sánh chất lượng hình ảnh của hai phương pháp tạo ảnh. 

C. Khẳng định sự giống nhau về cơ chế tạo ảnh của hai loại sóng này. 

D. Khẳng định sự giống nhau về bản chất cùng là sóng cơ của hai loại sóng này. 

Câu 3. Cụm từ “tốc độ đó” dùng để chỉ khái niệm nào dưới đây? 

A. Tốc độ ánh sáng trong chất lỏng. 

B. Tốc độ phản xạ ở mặt phân cách. 

C. Tốc độ khúc xạ của ánh sáng. 

D. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể. 

Câu 4. Theo đoạn 3, vì sao tia siêu âm bị tắt khi lan truyền vào cơ thể người? 

A. Sóng siêu âm bị khúc xạ nhiều lần khi đi vào cơ thể. 

B. Công suất phát sóng siêu âm đi vào cơ thể không lớn. 

C. Sóng siêu âm bị tắt khi lan truyền theo đường thẳng trong môi trường chất lỏng. 

D. Phản xạ xảy ra liên tục tại các mặt phân cách giữa các bộ phận trong cơ thể. 

Câu 5. Câu nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nội dung của bài đọc? 

A. Sự lan truyền của tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng. 

B. Cơ chế tạo ảnh của máy siêu âm dựa trên phản xạ của sóng siêu âm ở các mặt phân cách. 

C. Sóng siêu âm và sóng ánh sáng có cùng bản chất là sóng điện từ. 

D. Sóng siêu âm là sóng âm với tần số từ 20.000 Hz đến 109 Hz. 

Câu 6. Ý nào dưới đây thể hiệu đầy đủ vai trò của tấm áp điện trong đầu dò của máy siêu âm? 

A. Thu sóng siêu âm với tần số thấp. 

B. Thay đổi tần số của sóng siêu âm phản xạ đạt cực đại. 

C. Phát ra sóng siêu âm và thu sóng siêu âm phản xạ về. 

D. Phát ra sóng siêu âm với tần số cao. 

Câu 7. Bước nào sau đây KHÔNG được nêu trong quá trình các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng? 

A. Chùm siêu âm bị phản xạ ở mặt phân cách. 

B. Viên áp điện biến siêu âm thành xung điện. 

C. Thông số về tốc độ truyền siêu âm được sử dụng để dựng hình ảnh. 

D. Các khoảng thời gian và khoảng cách đến các mặt phản xạ được đo lường. 

Câu 8. Các ý trong “Quy trình … lên hình ảnh” (phần 3 ý a, b, c) được sắp xếp theo trình tự nào? 

A. Từ ít quan trọng nhất đến quan trọng nhất. 

B. Từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. 

C. Theo trình tự không gian. 

D. Theo trình tự thời gian. 

Câu 9. Ưu điểm của phương pháp chụp ảnh siêu âm được nhắc đến trong bài là gì? 

A. Ít độc hại so với chụp ảnh bằng tia phóng xạ. 

B. Máy siêu âm có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo. 

C. Ảnh chụp bằng sóng siêu âm cho độ sắc nét cao. 

D. Có thể chế tạo máy chụp ảnh siêu âm vạn năng. 

Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia - nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ờ Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) - đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng... trên khắp Bắc Cực sẽ bị ành hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD. 

Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ớ Bẳc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ờ Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thê giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển. 

Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phỏng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khi metan ở Bắc Cực - Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. "Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chi tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính". Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu. 

Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bời nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên. 

Băng Bắc Cực còn ảnh hường đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trinh này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới. 

Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp - nơi cỏ nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên cùa làng Russkoye Ustye (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cữu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ". 

Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi. 

Câu 10. Ý chính của bài viết trên là gì? 

A. Tranh cãi chủ quyền và lợi ích kinh tế giữa các quốc gia ở Bắc Cực. 

B. Nguyên nhân của hiện tượng khí hậu ấm lên ở Bắc Cực. 

C. Khủng hoảng khí hậu tại Bắc Cực và những hệ luỵ. 

D. Thiệt hại kinh tế do hiện tượng khí hậu ấm lên ở Bắc Cực. 

Câu 11. Theo đoạn 2 của bài viết, phần lớn lượng carbon ở Bắc Cực nằm ở đâu? 

A. Trong sinh khối động vật. 

B. Trong sinh khối thực vật. 

C. Trong khí quyển. 

D. Trong lòng đất. 

Câu 12. Cụm từ “dữ liệu vệ tinh” trong đoạn 3 để chỉ loại dữ liệu về điều gì? 

A. Dữ liệu về độ bao phủ băng. 

B. Dữ liệu về nồng độ khí nhà kính. 

C. Dữ liệu về lượng carbon ròng. 

D. Dữ liệu về nền nhiệt độ cao. 

Câu 13. Theo đoạn 3, có thể kết luận gì về các khí nhà kính? 

A. Chúng được tạo ra ở một nơi nhưng có thể gây tác động ở nơi khác. 

B. Chúng chỉ tồn tại cục bộ tại một số khu vực nhất định. 

C. CHúng có nồng độ tập trung cao hơn ở các vùng cực. 

D. Chúng do hai thủ phạm chính gây ra là băng tan và cháy rừng. 

Câu 14. Ở đoạn 4, tác giả so sánh lớp băng bao phủ vùng cực với “tấm gương khổng lồ” nhằm mục đích gì? 

A. Minh hoạ cho sự thật rằng các vùng này có quá ít đất liền, chủ yếu được đại dương bao phủ. 

B. Nhấn mạnh vẻ đẹp tráng lệ của các vùng cực mà không khu vực địa lí nào khác có được. 

C. Lý giải tạo sao nơi này không nhận được nhiều ánh sáng mặt trời như những khu vực khác. 

D. Minh hoạ cho một đặc điểm khiến khí hậu các vùng cực vô cùng lạnh giá. 

Câu 15. Khí hậu ấm lên ở vùng cực ảnh hưởng thế nào tới nền khí hậu chung của Trái Đất? 

A. Phá vỡ vòng tuần hoàn nhiệt trên hành tinh. 

B. Phá vỡ vòng tuần hoàn nước trên hành tinh. 

C. Phá vỡ vòng tuần hoàn carbon trên hành tinh. 

D. Phá vỡ vòng tuần hoàn không khí trên hành tinh. 

Câu 16. Từ “lãnh nguyên” là khái niệm chỉ điều gì? 

A. Một dạng địa hình. 

B. Một dạng sinh thái. 

C. Một dạng khí hậu. 

D. Một dạng địa chất. 

Câu 17. Bài viết đề cập tới ngôi làng Russkoye Ustye nhằm minh hoạ điều gì? 

A. Người dân hưởng lợi từ việc canh tác nông nghiệp trên mảnh đất trước kia toàn băng.

B. Biến đổi khí hậu vùng cực đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân bản địa. 

C. Biến đổi khí hậu khiến tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng thời tiết ngày càng tăng. 

D. Giao thông đi lại tại một số nơi vùng cực đang trở nên thuận lợi hơn nhờ băng tan.

Câu 18. Tại sao các chính trị gia có vẻ đang làm ngơ trước thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng cực? 

A. Họ quan tâm tới những lợi ích kinh tế và địa chính trị tại các nơi này hơn. 

B. Họ cho rằng những nơi này quá xa xôi và không có giá trị kinh tế chính trị. 

C. Họ quan tâm tới các vấn đề đời sống xã hội cấp bách hơn ở quốc gia của họ. 

D. Họ ghi ngờ các kết luận khoa học về sự biến đổi khí hậu tại các vùng cực. 

Câu 19. Ở cuối bài viết, tác giả bày tỏ thái độ gì? 

A. Bàng quan. 

B. Hoài nghi. 

C. Bức xúc. 

D. Lạc quan.

.......................................

.......................................

.......................................

Đề thi Đánh giá năng lực Đại học Bách Khoa Hà Nội gồm có 32 trang. Trên đây tóm tắt 5 trang trong đề thi, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Tải xuống

Tham khảo thêm đề thi đánh giá năng lực của các trường Đại học khác:

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa

Đề đánh giá năng lực đại học bách khoa