Để nhận biết khí CO 2 ta dùng dung dịch nào sau đây

Để phân biệt co2 và so2 chỉ cần dùng thuốc thử là gì ?

TC-Chemistry, Thầy Liêm
2021-12-26T10:11:57+07:00 2021-12-26T10:11:57+07:00 https://www.hoahoc24h.com/cau-hoi/tong-hop/de-phan-biet-co2-va-so2-chi-can-dung-thuoc-thu-la-gi-16.html https://www.hoahoc24h.com/uploads/cau-hoi/2019_08/phan-biet-so2-va-co2.jpg
Hóa Học 24H https://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-123.webp
Thứ bảy - 25/04/2020 22:17
Để phân biệt co2 và so2 chỉ cần dùng thuốc thử gì là câu hỏi được nhiều bạn ôn thi thpt quốc gia tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp các bạn kiến thức đầy đủ để phân biệt co2 và so2 chứ không chỉ là chọn đáp án là xong các bạn nhé. Câu hỏi trên sẽ biến đổi thành nhiều câu hỏi khác mà có thể đánh lừa nhiều bạn học sinh trong phổ 6-8 điểm.
Để nhận biết khí CO 2 ta dùng dung dịch nào sau đây
Phân biệt SO2 và CO2

Để phân biệt co2 và so2 chỉ cần dùng thuốc thử là gì ?

A. Nước Brôm.
B. CaO.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch Ba(OH)2

Để phân biệt co2 và so2 chỉ cần dùng thuốc thử là những chất oxi hóa mạnh như Br2, KMnO4, I2, H2O2 . . .


Xem thêm: Thuốc thử nhận biết SO2 và CO2 là gì ?
Để nắm rõ hơn những biến đổi của câu hỏi trên, các em có thể Click vào link ở bên trên nhé. Trong bài đó, chúng tôi đã đề cập tới phân biệt co2 và so2 sử dụng dung dịch KMnO4.

Trong câu hỏi ngày hôm nay chúng ta sẽ không có đáp án KMnO4 nữa, vậy dùng chất nào để có thể phân biệt co2 và so2 được ?
Những bạn nào đã đọc qua bài viét trước đây thì chắc chắn sẽ chọn được đáp án bằng phương pháp loại trừ hoặc chọn chính xác được chất đó luôn rồi.
Tuy nhiên, để giúp học sinh thpt hiểu rõ hơn thì bài viết này sẽ phân tích giúp các em nắm được bản chất cũng là yêu cầu cuối cùng mà người ra đề yêu cầu học sinh cần nắm được.
Khi phân tích khí co2, học sinh lớp 8 có thể biết được đây là một oxit axit và cacbon trong hợp chất trên có hóa trị IV số hóa trị là 4 và số oxi hóa là +4 như vậy là cao nhất của cacbon mà các em cần biết rồi. Do vậy, cacbon không thể tăng hóa trị thêm được nữa cũng tương đương với khả năng nhường electron để trở thành chất khử là không thể. Từ đó, hợp chất co2 khi gặp chất oxi hóa mạnh cỡ nào đi chăng nữa thì cũng không thể hiện được tính khử nên khó có thể nhận biết được bằng nước brom hay NaOH thậm chí CaO cũng khó nhận ra được sự có mặt của CO2 nếu như không thực hiện những bước cần thiết khác.
Như vậy, CO2 có thể sử dụng được CaO hoặc Ba(OH)2 để nhận biết.
Khi phân tích khí so2, học sinh lớp 8 cũng biết được lưu huỳnh trong hợp chất trên có hóa trị IV, số hóa trị là 4 tương đương với số oxi hóa là +4. Nhưng khác với co2, so2 còn có một mức oxi hóa cao hơn nữa là +6 như vậy nếu gặp chất oxi hóa mạnh nó có thể nhường thêm 2 electron để tăng số oxi hóa của mình lên.
Bên cạnh đó, so2 cũng là một oxit axit nên tác dụng được với bazơ, oxit bazơ như co2. Do vậy, khi sử dụng cách nhận biết tương tự như co2 là khó có thể nhận biết ra được.
Khi quay trở lại đáp án, chúng ta có ngay nước brom là một dung dịch có tính oxi hóa cao do vậy khi sục so2 vào dung dịch nước brom trên thì sẽ xuất hiện phản ứng giữa so2 và dung dịch Br2. Bình thường, dung dịch nước brom sẽ có màu vàng nhưng khi sục khí so2 vào thì sẽ xuất hiện phản ứng làm mất màu dung dịch brom.
Để nhận biết khí CO 2 ta dùng dung dịch nào sau đây
Phương trình phản ứng của so2 làm mất màu dung dịch nước brom như sau:
SO2 + Br2 + 2H2O = H2SO4 + 2HBr
Cũng làm tương tự như vậy với CO2 thì chúng ta sẽ không thu được hiện tượng nào sau khi thổi. Do vậy, sử dụng nước brom sẽ dễ dàng phân biệt được co2 và so2.
Để nhận biết khí CO 2 ta dùng dung dịch nào sau đây

Đáp án: A. Nước Brôm là đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Ngoài ra, như phân tích ở trên thì trong đáp án có thể thay đổi với nhiều chất khác nhau nhưng chung quy lại học sinh vẫn phải chọn những chất oxi hóa đủ mạnh để oxi hóa SO2 thành H2SO4 khi đó chúng ta sẽ phân biệt được đâu là co2 đâu là so2 một cách dễ dàng. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề khi phân biệt khí co2 và so2 nên khi lựa chọn phương án cho phân biệt hai chất khí trên chúng ta thường ưu tiên những chất oxi hóa mạnh.

Tác giả: TC-Chemistry, Thầy Liêm