Đề thi ngữ văn giữa học kì 1

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Xem chi tiết

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 bao gồm 5 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đặc tả, đây là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 muốn củng cố kiến thức môn Ngữ Văn. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 5 đề thi và đáp án.

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 năm 2023 số 1

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 6

Mức độ

Lĩnh vực

nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số

  1. Đọc hiểu văn bản

- Ngữ liệu: Văn bản

truyện đồng thoại.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn trích văn bản.

- Tên văn bản, tác giả, ngôi kể, biện pháp tu từ, từ láy

- Tác dụng của từ láy

- Nội dung, ý nghĩa đoạn trích

- Rút ra bài học;

- Giải quyết tình huống.

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

3

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

5

5.0

50%

II. Tạo lập văn bản

Tạo lập một bài văn kể về một trải nghiệm

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

3

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%

6

10.0

100%

ĐỀ THI GIỮA KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

... “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ...

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể.

2. Đoạn trích trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào?

3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong câu sau: Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

4. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn.

5. Em học hỏi được gì từ Dế Mèn qua đoạn trích trên?

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

Đoạn trích trên thuộc văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài. Văn bản được chọn lọc trong chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".

Ngôi kể thứ nhất

0,5

0,5

2

Các biện pháp tu từ:

- So sánh

- Nhân hoá

1,0

3

-Phanh phách

- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ, đầy sức sống, khiến cho hình ảnh Dế Mèn hiện lên một cách sinh động.

0,5

0,5

4

Học sinh nêu được vẻ đẹp về ngoại hình và hành động của chàng Dế Mèn theo định hướng sau:

+ Vẻ đẹp trẻ trung, cường tráng, khỏe mạnh,…

+ Hành động nhanh nhẹn, dứt khoát,..

0,5

0,5

5

Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn, sát hợp từ đoạn văn theo định hướng sau:

Phải ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực.

1,0

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 năm 2023 số 2

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết thể loại truyện cổ tích, lời người kể chuyện.

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu.

Thông hiểu:

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa của văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

  1. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.

Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.

Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:

- Chát quá!

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:

- Cứng quá!

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

(Nguồn : https://www.cotich.net )

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Truyện Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại nào?

  1. Truyện cổ tích.
  1. Truyện đồng thoại.
  1. Truyền thuyết.
  1. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

  1. Lời của nhân vật cậu bé .
  1. Lời của người kể chuyện.
  1. Lời của nhân vật người mẹ.
  1. Lời của cây vú sữa.

Câu 3. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

  1. Vì ham chơi, không nghe lời mẹ.
  1. Vì thích la cà, dạo chơi.
  1. Vì bị mẹ mắng, cậu giận mẹ.
  1. Vì không thích ở nhà.

Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả cuộc sống khi được mẹ chăm sóc?

  1. Cơm no áo ấm.
  1. Ăn cần ở kiệm.
  1. Ăn đói mặc rách.
  1. Ăn chay nằm đất.

Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của người mẹ?

  1. Vì cậu bé không nghe lời.
  1. Vì lo lắng không biết cậu bé ở đâu.
  1. Vì quá đau buồn và kiệt sức.
  1. Vì mãi trông ngóng cậu bé trở về.

Câu 6. Điều gì khiến cậu bé oà lên khóc?

  1. Cậu đói, rét và bị bắt nạt.
  1. Đi lâu cậu nhớ đến mẹ.
  1. Lâu quá cậu mới được ăn.
  1. Cậu hiểu được ý câu nói của cây.

Câu 7. Giải thích nào phù hợp với chi tiết: Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây.

  1. Cậu bé về nhà không thấy mẹ.
  1. Cảm thấy thân cây như bàn tay mẹ.
  1. Nhìn thấy mặt lá đỏ hoe.
  1. Vì cậu không còn ai chăm sóc.

Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây vú sữa?

  1. Khuyên nhủ con phải biết vâng lời mẹ.
  1. Giải thích nguồn gốc cây vú sữa.
  1. Phê phán việc không nghe lời mẹ.
  1. Sự hối hận của người con.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hoá thân thành cây xanh người mẹ trong truyện?

II.VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình.

------- Hết ------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

B

0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

- Nêu lí do dẫn đến sự hoá thân của người mẹ.

- Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này.

1,0

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

  1. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết.

0,25

  1. Kể lại câu chuyện

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu truyện.

- Các sự kiện chính trong truyện: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- .Suy nghĩ về câu chuyện đã kể.

2.5

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

  1. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 năm 2023 số 3

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (cổ tích)

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian ( cổ tích)

Nhận biết:

- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại …; chi tiết tiêu biểu.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

Thông hiểu:

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Tích hợp tiếng Việt

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

-Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được văn bảnthuyết minh thuật lại một sự kiện. Nêu rõ tên sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan chân thực các quá trình của sự kiện, kết quả và những tác động của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

  1. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[...]Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.

Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thản, bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:

– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?

Cả hai anh em cùng nói như reo lên:

– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!

Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.

(Trích Bà cháu- NXB Giáo dục 1983 )

Câu 1. Truyện ”Bà cháu” thuộc thể loại nào? (Nhận biết)

  1. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại

Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)

  1. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
  1. Ngôi thứ ba. D. A và B đều đúng.

Câu 3. Vì sao hai anh em sống trong giàu có mà vẫn không thanh thản? (Nhận biết)

  1. Vì hai anh em cần có bà sống chung.
  1. Vì hai anh em thiếu tình yêu thương của bà.
  1. Vì hai anh em thấy cô đơn .
  1. Vì cô em rất nhớ bà.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì? (Thông hiểu)

  1. Tình yêu quê hương.
  1. Tình cảm gia đình.

C.Tình yêu thiên nhiên.

D.Tình làng nghĩa xóm.

Câu 5. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng phẩm chất của hai anh em trong câu chuyện? (Thông hiểu )

  1. Lòng hiếu thảo.
  1. Lòng thương người.
  1. Lòng dũng cảm.
  1. Lòng biết ơn.

Câu 6. Chi tiết “Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại” thể hiện tâm trạng gì của hai anh em? (Thông hiểu)

  1. Thất vọng, hụt hẫng.
  1. Vui vẻ, hạnh phúc.
  1. Niềm khát khao bà được sống lại.
  1. Cả A, B,C đều đúng .

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Bà cháu? (Thông hiểu)

  1. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
  1. Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt.
  1. Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.
  1. Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết .

Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu: “Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải”. (Thông hiểu)

  1. Sống giữa cung điện cao vọi.
  1. Cung điện cao vọi.
  1. Nhiều lúc.
  1. Giữa cung điện.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện. (Vận dụng)

Câu 10. Chi tiết “Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà.” có ý nghĩa gì? (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại câu chuyện “Em bé thông minh” bằng lời văn của em.

- Hết ---

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

- Tình bà cháu vô cùng thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng

1,0

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

0,25

  1. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

0,25

  1. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

2.5

- Cần chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ ba.

- Giới thiệu nhân vật , hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến kết thúc một cách hợp lí.

- Thể hiện được các yếu tố kì ảo.

- Nêu được cảm nghĩ của em về câu chuyện.

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

  1. Sáng tạo: Lời kể sinh động, sáng tạo hấp dẫn người đọc.

0,5

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn sách cũ

I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)

* Đọc kỹ đoạn văn sau, trả lời các câu hổi sau:

“Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút.[ ...]. Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.”

1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện nào? (0.5 điểm)

  1. Truyền thuyết; B. Cổ tích; C. Truyện cười; D. Truyện cổ dân gian.

2. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể nào? (0.5 điểm)

  1. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Cả A và B

3. Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong cây bút thần là gì? (0.5 điểm)

  1. Thay đổi hiện thực.
  1. Sống yên lành.
  1. Thoát khỏi áp bức bóc lột.
  1. Về khả năng kì diệu của con người.

4. Lập dánh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trên (1 điểm)

5. Sắp xếp cho đúng thứ tự những đòi hỏi của mụ vợ ông lão qua truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Em có nhận xét gì về mức độ đòi hỏi đó? (1.5 điểm)

  1. Đòi làm Nữ Hoàng
  1. Đòi nhà rộng
  1. Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân
  1. Đòi máng lợn mới

Đ. Làm Long Vương

II/ Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai? (viết một đoạn khoảng 7 đến 10 dòng) (1.5 điểm)

Câu 2: Em hãy kể lại bữa cơm thân mật của gia đình. (4.5 điểm)

\>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 có đáp án

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)

* Đọc kỹ đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi sau:

“Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút.[ ...]. Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.”

1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện nào?

  1. Truyền thuyết; B. Cổ tích; C. Truyện cười; D. Truyện cổ dân gian.

Đáp án B-D (nếu chọn B cho 0.25 điểm, chọn D cho 0.25 điểm, chọn B-D cho 0.5 điểm)

2. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể nào?

  1. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Cả A và B

Đáp án A cho 0.5 điểm

3. Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong cây bút thần là gì?

Thay đổi hiện thực.

Sống yên lành.

Thoát khỏi áp bức bóc lột.

Về khả năng kì diệu của con người

Đáp án D cho 0.5 điểm

4. Lập dánh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trên

+ Các danh từ chỉ đơn vị que, con, đỉnh, ven, bức cho 0.25 điểm

+ Các danh từ chỉ sự vật củi, cỏ, bút, làng, ngày, đất, núi, chim, đầu, nước, tôm, cá, đá, nhà, đồ đạc, tường, hình cho 0.75 điểm

5. Liệt kê thứ tự những đòi hỏi của mụ vợ ông lão qua truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Em có nhận xét gì về mức độ đòi hỏi đó?

  1. Đòi làm Nữ Hoàng
  1. Đòi nhà rộng
  1. Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân
  1. Đòi máng lợn mới

Đ. Làm Long Vương

Đáp án. Chọn đúng thứ tự cho 0.5 điểm

+ D: Đòi máng lợn mới.

+ B: Đòi nhà rộng.

+ C: Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân.

+ A: Đòi làm Nữ Hoàng.

+ Đ: Làm Long Vương.

- Đòi hỏi mỗi lúc một tăng về vật chất, danh vọng, quyền lực. Cho 0.5 điểm

- Tham lam vô độ. Cho 0.5 điểm

II/ Tự luận:

Câu 1: Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai?

Đáp án.

Kể được lần thứ nhất cho 0.75 điểm

Một hôm, tôi và cha tôi đang làm ruộng bỗng có một viên quan hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Tôi liền nhanh miệng hỏi lại:

- Thế ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?

Viên quan đành lắc đầu chịu thua.

Kể được lần thứ hai cho 0.75 điểm

Thế rồi một ngày nọ, làng tôi nhận được lệnh vua ban cho ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp hẹn năm sau đẻ thành chín con. Tôi liền ra lệnh cho thịt hai con và đồ xôi ăn mừng sau đó cùng cha vào cung để vua tự nói ra sự vô lý của mình. Vua nghe nói đành chịu trí thông minh của tôi.

Câu 2: Em hãy kể lại bữa cơm thân mật của gia đình. (4.5 điểm)

II/ Đáp án:

1/ MB: (0.5đ)

Giới thiệu được sự việc mà em nhớ nhất. Bà nội lên chơi, mẹ làm cơm đãi bà.

2/ TB: (3.5đ)

- Sự chuẩn bị của mẹ.

- Em đã giúp được mẹ những gì?

- Trong bữa ăn:

+ Không khí gia đình như thế nào?

+ Các món ăn ra sao?

+ Tình cảm thắm thiết như thế nào?

- Suy nghĩ của em về bữa ăn ấy.

3/ KB: (0.5 đ)

Niềm vui của tất cả mọi người.

Tâm trạng của em.

*Thang điểm: Viết bài văn hoàn chỉnh

- Hình thức bố cục hoàn chỉnh, đủ ý, lời văn có cảm xúc: 4.5đ

- Hình thức bố cục hoàn chỉnh, đủ ý, cảm xúc chưa rõ: 4đ

- Hình thức bố cục hoàn chỉnh, không đủ ý, cảm xúc chưa rõ: 3đ.

- Hình thức chưa hoàn chỉnh, không đủ ý: 2.5đ

- Hình thức bố cục chưa hoàn chỉnh, không đủ hoặc hiểu sai ý: 2đ.

........................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 6 sắp tới, các em học sinh cần thực hành luyện đề để nắm được cấu trúc bài thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Chuyên mục Thi giữa kì 1 lớp 6 được giới thiệu trên VnDoc với đầy đủ các môn, là tài liệu hay cho các em ôn luyện và các thầy cô tham khảo ra đề.