Đề thi sử 11 học kì 1 có đáp án

Câu1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

A. Tướng quân Sôgun

B. Thiên hoàng

C. Võ sĩ Samurai

D. Tư sản công thương

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu2: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa - Mạc phủ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là

A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển

B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra

C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển

D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

Đáp án:

Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ.

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Samurai (võ sĩ)

C. Địa chủ vừa và nhỏ

D. Quý tộc

Đáp án:

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Nga.

B. Anh.

C. Nhật.

D. Mĩ.

Đáp án:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. Các chúa phong kiến

B. Địa chủ và tư sản

C. Tư sản và phong kiến

D. Phong kiến và nông dân

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)

B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án:

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã ra đời và phát triển ở Ấn Độ, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Đáp án:

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Tính chất xã hội Trung Quốc đã có sự biến đổi như thế nào sau khi triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu (1901)?

A. Quân chủ lập hiến

B. Thuộc địa, nửa phong kiến

C. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến

D. Phong kiến độc lập

Đáp án:

Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

Trước đó, điều ước Nam Kinh đóng vai trò là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 10: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là

A. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh

B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh.

C. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới.

D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán.

Đáp án:

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn thất bại, triều đình Mãn Thanh một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901). Theo đó, Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc

B. Khởi nghĩa Hoàng Sào

C. Khởi nghĩa Hoàng Cân

D. Khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi

Đáp án:

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (1851-1864)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm

B. 13 năm

C. 14 năm

D. 15 năm

Đáp án:

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài suốt 14 năm (từ 1851 đến 1864).

Đáp án cần chọn là: C

Câu13: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Philippin

B. Ma-lai-xi-a

C. Xiêm

D. In-đô-nê-xi-a

Đáp án:

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.

B. Xiêm.

C. Brunây.

D. Xingapo

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Đáp án cần chọn là: B

Câu15: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Bồ Đào Nha

D. Tây Ban Nha

Đáp án:

Từ rất sớm các nước thực dân đã có mặt ở In-đô-nê-xi-a. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Anh để hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị trên đất nước này

Đáp án cần chọn là: B

Câu16: Năm 1885, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở Miến Điện?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Tây Ban Nha

Đáp án:

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi xáp nhập nước này vào thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu17: Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau sự kiện nào?

A. Kênh đào Xuyê hoàn thành

B. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ

C. Kênh đào Panama hoàn hành

D. Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu

Đáp án:

Kênh đào Xuyê xuyên qua eo biển Ai Cập, nối liền Địa Trung Hải với một nhánh của Biển Đỏ. Với chiều dài 195 km, nó tạo ra lối tắt để những con tàu từ châu Mỹ, châu Âu đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương mà không phải đi vòng qua phía nam châu Phi. Từ đó giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển đáng kể. Vì vậy, sau khi kênh đào Xuy-ê được hoàn thành, các nước tư bản phương Tây đưa nhau xâu xé châu Phi

Đáp án cần chọn là: A

Câu18: Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX

D. Đầu thế kỉ XX

Đáp án:

Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu19: Hai quốc gia nào ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Êtiôpia và Ai Cập

B. Angiêri và Tuynidi

C. Xuđăng và Ănggôla

D. Êtiôpia và Libêria

Đáp án:

Êtiôpia và Libêria là hai quốc gia ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: D

Câu20: Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 - 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

A. Thực dân Anh

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Bồ Đào Nha

D. Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án:

Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đê kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”

B. Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước

C. Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít

D. Hình thành phe Đồng minh – phe Trục

Đáp án:

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.

B. Anh

C. Đức

D. Nhật

Đáp án:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là nước hung hãn nhất, vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?

A. phe Hiệp ước

B. phe Đồng minh

C. phe Liên minh

D. phe Trục

Đáp án:

Năm 1882, Đức cùng Áo- Hung và Italia thành lập Liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.

B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Áo.

D. Đức-Nhật-Mĩ

Đáp án:

Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I-ta-li-a thành lập Liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

A. Nền hài kịch Pháp

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp

C. Truyện ngụ ngôn Pháp

D. Tiểu thuyết Pháp

Đáp án:

Thời cận đại xuất hiên nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Trong đó Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nên văn học bi kịch cổ điển Pháp. Năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sao chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637).

Có thể nói một cách khái quát, vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Cóoc – nây là thế giới quan bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy lí và tư tưởng chính trị về một quốc gia chuyên chế hùng mạnh. Với ông, tình cảm và lí trí là hai khía cạnh riêng biệt, đối lập nhau, không thể dung hòa trong bản tính con người. Nó là thước đo để định gia phẩn chất và vẻ đẹp người anh hùng, cơ sở dựng lên xung đột kiểu Cóoc- nây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Nhà thơ nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XVII là ai?

A. Mô-li-e

B. Pu-skin.

C. Ban-dắc.

D. La Phông ten.

Đáp án:

La Phông - ten (1621 - 1695) là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp, các tác phẩm của ông có tính giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?

A. Mô-da (Người Áo)

B. Bét-tô-ven (Người Áo)

C. Mô-da (Người Đức)

D. Bét-tô-ven (Người Đức)

Đáp án:

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, các sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng. Ông là ai?

A. Bét-tô-ven

B. Mô-da

C. La Phông-ten

D. Mô-li-e

Đáp án:

Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Các sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

B. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

C. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

D. Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đáp án:

Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Ý nào sau đây là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu

B. Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

D. Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án:

Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã có chuyển biến gì?

A. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới

B. Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

C. Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

D. Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Đáp án:

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản đã dẫn đến?

A. Phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ

D. Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.

Đáp án:

Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chính

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa đại nghị

Đáp án:

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. Bị các nước đế quốc thôn tính.

Đáp án:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Quân đội liên tiếp thua trận . Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố

B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạn

C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat

D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị

Đáp án:

Tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) một cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga. Sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat ngày 23 - 2 (lịch Nga).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.

B. Bỏ chạy ra nước ngoài.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.

D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Đáp án:

Trước phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như trước nữa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô được đề ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

B. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

C. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

D. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Đáp án:

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Ý nàokhôngphản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?

A. Tình hình chính trị không ổn định

B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng

C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài

D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn

Đáp án:

Tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước:

- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.

⇒ Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.⇒ Loại trừ đáp án C.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp là

A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừa

B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực

C. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực

D. Thu thuế lương thực bằng tiền

Đáp án:

Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân có toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Ý nào dưới đâykhông phảinội dung của Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp?

A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực

B. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật

C. Nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.

D. Nông dân được tự do mua bán ruộng đất.

Đáp án:

Những nội dung của Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp:

- Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật.

- Sau khi nộp đủ số thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.

⇒ Loại trừ đáp án D.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự Viên

B. Trật tự Oasinhtơn

C. Trật tự Vécxai

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Đáp án:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Hệ thống Pari - Vec-xai.

B. Hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.

C. Hệ thống Bec-lin - Tôkiô.

D. Hệ thống Vec-xai - Rôma.

Đáp án:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43: Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?

A. Hội Quốc liên

B. Liên hợp quốc

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới

D. Hội Quốc xã

Đáp án:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên- một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích gì?

A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.

Đáp án:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên - được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ ở Mĩ (10-19290, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46: Đâu là tổ chức chính trị tập trung các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức trong những năm 1918 - 1939?

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Quốc xã

C. Đảng Xã hội dân chủ

D. Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng diễn ra liên tục kể từ sau chiến tranh thế giới thức nhất, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là

A. Đảng Xã hội dân chủ.

B. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

D. Đảng Cộng sản.

Đáp án:

Trong bối cảnh giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng 1929 - 1933. Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48: Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Quốc xã

C. Đảng Xã hội dân chủ

D. Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 49: Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Hít-le được chỉ định làm thủ tướng

B. Hít-le tuyên bố là quốc trưởng suốt đời

C. Hiến pháp Vai-ma bị xóa bỏ

D. Hít-le tuyên bố đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật

Đáp án:

Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít- le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng⇒ Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, mở ra thời kì đen tối của Lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 50: Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là

A. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít

B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức

C. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới

D. Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Đáp án:

Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: C