Đi xe máy nghe điện thoại phạt bao nhiêu tiền

Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [cả xe máy điện] sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP với mức phạt nặng hơn mức hiện hành.

Nghị định số46/2016/NĐ-CP đề xuất tăng mức phạt tiền đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng [mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng].

Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách... cũng bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Cũng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng từ 10-15 triệu đồng [theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP] lên 16-18 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên.

Ngoài ra, nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng.

Nghị định mới cũng tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Cụ thể, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng [trong trường hợp có giấy phép lái xe] hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng [trong trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe] đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

Ông Phạm Việt Công, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng: ''Việc tiếp tục vi phạm và tái diễn có một số nguyên nhân đó là ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn chưa tốt. Hai là công tác xử phạt của các lực lượng chức năng chưa được triệt để nên chưa tạo được tính răn đe. Ba là công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân chưa được mạnh mẽ''.

Theo nhận định của các chuyên gia giao thông, người điều khiển phương tiện dễ bị phân tán sự tập trung khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Tai nạn sẽ rất dễ xảy ra khi người lái xe lúng túng không xử lý kịp thời các tình huống giao thông.

Thực tế đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra khi lái xe mất tập trung do thói quen vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Cách đây ít lâu, trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông điều xe máy vừa lái xe vừa nghe điện thoại nên đã không chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ và bị ngã xe ngay trước đầu một chiếc xe tải khi phanh gấp. Vụ tai nạn tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy.

Những trường hợp sử dụng điện thoại khi lái xe thường kéo theo các lỗi chuyển hướng không báo hiệu, qua đường thiếu quan sát, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Khi bị dừng xe, không ít người vẫn tỏ ra mơ hồ khi được hỏi về lỗi vi phạm, thậm chí có cả trường hợp có hành vi chống đối.

Vậy biện pháp nào để có thể phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân xuất phát từ hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại? Theo các chuyên gia, có nhiều giải pháp nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức, là trách nhiệm của mỗi người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Nghị định 123 ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100 đã quy định rõ mức phạt đối với hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại và các thiết bị âm thanh, trừ thiết thiết bị trợ thính.

''Đối với các trường hợp điều khiển xe ô tô và các phương tiện tương tự mà sử dụng điện thoại và thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu và bị tước GPLX từ 1-3 tháng. Đối với người điều khiển mô tô, xe máy và các phương tiện tương tự sẽ bị xử phạt 800.000 - 1.000.000 đồng và tước GPLX 1-3 tháng. Đối với trường hợp điều khiển xe thô sơ, xe đạp điện mà sử dụng điện thoại khi lái xe thì sẽ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng'', ông Phạm Việt Công, Phó Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết.

Tai nạn giao thông liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng điện thoại, người điều khiển phương tiện dừng xe vào lề đường để sử dụng điện thoại một cách an toàn.

Các chuyên gia giao thông cũng đưa ra nhận định, có muôn vàn lý do để biện minh cho hành vi vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Tuy nhiên xét cho cùng, khi đang lái xe trên đường, không có cuộc gọi hay tin nhắn nào quan trọng bằng sinh mạng của chính mình và của cộng đồng. Do vậy, mỗi người hãy nói không với sử dụng điện thoại khi lái xe để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe mô tô xe gắn máy kể cả xe máy điện chạy trên đường bị xử phạt tiền như thế nào?

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 2.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cấm tài xế sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe tham gia giao thông trên đường, nếu không tuân thủ tài xế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Lái xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên thì bị phạt bao nhiêu tiền?

  1. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên; Như vậy, nếu điều khiển xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tại sao không được sử dụng điện thoại khi lái xe?

Việc sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung, kiểm soát tốc độ bị hạn chế. Khi gặp tình huống bất ngờ, người lái sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời dễ gây tai nạn.

Chủ Đề