Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm chuẩn giá năng lực các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021

Tường Vân - Thứ bảy, 14/08/2021 12:50 (GMT+7)

4 trường/Khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2021.

Căn cứ kết quả thi giá năng lực năm 2021 và hồ sơ xét tuyển của các thí sinh, các trường/Khoa thuộc ĐHQGHN đã công bố điểm chuẩn như sau:

1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn giá năng lực trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021

2. Khoa Luật - ĐHQGHN: Tất cả các ngành đào tạo đại học: 90,0

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn giá năng lực Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021

3. Trường Đại học Ngoại ngữ:

Điều kiện trúng tuyển chính thức: Kết quả bài thi giá năng lực của ĐHQGHN đạt từ 110/150 điểm trở lên và đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm tốt trong 3 năm học THPT;

- Điểm trung bình chung 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7.0 trở lên;

- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.

4. Trường Đại học Giáo dục

Trường Đại học Giáo dục (mã trường QHS): QHS. Quản trị trường học; QHS. Quản trị Công nghệ Giáo dục; QHS. Khoa học Giáo dục; QHS. Tham vấn học đường; QHS. Quản trị Chất lượng Giáo dục; QHS. Giáo dục Tiểu học; QHS. Giáo dục Mầm non: 95 điểm.

Đại học quốc gia Hà Nội Điểm chuẩn Đánh giá năng lực

Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2021

Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp công bố điểm chuẩn học bạ 2021

42 trường đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021

Danh sách và điểm chuẩn các trường xét tuyển đánh giá năng lực 2022

Bởi

Tuấn Anh

-

11/29/2021

1815

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội

4/5 - (2 bình chọn)

Sử dụng điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển là hình thức khá mới mà các trường đại học hiện đang áp dụng trong những năm trở lại đây. Rất nhiều bạn hiện đang thắc mắc những trường nào hiện đang áp dụng hình thức này. Những trường đại học nào đang sử dụng điểm thi đgnl để xét tuyển? Hãy cùng luyện thi đánh giá năng lực tìm hiểu.

Mục lục

  • Các trường đại học tổ chức thi đánh giá năng lực
    • Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    • Đại Học Quốc Gia TP.HCM
  • Các trường đại học sử dụng điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển
    • Các trường đại học xét tuyển đánh giá năng lực tại khu vực miền Bắc
    • Các trường đại học xét tuyển đánh giá năng lực tại khu vực miền Nam
  • Điểm chuẩn thi đánh giá năng lực các trường đại học năm 2022

Nếu thí sinh sử dụng các phương thức riêng thì có lợi thế gì?

Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, lưu ý mỗi phương thức có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, các trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM dành tỷ lệ chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, trong khi đó khối trường tư thục dành nhiều chỉ tiêu xét theo điểm học bạ. "Dù xét tuyển phương thức khác nhau nhưng khi trúng tuyển thì thí sinh chỉ được nhập học ở một phương thức", ông Nguyên lưu ý.

Theo ông Nguyên, trong những năm gần đây, ranh giới giữa các phương thức xét tuyển không còn nhiều. Kỳ thi đánh giá năng lực kiểm tra kiến thức tiệm cận hơn với những năng lực học ĐH của thí sinh. "Do đó, phương thức xét tuyển riêng sẽ giúp giảm áp lực thi cử, đặc biệt thí sinh biết trước được thời gian trúng tuyển và nhập học sớm hơn phương thức kỳ thi chung. Nhưng dù chọn phương thức nào thì quan trọng nhất vẫn là chọn lựa ngành nghề", ông Nguyên nhắn nhủ thí sinh.

Tương tự, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho rằng thí sinh có lợi thế về sự chủ động thời gian và có thêm nhiều lựa chọn khi có nhiều phương thức xét tuyển. Ông Lưu nói: "Với nhiều phương thức, áp lực để thi đạt kết quả cao ở một kỳ thi chung cũng giảm nhẹ. Nhiều học sinh sau khi đã trúng tuyển bằng các phương thức riêng nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp. Ngoài ra, số lượng thí sinh tham gia, trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực cũng rất nhiều".

Về phần mình, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh cần biết nghề trong tương lai là gì. "Thực tế cho thấy khi chúng ta tốt nghiệp ĐH, làm việc từ 5 - 10 năm liên tiếp thì mới trở thành cái nghề. Chính vì vậy, các em cần tìm hiểu ngành nghề, tìm hiểu trường, chương trình đào tạo, nắm bắt những phương thức xét tuyển trong từng thời điểm khác nhau. Thí sinh nên xác định sớm như vậy để giảm áp lực, thoát khỏi cảnh học tài thi phận, không phải hồi hộp chờ đợi kết quả trong khi có những bạn bè có thể xác định được địa điểm học, còn mình thì bất an đến giây phút cuối cùng", ông Thái chia sẻ.

Những ngành học mới

Chia sẻ thêm về ngành học mới, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay trường có cả hai ngành giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện, đều liên quan đến con người. Riêng ngành giáo dục mầm non có những quy định chung của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022, nên thí sinh cần tham dự kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức, theo ông Lưu.

Trong năm 2022, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có tuyển sinh 6 ngành mới gồm: quản trị văn phòng, kinh tế quốc tế, công nghệ tài chính, kiểm toán, truyền thông đa phương tiện và quản trị sự kiện. "Những ngành mới này có thể là mới hoàn toàn hoặc được tách ra từ chuyên ngành trước đó. Điểm đặc biệt của sinh viên khi theo học các ngành mới có những lợi thế hơn do nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình học tập, việc làm sau khi ra trường", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái cho biết năm trường ĐH Văn Hiến có 6 ngành mới như giáo dục mầm non, dược, Hàn quốc học, máy tính, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Bao nhiêu là an toàn để trúng tuyển?

Đỗ Thị Thanh Thảo, học sinh Trường THPT Ernst Thalmann, hỏi: "Năm 2022, em muốn dùng điểm xét đánh giá năng lực, bao nhiêu điểm thì an toàn? Tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức này bao nhiêu?".

Giải đáp thắc mắc trên, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay chỉ tiêu các ngành dành cho kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 10%. "Thí sinh cần phân biệt điểm sàn và điểm trúng tuyển. Trong đó, điểm sàn là điểm nhận hồ sơ xét tuyển, trường đưa ra mức 550 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội). Nhưng đây là điểm đủ điều kiện trường nhận hồ sơ để bắt đầu xét tuyển. Còn điểm trúng tuyển sẽ dựa trên nhiều yếu tố, kết quả sau cùng của mỗi đợt xét tuyển dựa trên số lượng hồ sơ và chất lượng điểm thi. Trong đó, điểm trúng tuyển của mỗi đợt xét bằng kỳ thi đánh giá năng lực có thể khác nhau nhưng trên nguyên tắc chung là đợt sau bằng hoặc cao hơn đợt trước đó", ông Lưu chia sẻ.

"Dựa vào kinh nghiệm các năm trước, điểm trúng tuyển năm sau thường cao hơn năm trước. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có điểm trúng tuyển năm trước dao động từ 650 - 800 điểm. Nếu tương ứng với 2 đợt thì đợt sau thường cao hơn đợt trước. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý: có trường chỉ áp dụng xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực đối với một số ngành. Khi nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý tỷ lệ chỉ tiêu từng ngành, điểm trúng tuyển của năm trước đó và đặc biệt lưu ý tham khảo mức điểm trúng tuyển các trường trong vài năm gần đây", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên đưa ra lời khuyên cho thí sinh.

TTO - Số trường đại học phía Nam đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội ngày càng tăng. Kỳ thi này sẽ được tổ chức tại TP.HCM ra sao, các trường nào sử dụng kết quả kỳ thi này?

  • Sẽ mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực
  • ĐH Quốc gia Hà Nội điều chỉnh thời gian đợt thi 4, 5, 6 của kỳ thi đánh giá năng lực
  • ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bài thi tham khảo của kỳ thi đánh giá năng lực

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức những năm trước đây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - phó trưởng ban đào tạo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - đến nay đã có trên 50 cơ sở đào tạo đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 7 đợt thi đánh giá năng lực tại nhiều tỉnh thành (ngày thi chính thức từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4-2022 ở các tỉnh phía Bắc).

Ngoài ra, cơ sở này có thể sẽ phối hợp với các trường khác tổ chức thi theo hướng ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp phần mềm, quy trình, đề thi và giám sát.

Đã xác định địa điểm thi đầu tiên tại TP.HCM

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 15-2, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết: "Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã thống nhất với Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) triển khai phương án phối hợp trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại TP.HCM. Dự kiến kỳ thi sẽ diễn ra sau các đợt thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Ngoài ra, chúng tôi đang cân nhắc phân bố thêm địa điểm và nguồn lực sao cho hợp lý với mục tiêu đem đến kỳ thi thuận tiện nhất cho các thí sinh phía Nam xét tuyển đại học trên cả nước".

TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng xác nhận vừa qua nhà trường có làm việc với Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội về chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại trường này.

"Chủ trương của trường chúng tôi là hỗ trợ cơ sở vật chất và con người để cùng phối hợp tổ chức kỳ thi một cách an toàn và nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự kỳ thi này ngay tại TP.HCM".

Cũng theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, tất cả các thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THPT có thể đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Việc đăng ký xét tuyển được thực hiện trên cổng khảo thí của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Lệ phí thi đánh giá năng lực gồm lệ phí đăng ký dự thi phục vụ hoạt động chuẩn bị kỳ thi và kinh phí tổ chức thi. Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ hỗ trợ phần kinh phí tổ chức thi và miễn giảm phí cho các thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.

Các thí sinh không thuộc diện trên sẽ nộp lệ phí thi là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi (lệ phí thi đã nộp sẽ không hoàn lại).

Không nên thi nhiều lần

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Thí sinh có thể đăng ký lần lượt các đợt thi hoặc đăng ký 1 lần cho tất cả các đợt thi cho phép. Quy chế thi chỉ giới hạn thời gian 2 lần đăng ký thi liền nhau phải cách nhau 28 ngày.

Tuy nhiên, việc dự thi nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không cải thiện điểm thi và thí sinh phải đóng đầy đủ lệ phí các đợt thi đã đăng ký. Việc thí sinh thi nhiều lần không thay đổi kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực trong khi thí sinh lại tiêu tốn nhiều lần lệ phí.

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội không khuyến khích thí sinh dự thi nhiều lần. Ngoài ra, thí sinh không nhất thiết đăng ký 1 lần cho nhiều đợt (đã mở) vì sẽ phải đóng nhiều lệ phí trong khi các đợt thi có thể bị điều chỉnh do dịch COVID-19.

Trước thắc mắc của thí sinh về việc có đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học tại cổng khảo thí được không, GS Thảo cho biết: "Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Việc xét tuyển đại học từ kết quả kỳ thi này là nhiệm vụ của các trường đại học.

Do đó thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học; gửi hồ sơ xét tuyển và chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực tới các trường đại học ngay sau khi nhận được giấy báo điểm thi từ Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội.

Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội không quy định thời hạn. Các trường sử dụng có thể yêu cầu thời gian sử dụng theo mục đích riêng của từng trường".

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo:

Không tổ chức luyện thi, thi thử

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức luyện thi, cũng không tổ chức thi thử. Việc công bố bài thi tham khảo chỉ để thí sinh làm quen với dạng bài thi đánh giá năng lực và biết được phần nào mình cần bổ sung, hoàn thiện trước kỳ thi. Thí sinh cứ học chắc chương trình cơ bản ở phổ thông thì có khả năng đạt kết quả tốt.

Hơn 50 trường sử dụng kết quả

Theo ĐH Quốc gia Hà Nội, đến nay đã có khoảng 50 cơ sở đào tạo đăng ký khai thác kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phục vụ tuyển sinh năm 2022, gồm: ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại,

Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, Trường ĐH Tài nguyên - môi trường, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Kinh tế - kỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Tân Trào, Trường ĐH Phenikaa,

Trường ĐH Hồng Đức, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Lao động - xã hội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Thủ đô, Trường ĐH Hùng Vương, Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, Trường ĐH Nông - Lâm Bắc Giang,

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì, Trường ĐH Điện lực, Học viện Tòa án, Học viện Ngân hàng...

Tại TP.HCM ngoài các trường, đơn vị thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, còn có nhiều trường khác cũng cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh trong năm nay.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội
Kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: Không nên thi nhiều lần gần nhau

TTO - Đó là tư vấn của GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - phó trưởng Ban đào tạo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - tại buổi tư vấn trực tiếp "Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy các trường phía Bắc" diễn ra tối 7-1.