Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng

Ở những nơi có nguồn điện không ổn định khiến các thiết bị điện hoạt động chập chờn, không đúng công suất, điều này lâu ngày sẽ làm giảm độ bền của các thiết bị điện. Khi đó bạn cần sắm ngay cho gia đình mình một máyổn áp. Vậy ổn áp là gì? Hoạt động thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1Ổn áp là gì?

Ổn áp(Voltage stabilizer) là mộtthiết bị điệncó nhiệm vụ chính là ổn định điện áp đầu ra cho dù điện áp đầu vào có cao hơn hoặc thấp hơn danh định (nhưng phải nằm trong dải làm việc của ổn áp), để cấp đủ điện cho các thiết bị khác hoạt động ổn định.

Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng

Mục đích sử dụng máy ổn áp:

  • Sử dụng ở các khu vực có điện lưới thường xuyên thay đổi
  • Bảo vệ, khai thác năng suất, tăng tuổi thọ cho các thiết bị dùng điện.
  • Điện áp danh định của ổn áp là điện áp được tính toán và ghi nhãn, thường nó phù hợp với lưới điện quốc gia. (Việt Nam có điện áp danh định là 220V/50Hz)
  • Dải làm việc ổn áp: là dãi điện mà ổn áp có thể đáp ứng được. VD: 140V - 250V, 90V - 250V, 60V - 250V,...

Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, một số model ổn áp còn được tích hợp rất nhiều tính năng nhằm bảo vệ tối đa thiết bị điện, tạo ra một hệ thống điện an toàn cho gia đình, nhà xưởng:

- Tự động bảo vệ quá dòng, đoản mạch bằng Circuit Breaker (CB): Ổn áp sẽ tự ngắt điện khi bị quá tải, tránh gây ra chập cháy, hỏa hoạn.

- Tự động bảo vệ quá áp bằng Rơ le điện tử:Máy ổn áp sẽ tự động cắt điện áp ra khi có sự cố làm điện áp đầu ra quá cao (vượt quá dải hoạt động của máy) nhằm bảo vệ tốt cho các thiết bị điện, khi đó ổn áp sẽ tự động đóng điện trở lại khi hết sự cố.

- Chống sốc điện bằng hệ thống Delay, Auto-reset:Ổn áp sẽ tự động đưa chổi than về vị trí an toàn khi mất điện và khi có điện trở lại ổn áp có mạch trễ khoảng 5 giây để ổn định điên áp sau đó mới cấp điện ra tải.

- Trang bị Circuit Breaker (CB) đảo chiều:Khi chất lượng điện áp thấp, không ổn định ta nên sử dụng ổn áp để nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị sử dụng điện.

Khi chất lượng điện áp tốt, ổn định thì chúng ta không nên sử dụng ổn áp vì gây lãng phí. Khi đó ta chỉ cần bật CB đảo này để điện áp vào đi thẳng ra tải thiết bị sử dụng.

Nhiều model ổn áp trang bị thêm 2 đồng hồ Vôn kế hoặc 1 Vôn kế có chuyển mạch để hiển thị điện áp Vào - Ra:Chức năng này cũng rất hữu ích, có thể theo dõi chính xác chất lượng điện Vào – Ra.

2Nguyên lý hoạt động máy ổn áp?

Các loại Ổn áp phổ biến hiện nay trên thị trường sẽ có 5 nguyên lý hoạt động chính như sau:

  • Sử dụng biến áp xuyến phối hợp chổi than, lấy điện áp ra trực tiếp.
  • Sử dụng biến áp bù phối hợp biến áp xuyến có chổi than hoặc linh kiện bán dẫn IGBT.
  • Sử dụng biến áp và tụ điện.
  • Sử dụng biến áp phối hợp chuyển mạch rơ le.
  • Sử dụng biến áp xung và mạch điện tử.

Trong bài viết này, Điện máy XANH sẽ đề cập đến nguyên lý ổn áp thông dụng nhất: Sử dụng biến áp xuyến với chổi than.

Nguyên lý hoạt động như sau:

Máy ổn áp thông thường có một biến áp hình xuyến được quấn dây điện từ, trên bề mặt dây có gắn chổi than.Chổi than sẽ làm nhiệm vụ trượt lấy điện áp của từng vòng dây.

Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng

Khi thấy điện áp ra bị thấp hay cao thì mạch điều khiển sẽ có lệnh cho mô tơ hoạt động. Quay thuận hoặc quay ngược để lấy điện áp ở vòng dây trên biến áp hình xuyến. Khi nào điện áp đầu ra đủ 220V thì mạch so sánh sẽ ra lệnh cho moto dừng lại.

Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng

Ổn áp đang tự điều chỉnh để đạt điện áp tiêu chuẩn 220V

Và khi bị mất điện thì chổi than sẽ tự động trở về vị trí an toàn, tương ứng với điện áp vào cao nhằm không bị cộng dồn điện áp khi có điện trở lại.

Nguyên lý của ổn áp 1 pha đơn giản hơn ổn áp 3 pha. Mỗi một máy chỉ có cấu tạo:

  • 1 Mạch điều khiển.
  • 1 Biến áp hình xuyến (Công suất càng lớn biến áp càng lớn).
  • 1 Động cơ điều khiển quay lên quay xuống.
  • 1 Chổi than kích thước tiêu chuẩn với biến áp hình xuyến.
  • Các phụ kiện đi kèm theo máy như đồng hồ, cọc đấu, đèn báo…

3Công dụng ổn áp đối với dòng điện và lưu ý sử dụng?

Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: bảo vệ quá dòng, quá áp, mạch trễ, mạch Autoreset.

Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.

Ổn áp dải rộng: Các loại ổn áp thông dụng có dải ổn áp trong khoảng từ 150V – 260V. Ở các khu vực có thời điểm điện áp quá yếu (dưới 140V), cần mua ổn áp dải rộng có dải ổn áp từ 90V – 260V. Đặc biệt, một số nơi cần dùng đến loại ổn áp dải siêu rộng từ 50V – 260V.

Ổn áp là thiết bị giúp cải thiện điện áp, cung cấp điện cho thiết bị điện khác. Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Công suất ra của ổn áp luôn giảm tỉ lệ với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần thiết phải chọn công suất của ổn áp lớn hơn mức bình thường.

Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng

Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu, dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng máy bơm nước, máy lạnh,… và các tải có công suất lớn.

Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy lạnh… luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ làm điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện áp ra ổn định.

Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ, luôn gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột. Nếu tuyến đường dây đó, có máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện, đảm bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.

Để khắc phục về lâu dài, cần nâng tiết diện dây dẫn cho đủ lớn để tránh sụt áp, đồng thời lắp đặt bổ sung trạm biến thế, sao cho khoảng cách từ trạm đến hộ tiêu thụ điện không quá xa. Đây là cách khắc phục căn bản nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng của ngành Điện và chính quyền địa phương.

Tham khảo một số máy ổn áp được kinh doanh tại Điện máy XANH

Với những thông tin hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động của ổn áp để có cách dùng hiệu quả nhất nhé!

Máy phát điện đang trở thành thiết bị cần thiết cho nhiều cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhằm sử dụng cho mục đích dự phòng khi chập điện, mất điện đột ngột. Nhiều người vẫn luôn băn khoăn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về điều này, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây. 

Nói một cách đơn giản máy phát điện là thiết bị tạo ra điện năng. Lượng điện năng này chúng ta có thể sử dụng trong việc sản xuất kinh doanh, hoặc các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Công dụng chính của máy phát điện là: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện nhiều, máy phát điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự phòng điện khi xảy ra các sự cố cúp điện, thiếu điện, quá tải…

Vậy tại sao máy phát điện có thể tạo ra điện năng thì chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy phát điện để hiểu rõ hơn!

Cấu tạo máy phát điện

Nếu bạn biết cấu tạo máy phát điện, việc vận hành máy móc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cấu tạo của máy phát điện bao gồm nhiều bộ phận và chi tiết được lắp đặt với nhau. Cụ thể:

Điện áp tạo ra ở máy phát phải luôn ổn định trong khoảng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy phát điện

– Động cơ: 

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có thể nói đây là trái tim của máy phát điện. Nó chính là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu, khí thiên nhiên…

Thường kích thước của động cơ sẽ tỷ lệ thuận với công suất tối đa của máy phát điện. Bạn nên được tư vấn trước khi chọn mua máy phát điện về các thông số kỹ thuật, lịch trình bảo trì để đảm bảo máy hoạt động tốt và nâng cao tuổi thọ của máy.

– Đầu phát điện (Dynamo)

Đây được xem là bộ phận quan trọng thứ 2 trong cấu tạo của máy phát điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

Trong đầu phát có hai thành phần chính quan trọng nhất chính là ROTO và STATO.

  • Rotor là phần chuyển động để tạo ra từ trường. Cấu tạo của Rotor bao gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.
  • Stato là phần cố định trong máy phát điện. Hoạt động như một nam châm, tác dụng với rotor để tạo chuyển động. Stato được cấu tạo từ các dây dẫn điện quấn lại tạo thành cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.

– Hệ thống nhiên liệu:

Đây là nơi chứa nhiên liệu, nối dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu vào động cơ để động cơ có thể hoạt động. Hệ thống nhiên liệu gồm bình nhiên liệu, ống nối, bơm nhiên liệu, bình lọc, kim phun, ống thông gió… Mỗi bộ phận đều giữ một chức năng quan trọng. Chúng hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo nhiệm vụ cung cấp và điều phối nhiên liệu trong máy phát điện vận hành máy hoạt động trơn tru hơn.

– Bảng điều khiển

Chức năng chính là điều khiển mọi hoạt động của tổ máy phát điện, bảo vệ và hiển thị và hòa đồng bộ.

– Ổn áp AVR: 

Là bộ phận quy định mức điện áp đầu ra của máy. Có nhiệm vụ đảm bảo mức điện áp ở trong giới hạn cho phép, ổn định dòng điện trong các điều kiện khác nhau.

– Cấu tạo máy phát điện: Hệ thống làm mát

Máy phát điện khi vận hành sẽ bị nóng và ảnh hưởng đến hoạt động của máy, hệ thống làm mát sẽ đảm bảo cho máy phát điện bền bỉ, tăng năng suất hoạt động.

– Cấu tạo máy phát điện: Hệ thống bôi trơn

Bất cứ máy phát điện nào cũng phải có hệ thống bôi trơn hoạt động bằng dầu với công dụng bôi trơn động cơ giúp máy hoạt động bền bỉ và êm ái trong thời gian dài, nhờ thế kéo dài tuổi thọ của động cơ.

– Bộ sạc ắc quy

Nhiệm vụ của bộ sạc là giữ cho pin của chiếc máy phát luôn đầy ắp, không làm gián đoạn máy phát giữa chừng.

– Cấu tạo máy phát điện:Kết cấu khung chính, vỏ

Bảo vệ máy và, giảm tiếng ồn khi máy hoạt động. Thông thường độ ồn đạt tiêu chuẩn khoảng 75dba ±3 khoảng cách 7m không gian mở.

– Cấu tạo máy phát điện: Hệ thống xả

Hệ thống xả có vai trò là xử lý lượng khí thải – kết quả của quá trình hoạt động của chiếc máy. Và nó còn kết nối chặt chẽ với các động cơ nhằm giảm thiểu tình trạng rung khi máy đang hoạt động và bảo vệ được hệ thống xả. Gang, thép và sắt cao cấp là chất liệu dùng để cấu tạo hệ thống xả.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện?

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện chính là dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ.

Có thể hiểu là khi hoạt động tác động khiến nam châm hay cuộn dây quay tròn. Nó sẽ sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Nếu hiện tượng tăng giảm ấy xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng xuất hiện. Đồng thời dòng điện ấy cũng luân phiên đổi chiều.

Ngoài nguyên tắc cảm ứng điện từ thì máy phát điện còn hoạt động dựa vào lực từ trường khi tác dụng lên dòng điện.

Các tiêu chí lựa chọn máy phát điện

Để có thể chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu điện năng của bạn, theo Hữu Toàn, bạn có thể tham khảo 1 số tiêu chí khi chọn máy:

  • Độ bền cao: Đây là tiêu chí hàng đầu khi bạn mua máy phát điện. Máy phát điện dầu diesel có độ bền cao nhất so với các loại máy hiện tại. Tuổi thọ máy cao do hệ thống máy nhanh nguội hơn so với máy chạy xăng và khí tự nhiên. Các loại máy có động cơ sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ… sẽ có độ bền cao, máy chạy êm hơn.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Với máy phát điện, máy chạy dầu diesel là phù hợp nhất. Vì dầu diesel là nguyên liệu khó cháy, giá thành rẻ. Thêm nữa máy này cũng tiêu thụ nhiên liệu ít hơn máy xăng khi chạy cùng công suất. Bảo dưỡng máy cũng không quá phức tạp khi không có bugi, dây lửa điện nên không gây tích tụ nhiều chất bẩn, bụi thải.
  • Thân thiện với môi trường: Mua máy phát điện chất lượng là nó cần đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, xả thải. Khi hoạt động không gây nhiều tiếng ồn, không rung lắc. Đảm bảo việc vận hành sử dụng được trơn tru và êm ái.
  • Hiệu quả kinh tế cao: Chọn loại máy có công suất hoạt động phù hợp với nhu cầu gia đình, mô hình kinh doanh. Như vậy đảm bảo được hiệu suất công việc, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng: Dĩ nhiên sau quá trình sử dụng máy móc sẽ cần được bảo dưỡng, và được xử lý sự cố, sửa chữa, đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ. Bạn hãy chọn những loại máy phát điện có các dịch vụ hậu mãi tốt, nhanh chóng!

Nguồn: huutoan.com