Diễn biến tâm lí nhân vật ông Sáu

         Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Trong tác phẩm nổi bật hơn cả là bé Thu, nhân vật có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

         Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

         Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi!”. “Con nói rồi mà người ta không nghe”, hoặc “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm” và cao hơn là nó đã bỏ đi: “Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi qua sông, nó sang nhà ngoại”.

         Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ, kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

         Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

         Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

         Ba...a...a...ba!

         Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run” chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

         Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Tất cả những điều đó bắt nguồn từ tình yêu cha tha thiết của đứa bé tội nghiệp suốt 8 năm ròng thiếu bóng dáng của người cha.

         Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Loigiaihay.com

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

Trong truyệnChiếc lược ngà của nhà vănNguyễn Quang Sáng em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Sáu trong xuyên suốt câu chuyện. Hãy xem một vài gợi ý của loigiaihay để hoàn thành một bài văn đúng cách nhất.

Phân tích nhân vật ông Sáu truyện Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng nhà văn đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã trực tiếp tham chiến và có dịp cảm nhận cuộc sống, con người Nam Bộ trong cuộc chiến tranh khốc liệt.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ông sáng tác trong thời gian mà cuộc chiến tranh giữa Miền Nam với đế quốc Mỹ đang vô cùng ác liệt. Miền Bắc đang xây dựng kinh tế làm hậu phương vững chắc và tập trung chi viện cho Miền Nam. Bài thơ phác họatình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu thật xúc động và mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh.

Xem thêm >>> Soạn bài Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

Ông Sáu được kháng chiến cho về nghỉ phép về thăm gia đình sau thời gian dài phục vụ trong quân đội, ông được gặp lại gia đình và đứa con gái thân yêu,khi ông ra đi nó vẫn còn hơn một tuổi, lần trở về lần này không tránh được những phút giây bỡ ngỡ, hồi hộp.

Ông rất vui mừng khi thấy bé Thu vội ôm chầm nó vào lòng nhưng đáp lại là sự hờ hững, xa lạ trong ánh mắt, cử chỉ. Ông Sáu thật sự thất vọng và có đôi chút khó hiểu khi bé Thu xa lánh ông không chịu nhận ông bằng ba, không gần gũi bởi những vết sẹo trên gương mặt ông hiện tại lại khác với người ba nó thường nhìn thấy trong bức ảnh trước kia, chính điều này đã tạo nên khoảng cách giữa ông và bé Thu.

Trong thời gian ở nhà ông Sáu chỉ muốn bên gia đình gần gũi với đứa con, mong chờ tình cảm của con bé Thu. Trái với sự chờ đợi đó làthái độ lạnh lùng, ương bướng và vô lễ với chính ông, ngay cả việc xưng hộ cũng cộc lốc như “Vô ăn cơm” “Cơm chín rồi điều này đã làm ông Sáu rất buồn. Ông có những lúc nỏng nảyđánh con vài cái. Con bé không khóc mà sang nhà bà ngoại chơi và kể lại mọi chuyện với bà. Bà ngoại là người kể cho bé Thu nghe mọi việc về nguyên nhân có các vết sẹo trên mặt, bé Thu nghe xong đã khóc.

Hết thời gian nghỉ phép ông Sáu phải lên đường ra tiền tuyến. Khi ông Sáu sắp đi bỗng nghe tiếng “Ba” phát lên, bé Thu nhất quyết không chịu cho ông đi, ông Sáu xen lẫn sự bất ngờ, xúc động, ông hứa khi về sẽ tặng cho con của mình chiếc lược ngà làm món quà.

Vào trong chiến trường, ông Sáu sau thời gian chiến đấu vẫn giữa lời hứa với con gái khi cần cù làm chiếc lược ngà. Ông tỉ mỉ khắc từng chiếc răng lược, khắc lên đó dòng chữ yêu thương.Nhưng cuộc chiến tranh khốc liệt, trong một lần địch tấn công ông Sáu bị thương nặng biết mình không thể qua khỏi ông Sáu đã lấy chiếc lược ngà trao cho ông Quang người đồng đội nhờ đồng đội trao lại cho con gái thân yêu với niềm yêu thương vô bờ bến.

Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công nhân vật ông Sáu người bộ đội cụ hồ anh hùng, làm nổi bật hình ảnh một người cha thương con, ông bố yêu gia đình gia đình và con cái. Đồng thời tố cáo chiến tranh thật phi nghĩa gây đau thương cho nhiều gia đình.

» Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà

Từ khóa tìm kiếm:

cảm nhận về nhân vật ông sáu

dàn ý cảm nhận về nhân vật ông sáu

Lớp 9 -
  • Bố cục và đặc sắc nghệ thuật bài Cố hương

  • Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn

  • Tóm tắt Cố hương của Lỗ Tấn ngắn gọn

  • Phân tích nhân vật Vũ Nương ngắn hay

  • Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên truyện Lặng lẽ Sa Pa

  • Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí

  • Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương

1/ Mở bài:

– Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ. Tác phẩm Chiếc lược ngà  được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

– Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện những diễn biến tâm lí tinh tế và tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ mà bé Thu dành cho cha.

2/ Thân bài:

a) Cảnh ngộ của bé Thu

Bé Thu sinh và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ba em lên đường đánh giặc khi em chưa tròn một tuổi, em chỉ được gặp ba trong những ngày ba về phép ngắn ngủi. Tình cảm cha con của Thu được đặt trong tình thế éo le, trắc trở của chiến tranh nên  càng xúc động lòng người.

b) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu

– Tình huống: gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.

– Diễn biến tâm lí của bé Thu:

+ Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét khi mới gặp ông Sáu.

+ Gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.

+ Nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hắt cái trứng có mà ông gắp cho.

+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bò về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.

Thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngớ vực, lảng tránh, xa cách. Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh., nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tinh tế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Qua  những diễn biến tâm lí, Bé Thu thể hiện cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.

c) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông sáu là cha.

– Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi : ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “ Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nói, nó dang cả hai chân  rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai bó nhỏ của nó run run”.

– Sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Thu dường như đã ân hận, hối tiếc. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.

Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của một đứa trẻ cá tính, hồn nhiên, ngây thơ.

3/ Kết bài :

– Truyện đặt nhân vật bé Thu vào tình huống gặp ba nhưng không nhận ra, khi nhận ba lại vào đúng lúc chia tay để bộc lộ diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc bé Thu dành cho ba. Từ đó, nhân vật bé Thu hiện ra thật có tình, yêu ghét rõ ràng, nhưng cũng thật hồn nhiên, trong sáng.

– Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí bé trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.