Điện trường và từ trường tồn tại ở đâu

I.Từ tính của dây dẫn có dòng điện

Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với dòng điện, giữa nam châm với dòng điện đều gọi là tương tác từ.

Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.

II.Từ trường

1. Khái niệm từ trường

Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm hoặc xung quang dòng điện

2. Tính chất cơ bản của từ trường

Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụnglực từlên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó

3.Bản chất từ trường

Bản chất từ trường do dòng điện sinh ra là do: Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường

=> Xung quanh hạt mang điện đứng yên chỉ có điện trường, hạt mang điện chuyển động có cả điện trường và từ trường

4.Hướng của từ trường

Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.

Qui ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

II.Đường sức từ

1. Khái niệm đường sức từ

Đường sức từ là đượng vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

2. Tính chất của đường sức từ

Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ có thể vẽ được một đường sức từ, các đường sức không bao giờ cắt nhau

Các đường sức từ là những đường cong khép kín. Trong trường hợp nam châm ở ngoài nam châm các đường sức đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm

Nơi nào có cảm ứng từ lớn thì đường sức ở đó vẽ mau hơn [dày hơn], nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.

3. Định nghĩa từ trường đều, hình ảnh đường sức của từ trường đều

Một từ trường mà cảm ứng tại mọi điểm đều bằng gọi là từ trường đều.

Đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song cách đều

4. Ý nghĩa của từ phổ

Từ phổ: Là hình ảnh phân bố của mạt sắt trong từ trường

Từ từ phổchỉcho biết: hình dạng, phân bố của đường sức

[Chưa vẽ đường chính xác đường sức vì chưa biết chiều]

Video liên quan

Điện trường và từ trường tồn tại ở đâu

Điện từ trường là gì? Nêu đặc điểm điện từ trường? Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tính chất và sự tồn tại của Điện Trường ở đâu.

Khái quát về điện từ trường

Điện từ trường là một thuật ngữ chung để chỉ sự thống nhất về liên kết bên trong và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa điện trường và từ trường. Điện trường theo sự thay đổi của thời gian sẽ sinh ra từ trường. Và từ trường theo sự thay đổi của thời gian cũng sẽ sinh ra điện trường.

Hai yếu tố này có quan hệ nhân quả với nhau, tạo nên điện từ trường. Điện từ trường là chất xúc tác của tác dụng từ trường.  Mặc dù loại vật chất này là vô hình không nhìn thấy được và không sờ thấy được. Nhưng nó lại là một dạng tồn tại của vật chất.

Nó có năng lượng và động lượng giống như những dạng vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điện từ trường được tạo ra bởi các hạt mang điện chuyển động với tốc độ thay đổi. Hoặc tạo ra bởi dòng điện thay đổi độ mạnh yếu.

Bất kể nguyên nhân là gì, điện từ trường luôn lan truyền ra xung quanh với tốc độ ánh sáng. Để tạo thành sóng điện từ. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền dưới dạng sóng. Có thể xuyên qua vật chất, nên điện từ trường được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau.

Tính chất, đặc điểm của điện trường

Điện trường là một vật chất đặc biệt tồn tại trong không gian xung quanh các điện tích và từ trường thay đổi. Điện trường được chia thành hai loại. Một là điện trường được tạo ra bởi các điện tích tĩnh trong không gian xung quanh nó. Hay còn được gọi là điện trường tĩnh.

Hai là điện trường được kích thích tạo ra bởi từ trường theo sự thay đổi của thời gian trong không gian xung quanh nó. Được gọi là điện trường quay (hay còn gọi là điện trường cảm ứng hay điện trường xoáy).

Điện trường tĩnh là điện trường có nguồn không xoáy, điện tích là nguồn điện trường. Điện trường xoáy là trường xoáy không có nguồn. Điện trường mang nghĩa phổ thông là tổng của điện trường tĩnh và điện trường xoáy.

Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng mạnh mẽ lên điện tích đặt vào trong nó. Cường độ mạnh yếu và hướng của điện trường được biểu thị bằng cường độ điện trường. Và được biểu thị bằng công thức là E = F / q. Trong đó E biểu thị cường độ điện trường. F biểu thị lực chịu tác dụng của điện tích thăm dò trong điện trường. q biểu thị lượng điện tích mà điện tích thăm dò mang theo.

>> Trình bày Ví dụ cụ thể về Phủ định biện chứng và Siêu hình trong thực tế cuộc sống

Tính chất, đặc điểm của điện trường

Tác dụng của từ trường lên điện tích chuyển động trong nó được gọi là lực Lorentz. Hướng của nó có thể được xác định theo quy tắc bàn tay trái. Và độ lớn của nó có thể được xác định tính toán theo công thức:

F = qvB * sin (v, B)

Trong đó: q biểu thị lượng điện tích của điện tích chuyển động. v biểu thị tốc độ của điện tích vuông góc với từ trường. B biểu thị cường độ cảm ứng từ của từ trường.

Biểu hiện vĩ mô của lực Lorentz là lực ampe. Nghĩa là lực mà dây dẫn điện phải chịu trong từ trường. Công thức tính là F = ILBsinα.

Trong đó: B là cường độ cảm ứng từ. I biểu thị cường độ dòng điện qua dây. L biểu thị chiều dài của dây theo phương vuông góc với từ trường. Hay còn được gọi là chiều dài hiệu quả).

Dựa trên việc giải thích định luật cảm ứng điện từ. Do lượng từ thông thay đổi tạo ta hiện tượng cảm ứng điện từ. Tức là, chỉ cần từ thông thay đổi khi đi qua một mạch dây dẫn kín. Thì trong mạch dây dẫn kín đó sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng.

Tính chất, đặc điểm của điện trường

Bản chất, đặc điểm và quy luật chuyển động của điện từ trường có thể được xác định bằng các phương trình Maxwell. Tính chất của điện từ trường được pha tạp với tính chất của điện trường và từ trường. Điều này có liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu sâu về điện trường và từ trường.

Điện từ trường có tính ứng dụng rộng rãi và khả năng xuyên thấu cao. Có thể đáp ứng tốt nhu cầu truyền tải thông tin trong thông tin liên lạc của con người. Nên điện từ trường có ứng dụng tốt trong đời sống hàng ngày. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ điện từ, giúp nó có triển vọng phát triển tốt đẹp trong các lĩnh vực khác.

Trong giai đoạn hiện nay, hiểu biết của con người về điện từ trường chưa được đầy đủ. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tôi tin rằng công nghệ điện từ sẽ có nhiều ứng dụng sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực hơn nữa.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu, phân tích các tính chất của điện từ trường và ứng dụng của điện từ trường. Chúng ta có thể củng cố sự hiểu biết của con người về điện từ trường. Để sau này điện từ trường có những ứng dụng tốt hơn trong cuộc sống của con người. Đồng thời có tác dụng tích cực trong quá trình nghiên cứu phát triển điện từ trường. Thúc đấy khoa học kỹ thuật nước nhà ngày càng phát triển.

Điện trường và từ trường tồn tại ở đâu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Điện trường và từ trường tồn tại ở đâu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

8) Điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì? 9) Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì? 10) Viết công thức tính lực mà điện trường tác dụng lên một điện tích điểm q đặt trong nó? 11) Nêu những đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) của vectơ cường độ điện trường của 1 điện tích điểm? 12) Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường?

13) Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?

1) Điện trường tồn tại xung quanh điện tích, có tính chất:nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó
2) Thương giữa $vectoF$ và $q$ đặc trưng cho điện trường ở điểm đang xét về mặt tác dụng lực gọi là cường độ điện trường
3) $vectoF=q.vectoE$
4) nguyên lí chồng chất giả sử ta có n điện tích điểm $Q_1;Q_2;Q_3,...,Q_n$. gọi cường độ điện trường của hệ ở một điểm nào đó là vecto E. cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_1$ là$vectoE_1$,cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_2$ là$vectoE_2$,.....,
cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_n$ là$vectoE_n$ tại điểm đang xét. khi đó ta có:
$vectoE=vectoE_1+vectoE_2+.....+vectoE_n$

9) Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì?

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của lục điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F lên điện tích thử q dương đặt tại điểm đó và độ lớn của q. $$E = \dfrac{F}{q}$$ Với: E là cđđt tại điểm đang xét (V/m) F: độ lớn lực điện (N) tác dụng lên q > 0 q: điện tích thử > 0 (C) Đơn vị cđđt là V/m.

11) Nêu những đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) của vectơ cường độ điện trường của 1 điện tích điểm?

Vectơ cđđt do 1 điện tích điểm gây ra có: -Điểm đặt: tại điểm đang xét -Phương: là đường thẳng nối điểm đang xét với điện tích -Chiều: hướng ra khỏi điện tích nếu q > 0 hướng vào điện tích nếu q < 0 -Độ lớn: $E=\dfrac{K|Q|}{r^2}$ Với: $k=9.10^9N.m^2/C^2$ : hệ số tỉ lệ Q: giá trị của điện tích (C) r: khoảng cách giữa điểm đang xét và điện tích (m)

12) Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường?

Nguyên lí chồng chất điện trường: Vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại một điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường do các điện tích điểm gây ra tại điểm này. $$\vec{E}=\vec{E_1}+\vec{E_2}+...+\vec{E_n}$$

13) Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cđđt tại điểm đó. Đặc điểm của đường sức điện: -Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức điện. -Đường sức điện có hướng và hướng của nó tại một điểm cũng là hướng của vectơ cđđt tại điểm đó. -Đường sức điện của một điện trường tĩnh là những đường không khép kín đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Nếu chỉ có 1 điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc từ vô cực đến điện tích âm. -Để mô tả độ lớn của cđđt ta dùng mật độ đường sức, mật độ đường sức càng lớn thì điện trường càng mạnh.