Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa

Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • maingoc01062k5
  • 28/05/2020

  • Cám ơn
  • Báo vi phạm


Đặt câu hỏi

1,

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

Ý nghĩa nhan đề "Những ngôi sao xa xôi": Nhan đề những ngôi sao xa xôi gợi nhớ về những ngôi sao mà Phương Định đã từng nhớ lại, đó là khoảng thời gian yên bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương. Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhan đề của truyện còn cho thấy vẻ đẹp trong tâm hồn của những con người thanh niên trẻ, ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam trong thời kì chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Dù là truyện ngắn về chủ đề chiến tranh nhưng đọc qua tiêu đề người đọc không có cảm giác ác liệt, mất mát của cuộc chiến. Đó cũng là thành công của tác giả Minh Khuê khi đặt tiêu đề tác phẩm.

2,

Đoạn văn trên kể về nhân vật Phương Định- người xưng tôi trong hoàn cảnh đi phá bom. Phương Định không thấy sợ nữa vì cô cảm giác được ánh mắt của những anh cao xạ đang dõi theo mình. Cô không thấy sợ nữa vì cô có lòng dũng cảm trong chiến đấu, cô tin vào chính mình và tin vào chính đồng đội của mình

3,

Thành phần biệt lập tình thái: chắc

4,

Câu "Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất" là câu ghép

Qủa bom / nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu / vùi xuống đất

  CN1                                    VN1                               CN2               VN2

5,

Tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được tác giả Lê Minh Khuê miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Thật vậy, diễn biến tâm lý trong hoàn cảnh phá bom của nhân vật Phương Định cũng góp phần thể hiện được những phẩm chất quý báu của nhân vật. Đầu tiên, khi đến gần quả bom, tâm lý của Phương Định là có một chút lo lắng. Qua những nhận định về thực tại của cô như: "Vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác. Đất nóng, khối đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa", người đọc có thể cảm thấy được một khung cảnh ác liệt của chiến trường. Khi ấy, Phương Định tuy có chút lo lắng; nhưng rồi bằng tất cả lòng can đảm, tin tưởng vào chính mình và đồng đội, cô quyết định sẽ không đi khom, không sợ hãi. Điều này cho thấy được lòng tự tôn và bản lĩnh dũng cảm của cô gái trẻ. Thứ hai, diễn biến tâm lý của cô lúc phá bom cũng được miêu tả rất chi tiết. Cô bắt tay vào làm công việc thường ngày của mình: Phá bom. Những câu văn của nhà văn Lê Minh Khuê đã miêu tả vô cùng chân thực những tâm trạng của nhân vật "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào mỏ quả bom....Tôi rùng mình và thấy tại sao mình làm quá chậm...Vỏ quả bom nóng một dấy hiêu chẳng lành” hay“ Thần chết là một tay không thích đùa..." Từ đây, người đọc có thể thấy được sự nguy hiểm của công việc phá bom và tâm lý gai góc, dũng cảm, kiên cường của Phương Định qua những câu văn chi tiết của nhà văn. Cuối cùng, tâm lý của Phương Định còn được thể hiện qua việc cô chờ bom nổ. Chao ôi, lúc này thứ mà cô quan tâm là liệu bom có nổ không, liệu nhiệm vụ có được hoàn thành không chứ không phải mạng sống của mình nữa! Điều này cho thấy được thái độ quả cảm và tinh thần trách nhiệm của Phương Định. Tóm lại, diễn biến tâm trạng của Phương Định đã được tác giả thể hiện vô cùng sâu sắc và chi tiết

*** Phép thế: Lê Minh Khuê bằng "tác giả"

*** Câu cảm thán được in đậm

6,

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Các học sinh đang trao đổi về kiến thức môn ngữ văn trước khi bước vào phòng thi, ảnh chụp tại Hội đồng coi thi THCS Chu Văn An [Hà Nội] - Ảnh: Nguyễn Khánh

Phần I: [7 điểm]

            Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:

                        Mặt trời xuống biển như hòn lửa

            Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu:

                        Câu hát căng buồm với gió khơi,                         Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời                         Mặt trời đội biển nhô màu mới

                        Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.

                        [Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014]

1. Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên. Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?

2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

3. Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương.

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên [gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán]

Phần II [3 điểm]

Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:

… Vắng lặng đến đáng sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụng trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống dòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

[Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014]

1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sang tác trong hoàn cảnh nào?

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn [khoảng nửa trang giấy thi] trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Phần I:

1. Bài thơ có tên là “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

      Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự thời gian của buổi lao động từ lúc hoàng hôn cho đến lúc bình minh trên biển cả.

2. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa:

- Hình tượng hóa hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.

- Thể hiện sự tưởng tượng đặc sắc của nhà thơ Huy Cận về hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.

- Thể hiện xúc cảm của nhà thơ trong buổi chiều khi nhìn thấy mặt trời từ từ khuất dần dưới mặt nước biển.

- Tạo một tiền đề để làm nổi bật hình ảnh người ngư dân trong hai câu cuối của khổ thơ: Mặt trời khuất dần trên mặt biển như kết thúc một ngày lao động; trong khi đó, đây lại là thời điểm người ngư dân bắt đầu cho một buổi lao động mới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhưng “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” và trong tâm thế “Câu hát căng buồm cùng gió khơi

3. Hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương:

Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào

4. Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu của đề bài: viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, có sử dụng phép thế để liên kết, có một câu cảm thán với nội dung làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên. Lưu ý phải gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế. Sau đây là một gợi ý để tham khảo:

[1] Khổ thơ cuối cùng của bài thơ miêu tả hình ảnh người ngư dân và đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: “Câu hát căng buồm với gió khơi/ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời/ Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.” [2] Sau một đêm lao động đầy nhọc mệt nhưng thắng lợi, người ngư dân đã trở về trong tâm trạng phấn khởi, lạc quan: “Câu hát căng buồm với gió khơi”. [3] “Câu hát” hay chính tâm hồn người ngư dân đang hòa cùng gió trời lồng lộng đưa đoàn thuyền vượt bể trở về. [4] “Đoàn thuyền” là hình ảnh nghệ thuật được dùng để chỉ những ngư dân. [5] Họ như đang chạy đua cùng mặt trời để mau chóng mang thành quả lao động: những con cá tươi ngon vừa được đánh bắt vào bờ phục vụ cho phiên chợ sáng. [6] Thành công của buổi lao động thổi vào hồn của những ngư dân cảm xúc mạnh mẽ khiến cái nhìn của họ đối với thiên nhiên trở nên lãng mạn một cách kì lạ. [7] Giờ đây, mặt trời xuất hiện ở phương đông giống như một người khổng lồ từ từ nhô lên khỏi biển cả bao la: “Mặt trời đội biển nhô màu mới” tạo cảnh sắc sinh động. [8] Nó khác hẳn với hình ảnh mặt trời của khổ thơ đầu tiên: mặt trời trong buổi hoàng hôn. [9] Còn đóng ý thơ lại là ánh nắng buổi bình minh chiếu rạng trên mặt biển mênh mông nhấp nhô sóng lượn. [10] Mặt biển trải rộng bao la chan hòa với màu sắc lóng lánh, mới mẻ: “mặt trời đội biển như màu mới”. [11] Những ngư dân thấy ánh nắng trên mặt sóng biển lấp lánh như “mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. [12] Kỳ diệu và lãng mạn làm sao tâm hồn của những ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”!

Phần II:

1. Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra khốc liệt.

2. Trong đoạn văn, điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”. Đây là một chi tiết rất đặc sắc gợi cho người đọc nhiều thắc mắc và suy nghĩ. Chi tiết này, giúp người đọc có thể cảm nhận từ nhiều lý do khác nhau khiến nhân vật “tôi” [cô Phương Định] không cảm thấy sợ: nhân vật ấy có tinh thần trách nhiệm với công việc; dũng cảm, gan dạ; bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng; luôn cảm thấy bản thân được động viên, khích lệ bởi các đồng đội [đặc biệt là các anh chiến sĩ, những người mà cô cảm thấy là những con người đẹp nhất]. 

3. Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu của đề bài: viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi [khoảng 20 dòng] trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.  Sau đây là một số gợi ý mà đoạn văn cần có:

-          Giải thích khái niệm cá nhân và tập thể; trong đó, đối với cá nhân, tập thể có thể là gia đình, lớp, trường; rộng hơn là cơ quan, xí nghiệp, là quốc gia, nhân loại.

-          Giữa cá nhân và tập thể có một mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Cá nhân và tập thể có ảnh hưởng qua lại với nhau, mặc dù mỗi yếu tố có sự độc lập tương đối.

-          Thái độ của cá nhân mỗi người đối với tập thể:

o  Tránh thái độ cá nhân vị kỉ: tách mình, thoát ly ra khỏi tập thể; chỉ biết lo cho cá nhân mình; vô cảm đối với tập thể.

o  Tránh thái độ xem tập thể là tối cao, độc nhất; từ đó dẫn đến chỗ coi thường quyền sống chính đáng của cá nhân. Đôi khi nét đẹp của từng cá nhân góp nên sự lớn mạnh và nét cao đẹp của tập thể.

o  Thấy mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân và tập thể; tỏ thái độ và hành động thể hiện sự gắn bó giữa cá nhân và tập thể trong mọi hoàn cảnh.

 + Bình thường: tôn trọng tập thể; gắn bó, hài hòa giữa cá nhân và tập thể trên cơ sở phù hợp với đạo lý, với pháp luật.

 + Đặc biệt: đặt quyền lợi của cá nhân dưới lợi ích của tập thể, phục tùng lợi ích của tập thể; hành động vì sự sinh tồn của tập thể.

-          Sự kết hợp hài hòa một cách khéo léo giữa cá nhân và tập thể là một vấn đề mà mãi mãi chúng ta không thể giải quyết được. Do đó, chúng ta chỉ có thể chấp nhận sự dung hòa một cách tương đối giữa cá nhân - tập thể.

Lý Thị Tú Anh
[THPT Vĩnh Viễn - TP.HCM]

TUỔI TRẺ ONLINE

Video liên quan

Chủ Đề