Đinh công tráng là ai

Người nổi tiếng> Danh nhân lịch sử Việt Nam> Đinh Công Tráng

Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng là ai? Đinh Công Tráng là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình, đây là một trong những cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19.Đinh Công Tráng cùng với nghĩa quân đã suôt 3 năm liền chống lại thực dân Pháp. Từ năm 1886 đến năm 1887, Đinh Công Tráng cùng nghĩa quân đã đánh bại được hia đợt tấn công có quy mô lớn của Pháp. Không thể để căn cứ Ba Đình tồn tại giữa vùng đồng bằng giáp ranh Thanh Hóa và Ninh Bình, làm cản trở công cuộc thôn tính nước Việt nên quân đội Pháp quyết định. Đem lực lượng gồm 1580 lính Âu và 1950 lính bản xứ. Ngoài ra bọn chúng còn tặng thêm 5 nghìn dân binh và giáo dân của linhd mục Trần Lục đến tiếp tay. Chúng tăng thêm số pháo sử dụng lên 36 khẩu, trong đó có 4 khẩu 95 ly, 10 khẩu 81 ly và 4 khẩu 65 ly, Đưa 4 pháo hạm và nhiều thuyền lớn đến yểm trợ và lo việc tiếp vận. Sau khi đã cắt đứt xong đường tiếp tế của nghĩa quân, quân đội Pháp liền cho cho quân tiến đánh căn cứ Ba Đình. Lần này, chúng vừa cho phun dầu đốt cháy các lũy tre, vừa bắn pháo vào dữ dội, căn cứ Ba Đình bị chúng biến thành biển lửa. Ngày 21 tháng 1 năm 1887, trước sức mạnh của quân giặc, Đinh Công Tráng cho quân phá vòng vây rút lui về căn cứ dự phong ở Mã Cao.Đinh Công Tráng cùng nghĩa quân mới bước chân được tới Mã Cao chưa kịp củng cố lực lượng thì bị quân đôi Pháp đuổi theo tấn công. Ngày 2 tháng 2 năm 1887, một trận chiến diễn ra khốc liệt tại đây. Thấy không đủ sức chống cự nên nghĩa quân mỗi người chạy một nơi. Đinh Công Tráng cùng một số chiến sĩ đã phải chạy vào Nghệ An.Khi tới đây, ông định gây dựng lại phong trào, nhưng đến ngày 5 tháng 10 năm 1887, ông đã hy sinh khi đáng chiến đấu với quân giặc tại Đô Lương, Nghệ An.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Đinh Công Tráng sinh ngày ?-?-1842, mất năm 1887, hưởng thọ 45 tuổi.

Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Đinh Công Tráng sinh ra tại Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung [chưa rõ], cầm tinh con [giáp] hổ [Nhâm Dần 1842]. Đinh Công Tráng xếp hạng nổi tiếng thứ 84340 trên thế giới và thứ 32 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Đinh Công Tráng được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Danh nhân lịch sử Việt Nam Đinh Công Tráng có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Đinh Công Tráng sinh ngày 14 tháng 1 năm Nhâm Dần 1842 tại làng Nham Chàng [còn có tên làng Trinh Xá, Chàng Xá thuộc xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm], là con một danh y nổi tiếng tâm phúc, nhân từ. 

Thuở nhỏ, Đinh Công Tráng theo học cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị[*] đậu đến Tam trường. Cám cảnh quan trường, ông theo cha làm nghề thầy thuốc. Nhận thấy nghề thầy thuốc tuy chữa được bệnh nhưng không giúp được nhiều cho dân chúng, ông bỏ nghề, ra làm chức lý trưởng, rồi đắc cử cai tổng với tâm nguyện có một vị trí thuận lợi trong xã hội để có thể tập hợp lực lượng chống lại cường hào ác bá, quan lại tham nhũng, bảo vệ dân lành. Từ dự tính ấy, cai tổng Đinh Công Tráng tự bỏ tiền tu tạo đình, chùa, đền, miếu, xây dựng văn chỉ, khuyến khích việc học hành, lập chợ Tràng, khai mở giao lưu buôn bán và hiến 8 mẫu ruộng tư gia làm ruộng công điền để dân làng dùng vào việc chung. 

Bằng những việc làm nghĩa hiệp cùng tấm lòng hào phóng, nhân từ, cai tổng Đinh Công Tráng được dân làng kính trọng, dân trăm họ trong vùng nể phục, tin theo. Là cai tổng nhưng Đinh Công Tráng lại là người đứng lên tố cáo tên Bang Diệu [người thôn Yên Phú, xã Thanh Hương] về tội lợi dụng chức quyền đánh dân trái phép, trốn lậu thuế triều đình, cướp đoạt ruộng đất, chứa chấp giáo sĩ ngoại bang, chia rẽ đoàn kết lương giáo, mưu đồ bán nước. Bang Diệu cậy nhiều tiền đút lót quan trên, lại ỷ thế dựa vào người Pháp nên cuộc tranh tụng kéo dài nhiều năm, song cuối cùng vẫn bị Đinh Công Tráng dùng kế lừa và thua kiện. Bang Diệu bị Bộ Hình xử phạt, phải trả ruộng cho dân làng. Đinh Công Tráng liền đem số ruộng giành được qua vụ kiện trên chia đều theo suất đinh để mọi nhà cùng hưởng. 

Đền thờ Đinh Công Tráng. Ảnh: Đan Vũ

Vụ kiện làm rung động dư luận và làm nức lòng dân chúng trong vùng. Từ đó bọn cường hào ác bá rất nể sợ cai tổng Đinh Công Tráng và bớt nhũng nhiễu dân chúng. Với Đinh Công Tráng, trải qua quá trình theo kiện, đoán chắc sớm muộn giặc Pháp cũng sẽ kéo đến giày xéo quê hương, nên đã lập tức củng cố lực lượng tuần phu, tổ chức luyện tập võ nghệ, nghiên cứu binh thư, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1873, quân Pháp kéo về chiếm đóng vùng đồng bằng Hà Nam, chỉ sau 10 ngày, Đinh Công Tráng lập tức đứng lên kêu gọi văn thân, chiêu mộ nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa. Được các văn thân trong huyện hưởng ứng, ông dùng tiền riêng mua sắm vũ khí, cho đắp lũy bùn rơm quanh các lũy tre làng đồng chiêm, biến thành chiến lũy kháng Pháp. Ông thắng nhiều trận ở Tràng, Bưởi, Sở Kiện… [thuộc Thanh Liêm] rồi mở rộng giải phóng đến Phủ Bo [Ý Yên], chợ Dần [Vụ Bản] và Phủ Lý, được vua Tự Đức phong là "Hiệp quản".

Năm 1874, nhà Nguyễn ký hiệp ước với người Pháp, Đinh Công Tráng từ chức “Hiệp quản”, tụ nghĩa về Sơn Tây, được Hoàng Kế Viêm phong là “Lãnh binh” và nhận lệnh đi Bảo Hà [Lào Cai] vời quân Cờ Đen về phối hợp chống Pháp. Ông chỉ huy nghĩa quân đánh giặc ở sông Thao [Phú Thọ] cùng với Nguyễn Quang Bích, Bồ Tòng Giáp, rồi về giữ thành Sơn Tây, đánh Pháp ở Hà Đông. Tiếp đó, phối hợp với quân Cờ Đen mai phục ở Cầu Giấy [Hà Nội] diệt 111 tên địch, trong đó có đại tá Henri Rivière. Thời gian sau đó, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng kéo quân về gây dựng lại phong trào ở Hà Nam, Nam Định, chỉ huy nghĩa quân đánh địch ở Lý Nhân, Vụ Bản, Bình Lục và tham gia giữ thành Nam Định. 

Tháng 7/1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên Chiến khu Tân Sở [Quảng Trị], ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi, tháng 2/1886 “Lãnh binh” Đinh Công Tráng cùng với các nghĩa sĩ đã chọn vùng đất thuộc ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê [Nga Sơn, Thanh Hóa] để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài lấy tên là Căn cứ Ba Đình[**]. Đinh Công Tráng trực tiếp chỉ huy và phát huy kinh nghiệm xây đắp, củng cố thành lũy bằng rơm bùn nhồi vào rọ đất vừa nhanh, vừa giữ bí mật, tạo nên một kiểu thành lũy độc đáo phù hợp với vị trí, địa thế, hạn chế tối đa mức sát thương từ những loại vũ khí tối tân của quân Pháp. Từ đây, nghĩa quân Ba Đình của “Lãnh binh” Đinh Công Tráng có thể tỏa đi nhiều nơi, kiểm soát một số tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của người Pháp cơ động trên trục đường Bắc Nam. Điều này khiến quân Pháp trong vùng hết sức hoang mang, vội tập trung binh lực, điên cuồng càn quét hòng đánh dẹp nghĩa quân và Căn cứ Ba Đình. 

Tuy nhiên, do “Lãnh binh” Đinh Công Tráng thu phục được nhiều thủ lĩnh có tài chỉ huy và quân binh trung thành nên lực lượng nghĩa quân đã đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp. Trận thứ nhất [ngày 18/12/1886], quân Pháp huy động 500 lính, có đại bác yểm hộ, tấn công căn cứ Ba Đình từ hai hướng tây nam và đông bắc nhưng đều bị nghĩa quân Đinh Công Tráng đánh lui. Trận thứ hai [từ 6 đến 21/1/1887], quân Pháp lại tập trung binh lực tấn công điên cuồng nhưng bất thành nên đành phải cho quân rút ra xa, tổ chức bao vây và chờ viện binh. Khi được tăng viện, quân Pháp dồn binh lực, hỏa lực cho mặt trận này lên tới 3.530 lính Âu Phi, lính bản xứ, 5 nghìn dân binh tay sai cùng 40 pháo bộ binh, pháo hạm và nhiều chiến thuyền lớn yểm trợ. Sau khi cắt đứt các tuyến đường tiếp tế của nghĩa quân, quân Pháp tiến đánh căn cứ Ba Đình với chiến thuật vô cùng tàn ác, thâm độc: vừa phun dầu đốt cháy các lũy tre, vừa cho nã pháo tới tấp, biến căn cứ Ba Đình thành một biển lửa. Trước sức mạnh của quân địch, đêm 20 rạng ngày 21/1/1887, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng cùng các thủ lĩnh và nghĩa quân quyết chiến phá vòng vây, rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao nằm ở phía tây căn cứ Ba Đình [nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa]. Nghĩa quân Đinh Công Tráng vừa đến Mã Cao, chưa kịp củng cố lực lượng thì đã bị quân Pháp đuổi theo tấn công dồn dập.

Ngày 2/2/1887, sau một trận giao tranh ác liệt, do không đủ sức kháng cự, lợi dụng đêm tối, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng phái các thủ lĩnh cùng phần lớn nghĩa quân rút lên miền tây Thanh Hóa sáp nhập với nghĩa quân của Cầm Bá Thước[***] tiếp tục kháng chiến. Số nghĩa quân còn lại theo “Lãnh binh” Đinh Công Tráng rút về Nghệ An. Trong một trận quyết chiến với quân Pháp tại Trung Yên, Đô Lương [Nghệ An], “Lãnh binh” Đinh Công Tráng đã cùng những nghĩa binh quả cảm cuối cùng anh dũng hy sinh. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do “Lãnh binh” Đinh Công Tráng tổ chức tuy thất bại nhưng đã để lại một trong những dấu son chói ngời tinh thần quật khởi của nhân dân trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX. 

Năm 1992, người dân thôn Nham Chàng, Thanh Tân, Thanh Liêm đã đóng góp, xây dựng ngôi đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng ngay bên dòng sông Đáy để tưởng nhớ, ghi tạc, tri ân công lao vị anh hùng của quê hương. Xuân mới Tân Sửu này, nhân dân Nham Chàng phấn khởi đón bằng công nhận đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng là Di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh. Ngôi đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng nhiều năm qua là địa chỉ giáo dục truyền thống cho các thế hệ người dân và lực lượng vũ trang địa phương. Hằng năm, Huyện ủy, UBND huyện Thanh Liêm thường tổ chức rước đuốc từ đền thờ Đinh Công Tráng về thắp sáng Đài lửa truyền thống trong lễ giao quân, động viên, khích lệ tân binh giữ gìn và tiếp tục phát huy niềm tự hào của quê hương, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

__________________________________________________

[*] Hoàng giáp Phạm Văn Nghị quê Ý Yên, Nam Định đỗ tú tài, cử nhân, hoàng giáp [nên được gọi là Hoàng Tam Đăng], được bổ chức: Tu soạn viện Hàn lâm, Biên tu Quốc sử quán. Khi làm Tri phủ Lý Nhân thường lấy điều nhân nghĩa để khuyên bảo, phân định phải trái nên dân chúng rất nể phục. [**] Căn cứ nằm trên địa phận ba làng, mỗi làng có một đình, đứng từ đình làng này có thể nhìn thấy rõ đình của hai làng kia nên gọi là “Căn cứ Ba Đình”. [***] Thủ lĩnh người dân tộc Thái ở vùng rừng núi Thanh Hóa dấy binh hưởng ứng Phong trào Cần Vương kháng Pháp cuối thế kỷ XIX.

Video liên quan

Chủ Đề