Định tội danh trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được tiền hành như thế nào

Trong pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại xuyên suốt Bộ luật hình sự từ những năm được ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, thay thế thì luôn quy định rất rõ ràng về các tội danh, mức độ vi phạm, hành vi vi phạm và xử lý những người có hành vi phạm tội đó. Đối với lĩnh vực hình sự thì người phạm tội là người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện chính vì vậy căn cứ vào đó để cơ quan có thẩm quyền áp dụng truy cứu hoặc không truy cứ trách nhiệm trong từng trường hợp có lỗi vi phạm. Theo đó, người có tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội  là người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản và bị pháp luật xử lý như thế nào?

Định tội danh trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được tiền hành như thế nào

Luật sư tư vấn luật hình sự qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội

Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp chủ thể đã tự kiềm chế để không thực hiện tội phạm (sau khi có hành vi chuẩn bị phạm tội) hoặc không thực hiện đến cùng tội phạm mà chủ thể đang thực hiện khi biết rằng không có gì ngăn cản chủ thể thực hiện tội phạm.

Quy định tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật và xác định “người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” có ý nghĩa không chỉ là động lực thúc đẩy chủ thể chấm dứt việc phạm tội để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật mà còn là biện pháp pháp lý nhằm hạn chế các thiệt hại có thể gây ra cho xã hội.

Để được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn những điều kiện sau:

– Về khách quan: Việc chấm dứt phạm tội xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Thời điểm muộn nhất của tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là thời điểm hành vi cuối cùng trong số các hành vi luật quy định chưa được thực hiện.

– Về chủ quan: Việc chấm dứt tội phạm phải là sự chấm dứt tự nguyện và dứt khoát. Chúng ta có thể hiểu chấm dứt tự nguyện ở đây có nghĩa việc tội phạm dừng lại không thực hiện tội phạm đến cùng phải hoàn toàn do ý thức của chủ thể chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối và khi dừng việc thực hiện tội phạm, người phạm tội tin rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp tội phạm.

Nếu dừng lại không thực hiện tội phạm là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, thì việc dừng lại này không được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội, mà có thể là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội. Theo Điều 16 BLHS năm 2015 “Người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm”.

Xem thêm: Luật đấu thầu căng tin trường học? Hiệu trưởng có được tự ý cho thuê không?

Nhà nước quy định miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm cho người đã tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội dựa trên việc khi người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội thì:

+ Xét về khách quan hành vi đã thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội còn hạn chế do chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội định phạm

+ Xét về mặt chủ quan, người phạm tội đã hoàn toàn tự nguyện và dứt khoát bỏ hẳn ý định phạm tội của mình, không còn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng như ở các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

Trong sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan thì hành vi đã thực hiện trước đó của người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội được coi như đã mất tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội định thực hiện. Đây là căn cứ chủ yếu để miễn truy cứu trách nhiệm.

Tuy nhiên, trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội phạm khác thì người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã thực hiện.

Việc tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức có một số điểm khác với việc tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội của cá nhân người phạm tội. Nếu cá nhân người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội thì tội phạm không hoàn thành, hậu quả của tội phạm mà người phạm tội mong muốn không xảy ra. Trong trường hợp đồng phạm, người xúi giục, nếu người tổ chức hay người giúp sức tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, nhưng không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn người thực hành thực hiện tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện. Do đó, để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt …và được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 16 BLHS năm 2015 về tội định phạm thì phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội trước khi người thực hành đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.

Điều kiện thứ hai: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm của người thực hành, làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình. Cụ thể:

Xem thêm: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự

Hành động của người tổ chức, người xúi giục là thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thầm quyền về việc thực hiện phạm tội. Người giúp sức phải chấm dứt việc tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm nhưng không cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không chỉ điểm, dẫn đường cho người thực hành…

Trong trường hợp có nhiều người thực hành tội phạm đã có người từ bỏ ý định phạm tội, có người không từ bỏ ý định phạm tội thì để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội và điều kiện người người từ bỏ ý định phạm tội đã không làm gì hoặc những việc đã làm của họ trước khi từ bỏ ý định phạm tội đã không giúp gì cho những đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm.

Theo đó, người thực hành, người giúp sức tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nhưng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người (hoặc những người) đồng phạm thực hiện không có sự giúp đỡ của họ.

2. Tư vấn trực tiếp trường hợp người tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội

Tóm tắt câu hỏi:

An dùng súng định giết chết Quang, mới bắn một phát trúng chân Quang, thấy Quang bị thương, An có điều kiện bắn tiếp nhưng An không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích (tỉ lệ 45%).

Hỏi:

a. Hành vi của An có thỏa mãn các điều kiện của tự ý chấm dứt việc phạm tội không ?

b. Xác định trách nhiệm hình sự của An.

Xem thêm: Mức xử phạt trong trường hợp tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe

Luật sư tư vấn:

a. Hành vi của An có thỏa mãn các điều kiện của tự ý chấm dứt việc phạm tội không ?

Điều 16 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Áp dụng vào tình huống này ta thấy, khi dùng súng bắn vào Quang, An đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra (giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành). Cùng với đó hành vi của An tiến hành hoàn toàn tự nguyện mặc dù không có bất kì trở ngại nào. Do vậy, trường hợp này An đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

b. Xác định trách nhiệm hình sự của An.

Xem thêm: Tự ý ghi số chứng minh thư cũ lên sổ hộ khẩu mới

Về trách nhiệm hình sự với An. Tuy rằng, An có ý định giết người và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với hành vi giết người nhưng hành vi của An đã đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Đồng thời, An còn phải chịu trách nghiệm về hành vi tàng trữ vũ khí của mình quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Như vậy, theo trường hợp của bạn thì hành vi của An thực hiện đối với Quang đã cấu thành hành vi phạm tội nhưng chưa đạt vì Quang chưa chết. Tuy nhiên An là làm Quang có thương tích nhưng bỏ đi mà không có bất cứ dấu hiệu ép buộc nào mà là hành vi tự nguyên nên sẽ trở thành tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ngoài ra đối với hành vi sử dụng súng của An còn bị truy cứu theo tội sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và gây thương tích cho người khác theo Điều 124, 304 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Xem thêm: Phân tích khái niệm tội phạm và dấu hiệu khách quan trong đồng phạm