Đo điện não cho bé bao nhiêu tiền năm 2024

Máy đo điện não là thiết bị ghi lại dòng điện sinh học của não bằng các điện cực đặt ở da đầu, ở bề mặt của vỏ não hoặc vị trí trong chất não. Từ việc theo dõi hoạt động sinh lý của tế bào nữa, so sách các dạng sóng thu được với dạng sóng tiêu chuẩn, các bác sỹ có thể đưa ra được chẩn đoán về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Do đó, công tác kiểm định máy đo điện não cần đạt hiệu quả và được tiến hành định kỳ theo quy định.

1. Tại sao phải Kiểm định máy đo điện não?

Thông tư 23/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện nhóm 2. Trong đó, máy đo điện não sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh là một trong những phương tiện đo bắt buộc phải kiểm định:

  • Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng;
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;
  • Kiểm định bất thường khi có sự cố xảy ra hoặc sau khi sửa chữa.

Thiết bị đo điện não giữ một vai trò quan trọng, quyết định tới hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh. Thiết bị đo điện não cũng như các trang thiết bị y tế khác không được kiểm định, hiệu chuẩn sẽ không đảm bảo về mặt pháp lí, nhất là tính chính xác trong quá trình sử dụng thiết bị.

Như vậy, kiểm định máy đo điện não cần được tiến hành để đáp ứng các yếu tố sau:

  • Thực hiện theo quy định của nhà nước về quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2;
  • Đảm bảo độ chính xác, yêu cầu chất lượng của thiết bị khi sử dụng chẩn đoán bệnh;
  • Hỗ trợ cho bác sỹ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, hiệu quả;
  • Giúp người bệnh cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn.

Máy đo điện não là loại thiết bị y tế có yêu cầu kiểm định an toàn

✍ Xem thêm: Kiểm đinh máy X-Quang trong y tế | Vinacontrol CE

2. Quy trình kiểm định máy đo điện não

Theo ĐLVN 44:2017, quy trình kiểm định máy đo điện não bao gồm các bước sau:

  1. Kiểm tra bên ngoài

Các yêu cầu kiểm tra bên ngoài:

- Yêu cầu hồ sơ của máy phải đầy đủ:

  • Các hướng dẫn về vận hành, bảo quả, sử dụng;
  • Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
  • Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.

- Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:

  • Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
  • Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định
  1. Kiểm tra kỹ thuật

Các yêu cầu kiểm tra kỹ thuật:

- Kiểm tra biểu hiện và sự thay đổi hình dạng của các tín hiệu ghi được, áp lực bút ghi. Không những việc cung cấp mực mà còn cả việc điều chỉnh hệ thống làm nóng đối với các bút nhiệt, sự chạy của băng ghi ở các tốc độ khác nhau và các biểu hiện của tín hiệu hiệu chuẩn và điều chỉnh độ nhạy [nấc bậc, sự trơn].

  1. Kiểm tra đo lường

- Kiểm tra các thông số đo lường.

Liên hệ Vinacontrol CE thực hiện kiểm định máy đo điện não

d, Xử lý kết quả kiểm định máy đo điện não

Máy đo điện não sau khi kiểm định, nếu đạt các yêu cầu theo quy định của quy trình trên thì được cấp chứng chỉ kiểm định, bao gồm: tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,… theo quy định, cụ thể như sau:

Cho tôi hỏi, bé 24 tháng tuổi đo điện não phát hiện “có sóng động kinh” và điều khó khăn nhất là cháu gặp chứng rất khó ngủ. Tình trạng nay của cháu thì điều trị như thế nào ạ?

Xin chào bạn,

Nếu lâm sàng bé có cơn động kinh: cơn co giật, hoặc không giật nhưng vắng ý thức mang tính chất lặp đi lặp lại các lần giống nhau kèm theo điện não đồ có sóng động kinh thì rất nhiều khả nưng bé bị động kinh bé nên được đến khám chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt để xác định chẩn đoán và điều trị sớm. Nhưng bé chỉ có điện não đồ có sóng động kinh và kèm khó ngủ thì chưa đủ căn cứ chẩn đoán động kinh.

Trẻ 24 tháng khó ngủ và kèm theo chậm lớn đặc biệt chậm lớn về chiều cao nên được đi khám để phát hiện tình trạng khó ngủ của con có thể con thiếu vi chất, hoặc thừa năng lượng, hoặc căng thẳng, hoặc bị viêm tai giữa hoặc hoặc trào ngược dạ dày thực quản, hoặc môi trường ngủ con bị thay đổi con chưa thích nghi được. Con nên được đưa đến bác sĩ nhi khoa.

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Chúc bạn và bé một ngày vui vẻ, chúc bé của bạn hay ăn chóng lớn và ngủ ngon.

TT - Hễ bệnh nhân khai nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ... là bác sĩ cho làm điện não đồ. Đây là một dịch vụ có lợi nhuận cao nên nhiều bệnh viện, phòng khám tư đua nhau sắm máy rồi bố trí bác sĩ chưa qua đào tạo chuyên ngành, thậm chí kỹ thuật viên xét nghiệm cũng làm điện não. Hậu quả là khi thì chính xác, lúc thì... trời ơi.

Phóng toĐo điện não cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: KIM SƠN

TT - Hễ bệnh nhân khai nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ... là bác sĩ cho làm điện não đồ. Đây là một dịch vụ có lợi nhuận cao nên nhiều bệnh viện, phòng khám tư đua nhau sắm máy rồi bố trí bác sĩ chưa qua đào tạo chuyên ngành, thậm chí kỹ thuật viên xét nghiệm cũng làm điện não. Hậu quả là khi thì chính xác, lúc thì... trời ơi.

Thấy con mất ngủ, người mẹ đưa con đi khám. Bác sĩ [BS] chỉ hỏi vài câu rồi ghi giấy cho đi đo điện não đồ [EEG]. Phòng điện não trả kết quả, ghi: “Theo dõi rối loạn hoạt động vùng não sau”. Dựa trên kết quả này, BS hỏi hồi nhỏ cháu có té hay động kinh và cho một toa đến năm loại thuốc.

Bà mẹ không yên tâm, đưa con đến một BS khác. BS này kết luận: “Kết quả trên không chính xác. Cháu có dùng thuốc an thần nên khi đo đã bị nhiễu... ”. Tương tự, bệnh nhân P.T.T.T., 19 tuổi, nhức đầu nên đi khám tại bệnh viện tỉnh. BS cho làm EEG để kiểm tra, cho kết quả: “Điện não đồ bệnh lý động kinh toàn thể”. Choáng váng khi nghe BS nói con phải uống thuốc động kinh trong thời gian dài, chị liền tìm đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM để đo EEG thì cho kết quả “hoàn toàn bình thường”...

Thạc sĩ Phan Thị Hòa Bình - trưởng khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết EEG là phương pháp dùng thiết bị điện tử đặc biệt ghi lại các hoạt động điện sinh lý của não. Đây là phương pháp đòi hỏi phải có kiến thức sâu về lĩnh vực điện sinh học kèm theo các kiến thức liên quan.

Hiện nay EEG được dùng khá phổ biến ở các cơ sở y tế để chẩn đoán các bệnh như động kinh, tổn thương choán chỗ ở não [u, ápxe...], viêm nhiễm, tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh...

* Nhưng làm thế nào để biết kết quả có bị nhiễu hay không?

- EEG không phải là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Lý do là hai bản ghi giống nhau có thể gặp ở hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Ngược lại, cùng một loại bệnh lý nhưng hai bản ghi trên hai bệnh nhân hoàn toàn khác nhau.

Có rất nhiều người chỉ bị đau đầu, nhưng đo ra là bị động kinh tiềm ẩn. Hoặc có người trên lâm sàng có động kinh, nhưng trên điện não không có. Do vậy, để phương pháp EEG phát huy hiệu quả, cần đào tạo con người và kiểm định thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế thì kết quả EEG mới được sự tin cậy.

Khi bệnh nhân nhận được hai kết quả EEG khác nhau [ở hai lần ghi và hai nơi đo khác nhau] thì cũng không nên quá lo lắng bởi có nhiều nguyên nhân gây ra, mà một trong những nguyên nhân đó là do người đọc kết quả. Nếu bản ghi chuẩn, thực hiện đúng các thông số kỹ thuật [để bất cứ người đọc EEG nào cũng phân tích được] thì bạn có thể đem đến nhờ người thứ ba phân tích.

* Nhưng có nơi sử dụng EEG để phát hiện nghiện ma túy?

- Điện não không thể dùng để chẩn đoán người có nghiện ma túy hay không.

* Vậy điện não có xác định được nguyên nhân gây mất ngủ?

- Thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét thử ghi trên máy EEG Digital thông qua giấc ngủ đêm và ngủ ngắn ban trưa để giúp xác định chẩn đoán các loại rối loạn giấc ngủ. Khi đủ lực sẽ trang bị thiết bị EEG chuyên dùng cho nghiên cứu giấc ngủ.

Hiện nay cũng chưa thống nhất một tiêu chuẩn đào tạo và “mạnh ai nấy đọc”. Tuy nhiên, đây là phương pháp tầm soát bệnh sớm ở não, do vậy nên đi làm EEG mỗi năm một lần. Đã có trường hợp nhức đầu cứ uống thuốc giảm đau, đến lúc làm EEG khối u đã quá to.

Chủ Đề